Bà bầu ăn vải được không? Theo nhiều nghiên cứu, bà bầu ăn quá nhiều vải có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho mẹ và con. Bởi loại trái cây này có không ít tác dụng phụ khi mẹ bầu dùng quá nhiều. Trầm trọng hơn, nó còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
Thành phần dinh dưỡng của quả vải
Trong 100g quả vải có hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:
- Calo (kcal) 66
- Lipid 0,4g
- Natri 1mg
- Kali 171mg
- Carbohydrate 17g
- Chất xơ 1,3g
- Đường 15g
- Protein 0,8g
- Vitamin C 71,5mg
- Canxi 5mg
- Sắt 0,3mg
- Vitamin B6 0,1mg
- Magie 10mg
Quả vải là một trái cây nhiệt đới được trồng đầu tiên ở tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông, Trung Quốc. Loại trái cây này có cùi màu trắng bên trong, hương vị thơm ngọt và rất dễ thưởng thức nên nhiều phụ nữ mang thai rất thích ăn. Hiện nay, vải được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, còn ở Việt Nam vải chín vào mùa hè.
Quả vải chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, các khoáng chất kali, canxi, kẽm, sắt, magie, chất béo, carbohydrate và nhiều vitamin A, C, B, E có lợi cho sức khỏe. Vải đặc biệt tốt cho những người bị chứng đắng miệng, biếng ăn, thiếu nước hay người vừa mới xuất viện.
Đối với bà bầu thì loại quả này có thật sự tốt cho sức khỏe của thai kỳ? Bà bầu ăn vải được không? Bà bầu ăn vải có tốt không?
Bà bầu ăn vải được không? Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không?
Phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường khi mang thai có thể tiêu thụ vải, nhưng cũng cần rất hạn chế khi ăn. Nguyên nhân là vì thành phần trong vải chủ yếu là đường và nước.
Thông thường, phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có thể không được phép ăn các loại trái cây như xoài, chuối và vải khi mang thai vì chỉ số đường huyết cao hoặc lượng calo cao.
Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo trên thang điểm từ 0-100 để xếp hạng mức độ và tốc độ của một loại thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường trong máu của cơ thể trong vòng hai giờ sau khi tiêu thụ. Nói chung, bầu nên tránh những thực phẩm có chỉ số GI từ trung bình đến cao.
Do vậy, phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường khi mang thai có thể tiêu thụ vải ở mức độ hạn chế.
Việc ăn vải quá nhiều có thể khiến bà bầu bị xuất huyết, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, nóng trong, từ đó dẫn đến nguy cơ thai chết lưu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, bà bầu ăn quá nhiều vải thiều cũng làm lượng đường trong máu tăng cao, một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bạn cũng có thể tăng cân nhanh nếu ăn nhiều bởi vải có chứa rất nhiều calo.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn bưởi có tốt không?
Bà bầu có thể ăn mấy quả vải mỗi ngày?
Ngoài câu hỏi bà bầu ăn vải được không thì nhiều chị em còn thắc mắc rằng bà bầu được ăn mấy quả vải mỗi ngày.
Theo Bác sĩ Hồ Thu Mai, chuyên khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, việc ăn bất cứ loại hoa quả nào nhiều quá cũng đều không tốt cho cơ thể. Vì vậy mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại trái cây vào thực đơn hàng ngày của mình thay vì chỉ ăn một loại quả, đặc biệt là vải.
Vải có tính nóng, chứa nhiều đường nên nếu bạn ăn nhiều dễ bị mụn nhọt, đái tháo đường. Quy định người lớn chỉ nên ăn 300-500g hoa quả mỗi ngày. Theo đó chị em nên ăn từ 7 – 10 quả vải một ngày là đủ trong trường hợp không mắc tiểu đường thai kỳ.
Nếu thai phụ ăn cả cân vải mỗi ngày là không tốt vì bị thừa đường và có hại cho sức khỏe. Đặc biệt hơn, nếu ăn vải thường xuyên suốt mùa hè với số lượng nhiều bà bầu còn dễ có nguy cơ bị tăng đường huyết, ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.
Các bà mẹ cho con bú ăn quá nhiều vải sẽ khiến bé bị mụn nhọt, nóng trong, táo bón.
Các loại trái cây khác mẹ bầu không nên ăn
Bên cạnh vải thì bà bầu kiêng ăn quả gì nữa? Đây là những loại quả chị em nên tránh khi mang thai.
1. Dứa kích thích co tử cung
Quả dứa có chứa chất bromelain có khả năng làm mềm tử cung, đồng thời gây các cơn co thắt tử cung khi mang thai dẫn đến nguy cơ bà bầu bị sảy thai.
Việc ăn nhiều dứa hoặc uống nước ép dứa khi mang thai còn khiến bà bầu bị tiêu chảy, rát lưỡi hoặc ngộ độc.
2. Đu đủ xanh gây sảy thai
Trái đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín hẳn có chứa mủ trắng và nhiều loại enzyme có thể gây co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn bắp cải được không? Công dụng tuyệt vời đối với thai nhi
3. Quả đào dễ gây dị ứng, ngứa
Loại quả này có vị ngọt nhưng mang tính nóng. Khi ăn nhiều đào, mẹ bầu có nguy cơ xuất huyết do nóng trong. Vỏ đào có nhiều lông, nếu ăn không gọt quả có thể gây dị ứng ngứa rát cổ họng, phát ban. Ngoài ra, quả đào cũng gây co thắt tử cung dẫn đến sinh non.
4. Không nên ăn nho trong 3 tháng cuối thai kỳ
Quả nho có lượng lớn resveratrol – một chất độc nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, việc ăn nhiều nho cũng có thể gây tiêu chảy.
5. Táo mèo gây co bóp tử cung
Loại quả này không thích hợp với bà bầu do có chất gây co bóp tử cung dẫn tới sinh non hoặc sẩy thai.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn khoai sọ nhiều trong thai kỳ có tốt không?
6. Quả nhãn gây táo bón
Bà bầu nên hạn chế ăn nhãn vì nhãn có tính nóng dễ gây táo bón, đau tức bụng dưới. Trường hợp ăn quá nhiều nhãn, bà bầu còn có thể bị động thai hoặc sảy thai.
7. Quả mận không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, vitamin A, kali, phốt pho… nhưng quả mận có tính nóng nên nếu chị em ăn nhiều loại trái cây này sẽ rất dễ bị táo bón, xuất huyết, ê buốt răng và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
8. Dưa hấu hoặc dưa hấu để lạnh cần hạn chế
Quả dưa hấu chứa một lượng đường lớn, nếu thường xuyên ăn dưa hấu dễ khiến mẹ bầu bị tăng lượng đường trong máu dẫn tới nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Thêm nữa khi ăn dưa hấu lạnh, chị em còn có nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy.
9. Chuối tiêu ăn khi đói
Bà bầu không được ăn quả chuối tiêu khi đang đói bụng vì chuối có chứa nhiều magiê. Việc ăn chuối khi đói sẽ khiến máu mất cân bằng magiê và canxi gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch.
Cũng theo PGS.TS Vũ Thị Lâm – Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, các mẹ bầu khi ăn trái cây nên kiểm soát về số lượng. Việc bổ sung đa dạng các loại quả là tốt cho cơ thể mẹ bầu nhưng không nên ăn quá nhiều dễ gây béo phì, thừa cân và mắc chứng tiểu đường.
10. Mãng cầu gây nóng trong
Tính nóng của loại quả này dễ làm bà bầu phát hỏa trong người. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn mãng cầu, tốt nhất là dưới 3 quả/tuần.
[inline_article id=79580]
Người mẹ nào cũng muốn mang đến điều tốt nhất cho con yêu của mình, vì thế ai cũng rất cẩn thận trong việc ăn uống từ khi mang thai. Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không cũng là thắc mắc thường gặp của những chị em chưa có kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ. Hy vọng với chia sẻ về vấn đề bà bầu ăn vải được không sẽ giúp chị em biết được khi nào thì nên ăn hoặc ăn bao nhiêu loại quả này thì tốt cho sức khỏe thai kỳ.