Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

14 đặc điểm kỳ lạ của nhau thai người mẹ và nhau thai sau sinh sẽ về đâu?

Nhau thai không chỉ là một bộ phận gắn liền bé với tử cung của người mẹ. Nó còn đóng vai trò chuyển chất dinh dưỡng và thực hiện hàng loạt chức năng thú vị khác

14 đặc điểm kỳ lạ của nhau thai người mẹ

Bạn có biết nhau thai người mẹ sở hữu những đặc tính thú vị này chưa?

1. Ngay từ khi trứng được thụ tinh thì nhau thai cũng hình thành. Lúc này các tế bào được chia làm 2 nhóm: 1 nhóm tế bào sẽ trở thành em bé và 1 nhóm tế bào còn lại sẽ hình thành nên nhau thai.

Chỉ sau vài ngày, nhóm tế bào hình thành nhau thai sẽ bám vào lớp nội mạc tử cung trong bụng mẹ. Từ đây, “cuộc sống” và chức năng của nhau thai bắt đầu.

Các chất dinh dưỡng và oxy được truyền từ máu của mẹ vào tới bào thai qua nhau thai. Nhau thai còn liên kết với bào thai thông qua dây rốn.

2. Tất cả những hormone trong thai kỳ đều do nhau thai sản xuất. Và khi progesterone (hormone giới tính giúp duy trì thai) cao thì độ ổn định của thai kỳ càng lớn. Sau 9 tháng mang thai, nồng độ hormone progesterone sẽ giảm dần dẫn đến hiện tượng co bóp tử cung, đó là dấu hiệu chuyển dạ sắp đến rồi.

3. Nhau thai người giúp duy trì sự sống của em bé ở trong bụng mẹ vì nó cung cấp oxy cho bé và đào thải carbon dioxide. Không những thế, nhau thai còn có thể lọc nhiều chất độc hại mà mẹ hấp thu vào cơ thể như thuốc men, vi khuẩn.

Tuy nhiên, nhau thai không phải là một lá chắn siêu nhiên vì vẫn có một số chất độc hại có thể xâm nhập gây ảnh hưởng tới thai nhi. Nhau thai không đủ khả năng chống lại virus, bởi thế các virus gây bệnh như rubella vẫn có thể xâm nhập vào bào thai.

4. Tuy chỉ được hình thành từ vài tế bào, nhưng đến khi người mẹ chuyển dạ thì nhau thai có thể nặng tới 1kg và to tương đương một cái đĩa có đường kính khoảng 15-22cm. Bề mặt nhau thai mịn, sáng bóng, có màu đỏ và bề dày khoảng 2-4cm.

nhau thai người
Nhau thai sau khi loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể mẹ vẫn có những tác dụng nhất định

5. Nhau thai người mẹ không chỉ giúp duy trì sự sống của thai nhi trong quá trình mang thai mà nó còn có rất nhiều tác dụng khác như:

  • Sau khi sinh: bác sĩ có thể nhìn nhau thai để nhận biết rất nhiều về tình trạng của bé sơ sinh.
  • Trong khi mang thai: nếu người mẹ bị nghi ngờ có vấn đề về di truyền thì nhau thai được dùng để kiểm tra trong xét nghiệm CVS (xét nghiệm lấy mẫu lông nhung màng đệm).

6. Nội tiết tố của nhau thai giúp ngăn chặn sự rụng trứng của bạn trong quá trình mang thai. Ngoài ra, khi mang thai, chính sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi hơn hẳn.  Chính nhau thai người mẹ là nơi sản sinh ra các loại hoóc-môn trong thai kỳ.

7. Sau khi mẹ chuyển dạ, bé được sinh ra thì nhau thai cũng bị đẩy ra ngoài. Bởi vậy mà sau khi em bé ra khỏi bụng mẹ rồi, bạn vẫn thấy có thêm một vài cơn co nữa. Đó chính là quá trình co bóp để đẩy nhau thai ra. Quá trình này có thể kéo dài từ 10-20 phút nhưng cũng có thể là 1 tiếng sau khi sinh.

Trong trường hợp nếu bạn không có cơn co thắt để đẩy nhau thai thì bác sĩ sẽ phải xử lý bằng cách tiêm oxytocin để kích thích các cơn co thắt. Thuốc được tiêm vào bắp đùi của mẹ hoặc tĩnh mạch sau khi sinh con.

8. Một số trạng thái của nhau thai người mẹ

Những vị trí bình thường của nhau thai:

  • Nhau bám mặt trước (ở phía trước thành tử cung).
  • Nhau bám mặt sau (ở phía sau thành tử cung).
  • Nhau bám ở phía trên thành tử cung.
  • Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.
  • Nhau thai bám thấp: Nhau thai bao phủ một phần (hoặc tất cả) cổ tử cung.  Sinh mổ là cách được áp dụng trong phần lớn trường hợp nhau thai bám thấp vì cổ tử cung đã bị phủ bởi nhau thai.
  • Nhau thám bám quá chắc: Nhau thai bám quá chắc và quá sâu vào thành tử cung. Nếu mẹ bầu nào có tình trạng nhau thai bám quá chắc thì dễ có nguy cơ sinh non hoặc chảy máu nặng khi chuyển dạ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ hoặc phải phẫu thuật để loại bỏ nhau thai.
  • Nhau thai đứt rời: Nhau thai rời khỏi thành tử cung trước khi sinh, thường là 3 tháng cuối nhưng cũng có khi sớm hơn (ở tuần thứ 20). Việc đứt nhau thai làm bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, khiến mẹ bị ra máu và nguy cơ sinh non tăng lên. Trong trường hợp này, hầu hết mẹ bầu đều phải nhập viện để theo dõi.

9. Ở những tháng cuối, thai kỳ có thể gặp tình trạng canxi hóa nhau thai. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu lúc này, bánh nhau bị canxi hóa với cấp độ nặng. Vì vậy, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường về nhau thai.

10. Nhau thai được tạo thành từ 50% tế bào của mẹ và 50% tế bào của bé. Thông thường, trọng lượng của nhau thai sẽ bằng 1/6 tổng trọng lượng của bé.

11. Thông qua nhau thai, thai nhi có thể “gửi” một phần tế bào phôi thai mang DNA của mình vào cơ thể mẹ. Các nhà khoa học đã tìm thấy sự hiện diện của một số tế bào phôi thai trong máu, xương, da, thận và gan của một số phụ nữ, những người thậm chí đã kết thúc thai kỳ của mình cách đây 20 năm. Các chuyên gia cũng cho rằng, chính những tế bào này sẽ giúp “chữa trị” mỗi khi người mẹ cảm thấy không khỏe. Một số bằng chứng khác cũng cho thấy, các tế bào này cũng giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư vú, bệnh alzheimer ở người lớn tuổi…

12. Là cơ quan duy nhất được cơ thể sử dụng 1 lần trong giai đoạn thai nghén và không “tái sử dụng”. Thông thường, sau khi sinh khoảng 30-60 phút, tử cung sẽ co bóp và đẩy hết phần nhau thai còn lại ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp sót nhau do nhau thai bám sâu, bám vào vết sẹo gây đau đớn, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

13. Nghe có vẻ rất kinh dị và dã man, nhưng thực tế, không chỉ động vật ăn hết nhau thai sau sinh, ở một vài nơi trên thế giới, nhiều người xem nhau thai như một “thần dược” tăng cường sức khỏe, dưỡng da và làm đẹp.

14. Nhau thai là cơ quan đặc biệt, và nó thể hiện đặc tính riêng của mỗi cá nhân. Giống như thai nhi, mỗi nhau thai sẽ khác nhau cả về hình dạng, kích thước, vị trí .

Nhau thai người mẹ sau khi sinh sẽ đi về nơi đâu?

Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ tìm những mảnh còn thiếu, hình dạng và độ đồng đều của nhau thai người mẹ sau khi quá trình sinh con cơ bản hoàn tất. Họ sẽ xem xét cách dây chèn vào nhau thai và có hay không có vôi hóa.

Các bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm có thực hiện trên nhau thai, bao gồm cả những xét nghiệm xác định bệnh hoặc nhiễm trùng.

Nhau thai người
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng không chỉ giúp thai nhi khỏe mạnh mà còn giúp nhau thai duy trì các chức năng quan trọng

Nhau thai người thường sẽ được xổ ra trong khoảng 30 phút sau khi sinh bằng âm đạo. Đây được gọi là giai đoạn thứ ba của của quá trính sinh con. Khi sinh mổ lấy thai, nhau thai sẽ được bác sĩ cắt bỏ trước khi bắt đầu khâu tử cung.

Về phía người mẹ, nhau thai là mặt gắn vào thành tử cung. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ kiểm tra cạnh này của nhau thai để đảm bảo rằng nhau thai đã xổ hết và không có phần nào của nhau thai sót lại trong tử cung của bạn. Họ cũng có thể kiểm tra vôi hóa nhau thai.