Bà bầu ăn rau thơm được không? Rau húng, rau răm, bạc hà… mặc dù thơm ngon nhưng lại là các loại rau thơm bà bầu không nên ăn. Nguyên nhân bởi vì tác dụng phụ của chúng có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ, làm khó sinh, sinh non hoặc thậm chí là đe dọa đến tính mạng của cả mẹ lẫn con. MarryBaby sẽ “điểm danh” giúp mẹ bầu những loại rau thơm đó ngay dưới đây.
Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn
[quotation title=””]
Rau xanh là thực phẩm giàu vitamin, dưỡng chất và các khoáng chất đặc biệt tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng tốt cho thai phụ. Bởi thai nhi trong bụng mẹ rất yếu, vì thế rất dễ bị tổn thương.
[/quotation]
Chính vì vậy bà bầu cần có chế độ kiêng cữ trong ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của trẻ sau này. Bà bầu ăn rau thơm được không? Câu trả lời là không cho những loại rau dưới đây mẹ nhé!
1. Giá đỗ
Giá đỗ đứng đầu danh sách những loại rau thơm bà bầu không nên ăn. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), phụ nữ mang thai không nên ăn rau mầm sống, bao gồm tất cả các loại rau mầm như cỏ linh lăng, cỏ ba lá (chua me đất), cải mầm và giá đỗ xanh.
Trong các loại rau này khi còn sống có thể có các loại vi khuẩn như salmonella, listeria và E.coli xâm nhập vào hạt nảy mầm thông qua các vết nứt trên vỏ. Ở bên trong hạt, vi khuẩn tiếp tục phát triển trong cùng điều kiện ẩm ướt mà mầm cần để phát triển.
Những loại vi khuẩn này sẽ gây hại cho sức khỏe mẹ bầu như gây ra bệnh Listeriosis có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non và nhiễm trùng đe dọa tính mạng thai nhi. Vi khuẩn salmonella và E. coli cũng có khả năng gây bệnh nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong.
Nếu bà bầu muốn ăn giá đỗ hoặc các loại rau mầm thì hãy đảm bảo rằng chúng được nấu chín hoàn toàn để giảm đáng kể nguy cơ bệnh tật. Sơ chế bình thường sẽ không cung cấp đủ nhiệt để giúp tiêu diệt những vi khuẩn này.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu có ăn được hoa thiên lý không? Những lợi ích cho mẹ bầu
2. Rau bạc hà
Bà bầu có ăn được rau húng bạc hà không? Mặc dù bạc hà được xem là khá an toàn cho thai phụ nhưng một số phản ứng phụ không tốt khiến chúng được liệt vào danh sách các loại rau thơm bà bầu không nên ăn.
Cụ thể hơn, một số biến chứng thường gặp khi bà bầu ăn bạc hà sẽ là gây dị ứng, phản ứng phụ với một số loại thuốc, làm trầm trọng thêm tình trạng loét dạ dày… Vậy nên nếu bạn muốn ăn bạc hà, hãy ăn chỉ với một lượng vừa phải hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để loại trừ bất kỳ biến chứng nào.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn rau sống được không? Mẹ bầu thích rau sống nên xem ngay!
3. Rau húng quế
Rau húng quế có vị thơm kích thích vị giác nên được nhiều người yêu thích. Bên cạnh chất dinh dưỡng quan trọng duy nhất mà húng quế cung cấp là vitamin K, loại rau thơm này cũng chứa các hợp chất thực vật, góp phần tạo mùi thơm, hương vị và lợi ích cho sức khỏe. Một số lợi ích của húng quế đó là điều trị chứng buồn nôn, mất trí nhớ, giảm huyết áp, ngăn ngừa ung thư…
Mặc dù có lợi là thế nhưng các nghiên cứu trên động vật cho thấy ăn húng quế có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tinh trùng và kích hoạt các cơn co thắt trong thai kỳ.
Bà bầu có ăn được rau húng quế không? Húng quế còn gây ra tác dụng phụ với người đang dùng thuốc hạ huyết áp và điều trị tiểu đường. Vậy nên đây cũng là một trong những loại rau thơm bà bầu không nên ăn, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
>>> Bạn có thể quan tâm: Điểm danh các loại hạt bà bầu không nên ăn
4. Rau răm
Bà bầu có ăn được rau răm không là câu hỏi nhiều mẹ bầu thắc mắc. Rau răm vốn được xem là một loại rau thơm có nhiều lợi ích sức khỏe như: trị đầy hơi và chướng bụng, trị cảm cúm, trị tiêu chảy do nhiễm lạnh, xử lý vết cắn của rắn, kháng khuẩn…
Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn rau răm vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, làm máu ra nhiều. Đặc biệt với mẹ bầu nhẹ cân hay máu nóng thì tuyệt đối không nên ăn rau răm vì có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu vô cùng nguy hiểm.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu nên ăn rau gì tốt cho sự phát triển của thai nhi?
5. Rau ngải cứu
Rau ngải cứu cũng thuộc nhóm các loại rau thơm bà bầu không nên ăn. Tác dụng của ngải cứu là giúp tuần hoàn máu, giảm đau cơ bắp và các cơn đau vùng bụng… Nhưng nếu bà bầu ăn thường xuyên trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ có nguy cơ ra máu nhiều, cổ tử cung co thắt gây sảy thai.
6. Tỏi
Tỏi có phải là một trong các loại rau thơm bà bầu không nên ăn? Mặc dù ăn tỏi được khuyến khích trong việc điều trị bệnh tiểu đường, các vấn đề về cholesterol, cao huyết áp và cả ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy nhiều người đã trải qua cảm giác nóng rát trong miệng hoặc dạ dày, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy sau khi ăn tép tỏi. Những tác dụng phụ này thường thấy ở phụ nữ mang thai.
Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, tiêu thụ tỏi trong thai kỳ là an toàn nhưng bạn phải ăn tỏi trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, tỏi được cho là có lợi và tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên, trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, mẹ bầu chỉ nên ăn tỏi với số lượng ít.
Nên tránh ăn tỏi sống vì có thể gây hại cho bà bầu. Tỏi sống làm loãng máu nên có thể ảnh hưởng đến huyết áp, do đó bạn không nên ăn nhiều. Do đó, nếu bạn muốn ăn tỏi thì chỉ nên dùng từ 2-4 tép nhỏ thôi nhé. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung loại thảo mộc này trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Bên có thể tham gia vào cộng đồng MarryBaby; để tham khảo 22 loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi để bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày nhé.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu kiêng ăn rau gì để không sảy thai hoặc sinh non?
Những loại rau nào tốt cho bà bầu?
Bà bầu ăn rau thơm được không? Bên cạnh các loại rau không được ăn kể trên thì thực phẩm bà bầu nên ăn chính là: rau bắp cải, rau chân vịt, bí đỏ, ớt chuông, cần tây, khoai lang…
Đây là những loại rau củ giàu vitamin, dưỡng chất và các khoáng chất đặc biệt tốt cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu hãy đưa ngay vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày nhé.
[inline_article id=261921]
MarryBaby hy vọng bài viết “Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn” sẽ giúp mẹ mẹ tích lũy thêm kiến thức để có một thai kỳ hoàn hảo, an toàn và hạnh phúc.