Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị zona có lây truyền sang thai nhi không?

Bà bầu bị zona không phổ biến nhưng bất cứ phụ nữ nào cũng có thể mắc phải trong thai kỳ. Vì thế, bạn nên biết sớm về căn bệnh này, cũng như cách phòng ngừa và điều trị để chủ động đối phó với bệnh nếu chẳng may mắc phải.bà bầu bị zona

1. Bệnh zona là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh zona?

Bệnh zona hay còn gọi là zona thần kinh. Đây là một bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra, dẫn đến phát ban, đau đớn và ngứa ngáy.

Virus varicella-zoster cũng gây ra bệnh thủy đậu, vì thế nếu bà bầu có tiền sử bệnh thủy đậu thì nhiều khả năng virus này có thể hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona thần kinh khi bạn mang thai.

2. Các triệu chứng của bệnh zona

Bà bà bị zona thần kinh thường có các triệu chứng sau: 

  • Bị phát ban lớn ở một bên của cơ thể hoặc ở một vài vị trí bị ảnh hưởng.
  • Vùng da phát ban thường xuất hiện dưới dạng một dải hoặc sọc.
  • Vùng phát ban bị đau, rát và có thể bị ngứa trước đó vài ngày trước khi các nốt nổi mẩn xuất hiện.
  • Có thể kèm đau đầu hoặc sốt.
  • Các vết phát ban đóng vảy sau đó sẽ biến mất.
  • Các triệu chứng của bệnh thường biến mất sau 2 tuần.

    bà bầu bị zona
    Bà bầu bị zona có triệu chứng sốt

3. Cách chẩn đoán bệnh zona ở bà bầu

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng zona dựa vào các triệu chứng của bà bầu bao gồm: 

  • Vùng phát ban xuất hiện ở một bên của cơ thể cùng với triệu chứng đau, rát.
  • Bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh bằng phương pháp nuôi cấy da.

4. Cách điều trị bệnh zona cho bà bầu

Bà bầu bị zona bôi thuốc gì? Bà bầu có thể điều trị zona bằng thuốc acyclovir (zovirax), valacyclovir (valtrex) và famciclovir (famvir) theo chỉ định của bác sĩ. 

Song quan trọng nhất là 24 giờ sau khi phát ban xuất hiện, bạn nên đến bệnh viện sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị nhé.

5. Cách ngăn ngừa bệnh zona cho bà bầu 

Mẹ bầu có thể thực hiện các cách sau đây để ngăn ngừa bệnh zona trong thai kỳ:

  • Tiêm vắc-xin thủy đậu trước khi mang thai.
  • Tránh xa những người mắc bệnh thủy đậu hoặc zona.
  • Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

    bà bầu bị zona
    Bà bầu cần ăn uống khoa học để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật

6. Một số câu hỏi thường gặp về bà bầu bị zona

Những câu hỏi thường gặp về bệnh zona trong thai kỳ có thể giúp bà bầu hiểu hơn về căn bệnh này.

a. Zona và thủy đậu có phải là một bệnh không?

Câu trả lời là không. Đây là hai bệnh khác nhau nhưng cùng một loại virus varicella-zoster gây ra nên thường có các triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, triệu chứng ở zona thường nặng hơn.

b. Bệnh zona có lây không? 

Rất nhiều bà bầu thắc mắc rằng bệnh zona có lây không? Câu trả lời là căn bệnh này có lây nhiễm. Nếu bạn chạm vào vùng da phát ban chưa được chữa lành của người bệnh thì sẽ bị lây virus varicella-zoster. 

Vì thế, bà bầu nên hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh thủy đậu hoặc zona, ngay cả khi họ vừa mới khỏi bệnh để tránh nguy cơ lây nhiễm.

bà bầu bị zona
Bà bầu bị zona không lây truyền sang thai nhi

c. Bà bầu bị zona có sao không? Có bị truyền sang thai nhi không? 

Bà bầu bị zona thần kinh có sao không? Phụ nữ có tiền sử bị thủy đậu, khi mang thai sẽ không bị lây bệnh này hoặc zona từ một người bệnh khác. Tuy nhiên, bạn lại dễ bị bệnh zona trong thai kỳ do virus varicella-zoster phát triển trở lại.

Bà bầu bị zona sẽ không lây truyền bệnh này sang cho thai nhi. Song tình trạng ngứa ngáy, đau nhức ở mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. 

[inline_article id=55433]

Bà bầu bị zona rất ít trường hợp là tự phát vì căn bệnh này thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể bị lây nhiễm zona từ những người đã hoặc đang mắc bệnh. Vì thế việc phòng bệnh rất cần thiết để giúp bạn tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm trong thai kỳ. 

Hanako