Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu ăn mía được không? Điều cần lưu ý với chứng tiểu đường thai kỳ

Mía là một thực phẩm dễ mua, dễ ăn và giá cả cũng không quá đắt. Thực phẩm này cũng giúp bổ sung vitamin, nước và đường cho cơ thể trong những ngày nắng nóng.

Nhưng với bà bầu ăn mía được không? Đây là câu hỏi được nhiều mẹ bầu rất quan tâm và thắc mắc. Bởi vì không phải thực phẩm bổ dưỡng nào cũng có tốt cho mẹ bầu. Trong bài viết này MarryBaby sẽ mách cho mẹ bầu về vấn đề mẹ bầu có được ăn mía không. Hãy theo dõi bài viết này nhé!

Bà bầu ăn mía được không?

1. Bổ sung năng lượng ngay lập tức

Với 70% thành phần là các loại đường, mía được xem là loại thực phẩm giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, uống nước mía khi mang thai cũng là cách đơn giản để bổ sung nước cho cơ thể, giúp bù đắp lượng nước mất đi trong những hoạt động hàng ngày.

2. Bầu ăn mía được không? Kiểm soát lượng đường trong máu

Không giống như suy nghĩ của nhiều người, hàm lượng đường cao trong mía không gây nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu bị tiểu đường, mà còn giúp ổn định lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Bởi đường mía tự nhiên có chỉ số đường huyết (chỉ số glycemic) thấp, sẽ giúp ngăn chặn sự gia tăng nồng độ glucose máu khi tiêu thụ ở mức vừa phải.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu an thai đơn giản đến bất ngờ!

3. Xây dựng nền móng protein vững chắc

Được biết đến như một loại thực phẩm chứa nhiều protein lành mạnh, mía giúp xây dựng, củng cố các mô trong cơ thể, vận chuyển oxy trong máu, và giữ cho các cơ quan hoạt động một cách nhịp nhàng. Đặc biệt, mẹ bầu nên chú ý bổ sung thêm nhiều protein cho cơ thể trong giai đoạn 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.

4. Bầu ăn mía được không? Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những triệu chứng thường gặp của phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự gia tăng của hormone progesterone làm giãn đường tiết niệu, gây ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn “tung hoành”. Uống nước mía là một trong những giải pháp tuyệt vời cho mẹ bầu trong những trường hợp này. Nước mía không chỉ giúp loại bỏ những loại vi khuẩn có hại đang “nhập cư bất hợp pháp” mà còn chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và phòng chống các loại bệnh.

5. Ngăn ngừa táo bón hiệu quả

Bà bầu ăn mía được không?  Mía là một lựa chọn thích hợp cho những mẹ bầu thường xuyên bị hành hạ bởi chứng táo bón. Không chỉ chứa nhiều kali, loại thuốc “đặc trị” táo bón, mía còn cung cấp một lượng chất xơ đáng kể, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn.

uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không không

6. Bầu ăn mía được không? Bí quyết chống nghén hiệu quả

Bạn đã từng nghe bài thuốc ngăn ngừa ốm nghén từ nước mía? Trộn 150ml nước mía với một ít nước gừng rồi chia nhỏ ra uống 2-3 lần/ngày, liên tục trong nhiều ngày. Rất hiệu nghiệm đấy nhé!

7. Vệ sinh răng miệng

Bà bầu ăn mía được không? Do chứa một hàm lượng khoáng chất dồi dào, ăn mía không chỉ giúp mẹ bầu làm sạch răng, mà còn ngăn ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả. Sau khi ăn, chỉ cần “tráng miệng” một khúc mía là đủ, bầu nhé!

Bà bầu ăn mía mía như thế nào cho đúng?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần đa dạng và đầy đủ các nhóm chất. Ăn quá nhiều một thực phẩm nào cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Với thành phần 70% là các loại đường, bà bầu ăn nhiều mía sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu; từ đó dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, khi đường huyết tăng cao sẽ thúc đẩy quá trình hình thành tụ cầu khuẩn trên da, hình thành mụn nhọt.

Nguy hiểm hơn, nếu tụ cầu khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong còn có thể gây nhiễm khuẩn máu; ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.

Những lưu ý khi bà bầu ăn mía

Để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, khi bà bầu ăn mía nên lưu ý những điều sau:

  • Không ăn quá nhiều; trung bình mỗi tuần chỉ nên ăn từ 3-4 lần.
  • Không ăn mía đã đổi màu hoặc có dấu hiệu bị hư, hỏng dù chỉ một đoạn mía nhỏ. Vì mía hư có thể chứa độc tố ảnh hưởng hệ thần kinh rất nguy hiểm.
  • Không ăn mía khi bị tiêu chảy, đau bụng vì có thể làm triệu chứng thêm nghiêm trọng.
  • Không tích trữ quá nhiều mía để ăn dần. Vì mía để lâu có thể bị biến chất, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Ngoài ra, bầu cũng không nên ăn mía được ướp lạnh vì có thể làm ê răng hoặc lạnh bụng.
  • Khi mua mía, lựa mía còn tươi, trên thân mía không có đốm đỏ. Tốt nhất, nên chọn nơi bán hàng uy tín, bảo đảm nguồn gốc.

[inline_article id=210842]

Bà bầu ăn mía đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé. Ngược lại, ăn sai cách, nguy cơ bạn sẽ gặp những vấn đề sức khỏe tiêu cực. Hy vọng bài viết về bà bầu ăn mía có được không sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề bà bầu ăn mía hãy để lại bình luận trong bài viết này. MarryBaby sẽ giải đáp cho mẹ bầu ngay nhé.