Bầu ăn dưa muối được không? Việc thèm ăn một số loại thực phẩm trong thai kỳ là việc hết sức bình thường đối với mẹ bầu.
Một số hormone thay đổi cũng có thể khiến nhiều chị em thèm ăn dưa muối, món ăn được xem khá hữu ích trong việc ngăn ngừa một trong những triệu chứng mang thai điển hình nhất, chính là ốm nghén. Nhưng liệu bà bầu có ăn được dưa muối không và ăn thế nào mới là đúng?
Vì sao bà bầu thèm ăn dưa muối?
Dưa muối là món ăn có nguyên liệu chính là một hay nhiều loại thực vật (rau, củ quả) được trộn với muối, đường và một số loại gia vị khác để lên men vi sinh tạo chua. Dưa muối phổ biến có: dưa cải muối, dưa bắp cải muối, dưa giá muối, rau cần muối, cà muối… Dù chưa biết mang bầu có được ăn dưa muối không nhưng nhiều mẹ bầu vẫn luôn cảm thấy thèm ăn, nguyên nhân có thể là vì:
Ảnh hưởng của nội tiết tố: Các hormone thai kỳ như estrogen hoặc các hormone thay đổi khác ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác khiến cảm nhận mùi vị thức ăn của bà bầu thay đổi. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, hầu hết chị em đều cảm thấy nhạt miệng, không muốn ăn. Trong khi đó, dưa muối chua lại có thể “thỏa mãn” vị giác và khứu giác của bạn.
Căng thẳng cảm xúc khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến bà bầu thèm ăn những món ăn đậm đà như dưa muối.
Giá trị dinh dưỡng của dưa muối
Trước khi làm rõ câu hỏi bà bầu có ăn được dưa muối không thì chị em cũng cần biết rõ rằng giá trị dinh dưỡng của dưa muối thực chất không nhiều. Dưa muối có chứa rất ít cholesterol, protein và chất béo. Món ăn này cũng cung cấp sắt, natri, kali, một số canxi, chất xơ, vitamin A, C và K.
Cụ thể thì 1/4 bát (chén) dưa muối sẽ chứa:
– Lượng calo: 4 kcal
– Chất đạm: dưới 1g
– Chất béo: dưới 1g
– Carbohydrate: 1g
– Chất xơ: dưới 1g
– Đường: dưới 1g
Mặc dù dưa muối không có chứa nhiều khoáng chất và vitamin nhưng lại chứa nhiều probiotic – một loại men vi sinh rất có lợi cho sức khỏe. Vậy thì liệu có bầu có ăn được dưa muối không?
Bầu ăn dưa muối được không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn dưa muối với số lượng hạn chế trong thời kỳ mang thai sẽ không gây hại. Ngược lại, bà bầu ăn nhiều dưa muối sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, ăn điều độ sẽ là chìa khóa quan trọng khi bạn muốn đưa món ăn này vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
Trong các loại dưa muối thì bắp cải muối khá phổ biến. Vậy thì bà bầu có được ăn dưa bắp cải muối không? Tất nhiên là ăn được nhưng cách ăn dưa muối an toàn nhất là mẹ bầu nên nấu chín thay vì ăn sống nhé.
Lợi ích của việc ăn dưa muối khi mang thai
Như đã nói ở trên, việc bà bầu ăn dưa muối điều độ trong thời kỳ mang thai có thể mang đến những lợi ích sau:
1. Cân bằng mức điện giải trong cơ thể
Các khoáng chất như natri và kali là những chất điện giải quan trọng trong cơ thể chúng ta. Khi mang thai, cơ thể bạn có thể cần nhiều chất điện giải hơn để đáp ứng nhu cầu của thai nhi đang phát triển. Tiêu thụ dưa muối với số lượng nhỏ có thể đáp ứng nhu cầu này vì dưa muối chứa một lượng đáng kể natri và kali trong đó.
2. Bầu ăn dưa muối được không? Thúc đẩy tiêu hóa
Bà bầu có được ăn dưa muối không? Dưa muối có tác dụng cải thiện tiêu hóa bởi vì chúng có chứa một lượng lợi khuẩn nhất định và có thể hỗ trợ sản sinh ra nhiều lợi khuẩn khác trong ruột, từ đó hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
3. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Mang bầu có được ăn dưa muối không? Ăn dưa muối cung cấp cho cơ thể bạn các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, K và các khoáng chất như canxi, sắt và kali. Những vitamin và khoáng chất này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giảm nguy cơ mắc bệnh khi mang thai.
[inline_article id=255299]
Nguy cơ ăn dưa muối khi mang thai
Mặc dù đã rõ ràng câu hỏi mang bầu có được ăn dưa muối không cũng như biết được lợi ích của dưa muối với mẹ bầu, tuy nhiên, bạn nên biết rằng ăn dưa muối khi mang thai cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Bầu ăn dưa muối được không? Gần như tất cả dưa muối đều có hàm lượng muối cao, vậy nên việc hấp thụ nhiều muối khi ăn món ăn này có thể khiến bạn cảm thấy mất nước, tăng huyết áp thai kỳ, đau tim và đột quỵ.
Khi mang thai, bạn là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho con của bạn. Lượng natri cao trong cơ thể cũng sẽ có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Theo công bố trên tạp chí Sinh lý học Hoa Kỳ số tháng 8-2011: “Ăn quá nhiều natri có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thận của thai nhi. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp của em bé trong những năm sau này”.
Hơn nữa, một số dưa muối mua ngoài tiệm còn chứa chất bảo quản sẽ gây chướng bụng, đầy hơi cho mẹ bầu. Vậy nên, nếu bạn thèm ăn dưa muối mà vẫn muốn được đảm bảo an toàn thì tốt nhất nên nấu chín hay vì trực tiếp ăn dưa muối sống nhé!
Bà bầu có ăn được dưa muối không? Hướng dẫn cách muối dưa dành cho mẹ bầu
Bà bầu có được ăn dưa muối nấu chín không? Bà bầu có được ăn dưa muối xào không? Nấu chín dưa muối bằng cách chế biến thành món xào hoặc nấu canh là cách tuyệt vời không chỉ giải tỏa cơn thèm ăn dưa muối mà còn làm giảm bớt hàm lượng muối trong đó.
Tuy nhiên, mẹ bầu đã biết cách muối dưa chưa nhỉ? Bởi vì tự tay muối dưa sẽ đảm bảo vệ sinh và tránh được chất bảo quản có thể gây ra các biến chứng không đáng có trong thai kỳ.
Dưới đây là bí quyết muối dưa cải giòn ngon lại vàng ruộm đẹp mắt dành cho mẹ bầu:
Chuẩn bị nguyên liệu
– 1kg cải bẹ xanh, không non không già
– 1 lít nước đun sôi để nguội
– 20g đường
– 60g muối hạt
– 3 thìa cà phê giấm
– Hành củ, hành lá, ớt (nếu bạn ăn được cay)
– 1 hũ đựng dưa muối
Cách muối dưa cải bẹ xanh
– Cải đem rửa sạch, loại bỏ các lá sâu, úa rồi phơi dưới nắng to khoảng 2 – 3 tiếng. Khi lá rau cải héo lại, bẹ lá hơi co, sờ vào cảm giác mềm và dai là được.
– Bạn cắt rau thành từng khúc 3 – 5cm, rửa sạch lại với nước và để rau khô ráo.
– Pha nước đun sôi để nguội với muối và đường theo tỷ lệ 1:3:1 (1 lít nước cần 3 thìa muối hạt và 1 thìa đường). Bạn dùng đũa khuấy đều xem hỗn hợp đã vừa vị chưa, có thể thêm vào chút giấm để quá trình lên men nhanh hơn.
– Xếp dưa vào hũ đựng: Bạn nên xếp cho cọng ở dưới, lá phủ lên trên bởi vì cọng cứng hơn nên cần nhiều thời gian để chín. Cứ xếp một lớp dưa lại rải hành củ thái lát, hành lá cắt khúc + ít muối + ớt (để nguyên quả hoặc thái lát). Làm vậy cho đến khi hết rau.
– Dùng miếng chèn nặng đè lên dưa tầm 1-2 tiếng. Sau đó bạn lấy nước muối dưa đã nấu ở trên đổ ngập dưa để tránh bị thâm, không chín đều. Bạn tiếp tục dùng vật nặng (như túi nước) đè xuống. Đến ngày thứ ba dưa vàng là có thể ăn. Nếu dưa chua bạn vớt ra lọ thủy tinh, để vào tủ lạnh ăn dần.
[inline_article id=261227]
Các món ăn từ dưa muối tốt cho bà bầu
- Dưa muối xào là một món ăn rất được ưa chuộng: Mẹ có thể rửa dưa muối thật kỹ bằng nước hoặc kỹ hơn mẹ nên chần với nước sôi để loại bỏ các vi khuẩn.
- Canh dưa muối cũng là một món ngon mà mẹ nên tham khảo. Mẹ nên kết hợp dưa muối với sườn non để có một món ăn ngon bổ dưỡng.
- Cá chép om dưa chua: một món ăn vừa lạ miệng lại bổ dưỡng. Cá chép được xem là thực phẩm giúp mẹ an thai. Đây là một sự kết hợp hoàn toàn hợp lý cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh.
Những lưu ý cho bà bầu ăn dưa muối
Bà bầu có được ăn dưa muối không? Đương nhiên là “Được!” nhưng mẹ bầu cần lưu ý khi ăn:
– Ăn quá nhiều dưa muối có thể dẫn đến mất nước. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn luôn uống đủ nước để cân bằng lượng muối trong cơ thể của bạn.
– Nếu bạn dễ bị viêm dạ dày hoặc hay gặp vấn đề như tiêu chảy khi đang mang thai, tốt hơn hết nên tránh ăn đồ chua trong thời gian này.
– Hạn chế ăn dưa muối quá cay vì nó có thể gây ra bệnh kiết lỵ và các vấn đề tiêu hóa như ợ chua.
– Nên chọn loại dưa muối không đường thay vì dưa muối ngọt để tránh tăng cân.
Như vậy bạn đã biết bà bầu ăn dưa muối được không. Hãy ăn vừa phải, tuần 2-3 lần và nhớ nấu kỹ, đồng thời đa dạng các món khác để đủ dinh dưỡng cho bạn và thai nhi nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Hoa Hồng