Thực tế, hiện nay vẫn chưa có một lưu ý nào về việc ăn ổi khi mang thai. Các nhà khoa học cũng không đưa ra bằng chứng hoặc nghiên cứu nào liên quan đến việc ăn ổi sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc da của bé sau khi sinh.
Ngoài ra, theo lý thuyết, thức ăn sau khi “nạp” vào cơ thể không giữ nguyên trạng thái ban đầu mà thường sẽ chuyển hóa thành các chất khác nhau như protein, lipid, glucid… Đặc biệt, thai nhi được bảo vệ trong túi ối và nhận các chất dinh dưỡng đã được chuyển hóa thông qua nhau thai. Như vậy, khả năng ổi và những hạt ổi ảnh hưởng đến bé là rất hạn chế.
Bầu ăn ổi được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Dân gian quan niệm rằng, ăn ổi gây nóng trong, bà bầu ăn ổi con bị ghẻ, con sẽ xấu, cứng đầu như quả ổi. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một cơ sở khoa học nào xác thực việc này. Đây chỉ là lời đồn vô căn cứ, bởi trong quả ổi chưa tìm thấy thành phần nào có thể gây hại cho thai nhi, gây sảy thai hay làm bé bị ghẻ lở khi mới sinh.
Trái lại trong quả ổi có chứa nhiều hàm lượng vitamin như A, C, E, B2 và nhiều khoáng chất như: canxi, sắt, đồng, phốt pho, kali…
Ổi chính là loại quả giàu vitamin C nhất, nhiều hơn cả bưởi và cam. Bên cạnh đó, lượng sắt có trong ổi giúp bà bầu giảm nguy cơ thiếu máu khi mang thai, đồng thời trong ổi còn chứa thêm những dưỡng chất cần thiết giúp giữ nồng độ hemoglobin trong máu của bà bầu được ổn định. Đặc biệt, ổi cũng chính là nguồn canxi tự nhiên dồi dào rất tốt cho bà bầu.
Ngoài ra, thành phần vitamin C, vitamin B9 và axit folic giúp bảo vệ thai nhi phòng ngừa các rối loạn thần kinh, tim mạch và hỗ trợ điều hòa cho sự phát triển của hệ thần kinh.
Do đó, bầu ăn ổi được không? Chắc chắn, câu trả lời là “được”.
>> Xem thêm: TOP 25 loại trái cây tốt cho bà bầu mẹ không nên bỏ qua
Lợi ích cho bà bầu khi ăn ổi
Như đã nói, ổi rất tốt cho bà bầu. Nếu tuyệt đối kiêng món trái cây này, bạn sẽ không có được 9 lợi ích dưới đây:
1. Ngăn ngừa đái tháo đường thai kỳ
Ăn ổi duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường, giúp ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
2. Bầu ăn ổi được không? Được vì giúp mẹ ổn định huyết áp
Ổi cũng giữ cho mức huyết áp của mẹ bầu ở mức ổn định và ngăn chặn nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Trong thời kỳ mang thai, huyết áp ổn định là điều kiện cần thiết để ngăn ngừa sảy thai và sinh non.
>> Xem thêm: Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ
3. Giảm nguy cơ thiếu máu
Ăn thực phẩm giàu sắt như ổi khi mang thai làm tăng mức độ hemoglobin trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu chất sắt, triệu chứng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu.
4. Tăng cường sức đề kháng cho bầu
Bổ sung vitamin C khi mang thai giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của các bà mẹ tương lai. Đồng thời, cũng giúp trong việc loại bỏ các vấn đề sức khỏe khác như đau răng, chảy máu nướu răng, viêm loét, mạch máu bị vỡ… Ổi đặc biệt rất giàu vitamin C, chỉ cần một trái ổi cũng đã có thể đáp ứng lượng viatmin C cần thiết mỗi ngày của bạn.
>> Xem thêm: Bà bầu uống C sủi được không? Lợi ích tuyệt vời của Vitamin C sủi
5. Ngăn ngừa nhiễm trùng
ỔI chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotenoids, polyphenols, isoflavonoids, vitamin C và vitamin E. Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như ổi là cách đơn giản giúp cơ thể ngăn cản sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại.
6. Bầu ăn ổi được không? Bầu ăn ổi giúp giảm trĩ và táo bón
Hàm lượng chất xơ cao trong ổi có ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ và táo bón khi mang thai. Tuy nhiên, bà bầu khi ăn ổi nên nhớ bỏ hạt và chỉ ăn phần thịt quả.
7. Giúp thư giãn cơ và thần kinh
Magnesium trong ổi giúp thư giãn hệ thống thần kinh và cơ bắp của cơ thể, từ đó hạn chế những cơn chuột rút bất chợt khi mang thai.
8. Tốt cho hệ thống thần kinh của bé
Axit folic là hợp chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai và có chứa rất nhiều trong ổi, có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, bà bầu ăn ổi khi mang thai còn cung cấp vitamin B9, dưỡng chất giúp cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
9. Bầu ăn ổi giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường
Việc tiêu thụ ổi giúp ngăn ngừa những tình trạng khó chịu liên quan đến tiêu hóa ví dụ như ợ hơi, buồn nôn. Trong khi đó, quả ổi có tính kiềm còn giúp làm giảm nguy cơ phát triển axit và trào ngược dạ dày thực quản. Bà bầu ăn ổi như một thức quà vặt cũng sẽ giúp đảm bảo được hàm lượng pH trong dạ dày được duy trì tốt và cân bằng.
10. Đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể
Hàm lượng canxi trong ổi giúp bạn “đối phó” với phần nào nhu cầu canxi của cơ thể khi mang thai.
Lưu ý cho bầu khi ăn ổi
– Không nên ăn quá nhiều: Giống như các loại thực phẩm khác, dù tốt cho cơ thể như thế nào, nhưng vẫn có những tác dụng phụ nếu mẹ bầu ăn quá nhiều. Ăn nhiều ổi khi mang thai, nhất là những quả chưa gọt vỏ, mẹ bầu có nguy cơ bị tiêu chảy do tiêu thụ một lượng chất xơ quá lớn.
– Bỏ hạt ổi khi ăn: Các chuyên gia khuyến cáo những bà bầu có vấn đề về tiêu hóa không nên ăn hạt ổi, bởi chúng khó được tiêu hóa hết mà thường “đọng” lại rất lâu trong bao tử mẹ.
– Không nên ăn ổi còn xanh: Ăn ổi xanh có thể gây một số vấn đề không thoải mái, nhất là đối với những mẹ bầu có vấn đề răng miệng. Nhiều người còn bị táo bón nếu dung nạp nhiều ổi xanh nữa đấy!
– Rửa sạch ổi trước khi ăn: Quả ổi cũng có thể bị nhiễm khuẩn và được người bán bảo quản bằng một vài loại hóa chất. Những hóa chất này có thể gây ngộ độc thực phẩm cho bà bầu. Do đó, điều quan trọng là trước khi ăn bà bầu nên rửa ổi dưới vòi nước sạch.
>> Xem thêm: Bà bầu nên ăn hoa quả gì vào mùa hè để bổ sung vitamin và khoáng chất?
Tóm lại, ổi là một loại thực phẩm giàu vitamin C và các vi chất dinh dưỡng cần thiết khác. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cũng có thể gây ra một số tình trạng sức khỏe. Do vậy, bà bầu chỉ nên ăn ổi với một lượng vừa phải, cân bằng với những loại trái cây khác. Bạn cũng cần phải rửa sạch ổi trước khi ăn để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.