Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt hay không là câu hỏi mà bà bầu nên quan tâm. Hiểu rõ việc này, bạn sẽ có cơ sở để chọn cho mình cách thoát khỏi tình trạng táo bón hiệu quả và an toàn cho cả mẹ lẫn bé.
Táo bón thai kỳ
Táo bón thai kỳ là tình trạng thường xảy ra ở các bà bầu. Hầu hết 50% trong số phụ nữ mang thai đều gặp phải chứng táo bón này. Nguyên nhân chủ yếu do:
- Uống nhiều sắt, không cung cấp đủ chất xơ
- Hormone thai kỳ làm giảm nhu động ruột
- Mẹ bầu mệt mỏi, ít vận động
- Áp lực của thai nhi lên xương chậu
Táo bón thai kỳ khiến bạn cực kỳ khó chịu và mệt mỏi. Tuy chúng không gây ra nguy hiểm tức thời nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nứt kẽ hậu môn, chảy máu trực tràng và những biến chứng khác ảnh hưởng xấu tới tình trạng của mẹ và của thai nhi. Dấu hiệu của táo bón thai kỳ thường có đặc điểm như sau:
- Phân cứng và khô
- Khó đi nặng, đi ít hơn 3 lần một tuần
- Triệu chứng trên kéo dài trong nhiều tuần.
Để tránh táo bón thai kỳ, nhiều mẹ đã bổ sung vào chế độ dinh dưỡng đủ chất xơ và uống nhiều nước nhưng tình trạng không được cải thiện. Lúc này, bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt hay không?
Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt hay không?
1. Thụt hậu môn là gì?
Phương pháp thụt hậu môn chính là tác động vào ruột, kích thích quá trình đại tiện nhanh chóng. Nhiều người đã sử dụng liệu pháp này, tuy nhiên, bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt hay không?
Thuốc dùng trong phương pháp thụt hậu môn là thuốc nhuận tràng trị táo bón có dạng gel. Chúng được đóng trong các ống nhựa, có đầu chuyên để bơm thuốc sâu vào trực tràng. Khi vào đây, thuốc bôi trơn ống hậu môn, khiến đại tràng co thắt để đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.
2. Cảnh báo khi thụt hậu môn cho bà bầu
Vậy bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt? Phương pháp dùng thuốc thụt trị táo bón được đánh giá là nhanh và hiệu quả. Song, thuốc thụt chứa nhiều chất gây hại cho thai nhi, bà bầu không được tùy tiện sử dụng. Hay nói đúng hơn, bà bầu tuyệt đối không sử dụng thuốc thụt nếu chưa được bác sĩ đồng ý.
Nếu tùy tiện sử dụng, chưa có sự kiểm tra và giám sát của bác sĩ, bạn có thể gặp nguy hiểm:
- Đối với phụ nữ mang thai ba tháng đầu, thuốc thụt làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Đối với phụ nữ ba tháng cuối thai kỳ, thuốc thụt gây ra các cơn co thắt dẫn tới chuyển dạ sớm.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bà bầu không được phép dùng phương pháp thụt hậu môn để trị táo bón. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc thụt hậu môn phù hợp với tình trạng của mẹ bầu như:
- Dầu khoáng: giúp cho ruột hấp thu nước từ từ, giúp phân mềm ra và dễ dàng thải ra ngoài.
- Lợi khuẩn: giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng cho bà bầu
- Thuốc thụt cà phê: là cách làm sạch ruột, thải độc gan nhưng vẫn cần ý kiến của bác sĩ bởi vì caffeine là chất kích thích
- Thuốc thụt microlax: hiệu quả nhanh, chỉ trong 30 phút sau khi sử dụng.
Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt, câu trả lời là không được tùy ý sử dụng. Nhưng nếu bị táo bón thai kỳ, trước khi sinh, bà bầu có cần thụt hậu môn không?
[inline_article id=94639]
Trong quá trình sinh nở, táo bón có thể gây phiền phức cho bà bầu, bởi mẹ bầu cần phải rặn. Lúc này, việc thụt hậu môn trước sinh sẽ giúp tránh nhiễm trùng (do bị vấy phân) cho mẹ và bé, giảm thời gian chuyển dạ, giảm cơn đau đẻ cho mẹ bầu. Tuy nhiên, việc thực hiện thụt hậu môn cần diễn ra đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thay vì phải hỏi bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt hay không, bạn nên phòng tránh táo bón thai kỳ từ xa, bằng cách bổ sung vào chế độ dinh dưỡng thực phẩm bổ sung sắt, nhiều chất xơ, ăn sữa chua, uống đầy đủ nước 2 – 3 lít nước mỗi ngày, tập thể dục thường xuyên…
Vinh An