Categories
3 tháng đầu Mang thai

Cách bổ sung axit folic cho bà bầu qua chế độ dinh dưỡng và lựa chọn viên uống axit folic

Cơ thể con người sử dụng axit folic để tạo ra DNA. Đối với phụ nữ mang thai, axit folic cần thiết để giúp phát triển hệ thần kinh và ống thần kinh của em bé trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Vậy cách bổ sung axit folic là gì? Cần ăn gì để bổ sung axit folic cho bà bầu? Bổ sung vitamin tổng hợp có chứa axit folic như thế nào? MarryBaby sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi đó cũng như đề xuất các món ăn giàu axit folic thông qua bài viết dưới đây. 

Mẹ bầu cần bao nhiêu axit folic cho bà bầu mỗi ngày?

Nhu cầu về axit folic (falate) tăng lên trong thời kỳ mang thai vì nó cũng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Acid folic đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phân chia và lớn lên nhanh của tế bào như ở thai nhi trong bụng mẹ. 

  • Trước khi mang thai, phụ nữ nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày
  • Khi mang thai, nhu cầu acid folic cho phụ nữ mang thai là 600 microgam mỗi ngày. Mẹ nên bổ sung thêm khoảng 400mcg thuốc bổ sung axit folic cho bà bầu bên cạnh bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Lợi ích của axit folic đối với phụ nữ mang thai

Ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi

Ống thần kinh là một trong những bộ phận đầu tiên phát triển khi thai nhi hình thành. Nó sẽ trở thành não và tủy sống của bé cũng như các xương bao bọc xung quanh. Ống thần kinh được hình thành trong 4-6 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Dị tật ống thần kinh xảy ra khi có sự cố trong quá trình phát triển ống thần kinh của thai nhi. Điều này có thể gây ra một loạt khuyết tật bao gồm mất kiểm soát bàng quang và tê liệt chân khi bé sinh ra đời. Bổ sung axit folic cho bà bầu từ sớm trước khi mang thai có thể ngăn ngừa dị tật này.

Giảm nguy cơ bệnh nứt đốt sống cho thai nhi

Nứt đốt sống là một dị tật bẩm sinh ống thần kinh xảy ra khi cột sống và tủy sống của em bé không được hình thành đúng cách. Nguyên nhân gây ra tật nứt đốt sống liên quan đến sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ như môi trường và di truyền, bao gồm cả việc thiếu axit folic.

Hầu hết các trường hợp nứt đốt sống được phát hiện vào khoảng tuần thứ 18 của thai kỳ. Do đó, cách tốt nhất để giảm nguy cơ xuất hiện di tật này cho thai nhi là bổ sung axit folic cho bà bầu theo liều lượng phù hợp trước khi có thai và xuyên suốt trong thai kỳ. 

thuốc bổ sung axit folic cho bà bầu
Thiếu axit folic có liên quan đến các bất thường ở cả bà mẹ (thiếu máu, bệnh thần kinh ngoại biên) và thai nhi (bất thường bẩm sinh).

>>> Mẹ có thể xem thêm: Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu? Review 5 loại thuốc Magnesi B6 được khuyến nghị

Cách bổ sung axit folic cho bà bầu 

Nên ăn gì để bổ sung axit folic cho bà bầu?

ăn gì để bổ sung axit folic cho bà bầu
Bổ sung axit folic cho bà bầu thông qua chế độ ăn lành mạnh, giàu các loại rau xanh, đậu, trái cây có tính chua…

Mẹ bầu có thể đồng thời thu nạp axit folic thông qua một chế độ ăn uống cân bằng với sự đa dạng các nguồn thực phẩm tự nhiên. Trong đó, thực phẩm cung cấp folate bao gồm: 

  • Các loại rau củ: măng tây, bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng, rau chân vịt, khoai tây, củ cải vàng, cà chua, mùi tây.
  • Các loại đậu: đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu phộng không muối.
  • Trái cây giàu axit folic: cam, bưởi, dâu tây, quả óc chó. 
  • Các nguồn thực phẩm khác: mầm lúa mì, bánh mì nguyên cám, cá hồi, nước ép cam, gan,….

Mẹ nên lưu ý, mặc dù gan có nhiều folate, nhưng nó không được khuyến khích cho mẹ bầu vì hàm lượng vitamin A khá cao. Mẹ nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này nhé!

Công thức chế biến món ăn giàu axit folic cho bà bầu

a. Salad rau bina và hạt ngũ cốc

Rau bina cũng như hạt ngũ cốc là nguồn cung cấp axit folic dồi dào. Mẹ hoàn toàn có thể sử dụng làm món salad nhẹ nhàng mà vẫn giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ có thể thêm một số loại hạt như óc chó, macca hay hạt hướng dương để tăng hương vị cho món ăn.

Cách làm:

  • Rửa sạch rau xanh, cà chua
  • Nướng sơ các loại hạt trong lò nướng.
  • Thái lát cà chua, trộn đều cùng rau và cách loại hạt.
  • Thêm một chút dầu mè hoặc dầu oliu tăng hương vị và tốt cho sức khỏe
  • Trộn các nguyên liệu lại với nhau bằng sốt dầu giấm, sốt mè để hạn chế chất béo. Rắc hạt lên trên cùng. Vậy là mẹ có thể thưởng thức món ăn.

b. Ba chỉ bò cuộn bơ

Trong quả bơ có một lượng axit folic khá lớn. Thêm vào đó, thịt bò chứa nhiều sắt được chế biến với bơ là lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu.

Cách làm:

  • Ba chỉ bò thái lát mỏng, ướp với hành tỏi băm nhuyễn, thêm 1 chút dầu mè và ít muối, tiêu.
  • Bơ rửa sạch, cắt múi cau
  • Cuộn từng lát thịt bọc quanh từng lát bơ, dùng tăm để cố định.
  • Quét thêm 1 lớp bơ lạt hoặc dầu ăn mỏng lên bề mặt trước khi đem nướng
  • Làm nóng lò ở nhiệt độ 250 độ C sau đó nướng khoảng 15-20 phút

c. Cà ri trứng

Bổ sung axit folic cho bà bầu không thể không kể đến trứng. Có rất nhiều món ăn cùng với trứng, mẹ có thể tham khảo công thức nấu cà ri trứng để bữa ăn thêm “lạ miệng” và hấp dẫn nhé.

Cách làm:

– Đun dầu nóng sau đó cho gừng tỏi, ớt, sả cây, lá cà ri vào xào đến khi có màu đồng.

– Thêm cà chua xay và cho thêm bột ớt, bột cà ri vào xào. Chờ đến khi hỗn hợp bắt đầu tách dầu thì thêm nước cốt me và nước cốt dừa đã lọc qua rây.

– Trứng sau khi luộc đem rán sơ, dùng cây tăm chọc nhẹ vào từng quả trứng để khi nấu sẽ ngấm gia vị.

– Cho trứng vào nấu cùng với cà ri trong 10 phút.

[inline_article id=287170]

d. Bánh chuối

Chuối là một loại thực phẩm bổ sung axit folic cho bà bầu cực kỳ dồi dào. Mẹ bầu cũng có thể chế biến một số món ăn ngon như sinh tố chuối, salad chuối, kẹo chuối. Đặc biệt, món bánh chuối theo công thức dưới đây mẹ có thể áp dụng làm thử cho bữa sáng vừa nhanh chóng mà vẫn dồi dào dinh dưỡng.

Cách làm:

  • Thái những lát chuốt dài khoảng 5 cm.
  • Trộn 1 chén bột mì, 1 muỗng cà phê đường, và 1 muỗng cà phê bột nở với một chút nước để hỗn hợp sệt
  • Đánh đều lòng trắng trứng với hỗn hợp sệt ở trên, để nghỉ khoảng 10-15 phút.
  • Đổ hột hợp bột và chuối vào khuôn, nướng bằng nồi chiên không dầu ở 175 độ C trong vòng 25 phút.
  • Khi ăn, mẹ có thể dùng kèm với một chút mật ong rưới lên mặt, hoặc uống cùng một ly sữa hạt hạnh nhân cũng rất giàu axit folic.

Thuốc bổ sung axit folic cho bà bầu 

Theo khuyến cáo, dù chế độ ăn của mẹ bầu có đủ dinh dưỡng thì việc bổ sung thêm axit folic vẫn là điều cần thiết trong thai kỳ. Mẹ nên dùng viên uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là gợi ý những một số viên uống chứa axit folic từ các thương hiệu uy tín và đang được nhiều người tin dùng:

Viên uống Elevit

Là sản phẩm thuộc thương hiệu dược phẩm đa quốc gia lớn nhất thế giới – Tập đoàn Bayer. Viên uống Elevit giúp thai nhi giảm thiểu tới 92% dị tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ.

Blackmores Folate

Là sản phẩm của Blackmores – Công ty chăm sóc sức khoẻ tự nhiên hàng đầu của Úc. Sản phẩm giúp hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và phát triển hệ thống thần kinh của bé.

DHC Folic Acid

DHC Folic Acid là sản phẩm của DHC (Daigaku Honyaku Center) – một trong những thương hiệu mỹ phẩm được yêu thích nhất của Nhật Bản. DHC axit folic đảm bảo sự phát triển não bộ, tủy sống của thai nhi. Ngoài ra, nó còn giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

Viên uống Acid Folic Nature Made

Xuất xứ từ Nature Made Pharmavite – nhãn hiệu bổ sung vitamin và khoáng chất hàng đầu của Mỹ. Ngoài giá thành tương đối, sản phẩm là lựa chọn tin cậy khi bổ sung axit folic cho bà bầu. Vì nó có thể ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, nguy cơ hở môi, vòm miệng cho bé.

Tác dụng phụ khi bổ sung axit folic cho bà bầu

cách bổ sung axit folic cho bà bầu
Mẹ bầu có những phản ứng dị ứng với các thành phần của thuốc, hãy trao đổi ngay ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nói chung, khi dùng bằng đường uống và với liều lượng thích hợp, axit folic là an toàn. Nếu mẹ bổ sung quá nhiều axit folic, cơ thể sẽ loại bỏ lượng dư thừa trong nước tiểu.

Tuy nhiên, có thể có một số người gặp các tác dụng phụ nhỏ khi bổ sung axit folic như:

  • Có vị khó chịu trong miệng
  • Buồn nôn
  • Ăn mất ngon
  • Cảm giác hoang mang
  • Cáu gắt
  • Rối loạn giấc ngủ.

Mặt khác, một số mẹ bầu cơ địa nhạy cảm có thể có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng với axit folic bao gồm:

  • Phát ban da
  • Ngứa
  • Đỏ da
  • Khó thở

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bổ sung vitamin A cho bà bầu: Làm sao để không thừa, không thiếu?

Nếu mẹ bầu có những phản ứng dị ứng với các thành phần của thuốc, hãy trao đổi ngay ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt. Trên đây là thông tin tổng hợp về vai trò của việc axit folic và cách bổ sung axit folic cho bà bầu. Hy vọng bài viết hữu ích đối với mẹ trong giai đoạn thai kỳ đầy ý nghĩa này.

By Lưu Nguyễn

Lưu Nguyễn là tác giả có thể viết đa dạng nhiều nội dung theo chủ đề: Chăm sóc trẻ sơ sinh, cho con bú, chăm sóc mẹ sau sinh, dinh dưỡng cho trẻ em... Tuy là cây bút trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nội dung về mẹ và bé, nhưng Lưu cho thấy cô là người có khả năng truyền đạt cảm xúc và diễn đạt nội dung dễ hiểu, giúp đưa nội dung kiến thức sức khỏe trở nên gần gũi hơn với người đọc.