Với phụ nữ mang thai, trứng gà là thực phẩm mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Trứng gà dễ mua, đơn giản trong cách chế biến, vô cùng tiện lợi cho mẹ bầu sử dụng làm món ăn chín hay ăn xế. Hữu ích như vậy nhưng không phải cứ ăn càng nhiều càng tốt. Vậy bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng gà trong một tuần để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi?
Giá trị dinh dưỡng của trứng gà với mẹ bầu
Trứng gà được xem là nguồn cung cấp đạm dồi dào và dễ dàng tìm thấy trong căn bếp của phái đẹp. Loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3.
Bên cạnh đó, nếu ăn trứng điều độ sẽ giúp bạn giảm lượng cholesterol trong máu và hỗ trợ cho sự phát triển trí não của thai nhi. Do đó, loại thực phẩm này xứng đáng được bổ sung vào chế độ ăn uống của các mẹ bầu.
Bà bầu có nên ăn trứng gà sống?
Không nên ăn trứng gà sống là câu trả lời chắc như đinh đóng cột. Những bà bầu ăn trứng gà lòng đào hay trứng gà sống có thể bị ngộ độc bởi vi khuẩn salmonella. Loại vi khuẩn này ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi gây sinh non, co bóp tử cung, khiến mẹ bầu mất nước do tiêu chảy hoặc ói mửa.
Khi ăn trứng gà, bầu nên luộc chín trứng hoàn toàn, không nên ăn trứng bên ngoài hàng quán để tránh ăn phải trứng gà cũ, trứng không được làm chín kỹ.
Nên ăn bao nhiêu trứng gà trong 1 tuần?
Như đã đề cập ở trên, loại thực phẩm này cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu ăn trứng gà một cách không khoa học sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
Nếu có tiền sử cao huyết áp, rối loạn mỡ, tiểu đường, mẹ bầu chỉ nên dùng 2 quả trứng mỗi tuần và tham vấn ý kiến của bác sĩ. Nếu sở hữu sức khoẻ bình thường, bạn có thể ăn khoảng từ 3 đến 4 quả trứng gà một tuần.
[inline_article id=142868]
Gợi ý 4 món với trứng gà ngon miệng
Trứng gà xào lá ngải cứu
- Nguyên liệu: Lá ngải cứu tươi, 2 quả trứng gà, hành khô
- Cách chế biến: Rửa sạch lá ngải, để ráo nước. Bằm nhỏ hành khô rồi phi thơm, sau đó cho lá ngải đã ráo nước vào xào chung.
Chờ lá ngải tái rồi cho thêm 100ml nước và tiếp tục chờ nước sôi. Đặp 2 quả trứng gà vào nồi ngải rồi dẩo sao cho trứng quyện với lá ngải khoảng 5 phút
Trứng gà hấp lá mơ
- Nguyên liệu: Lá mơ, 2 quả trứng gà, 2 miếng lá chuối tươi, gia vị
- Cách chế biến: Rửa sạch lá mơ rồi thái nhỏ cho vào chén để trộn chung với 2 quả trứng gà và một ít hạt nêm. Lấy hỗn hợp đã trộn đều hấp trong nồi cơm hay hấp cách thuỷ.
Làm nóng chảo rồi trải 1 miếng lá chuối, sau đó dàn đều trứng trộn lá mơ lên. Úp miếng lá chuối tiếp theo lên trên rồi đậy vung và để lửa nhỏ cho trứng chín.
Trứng gà xào đậu non
- Nguyên liệu: 200gr trứng gà, 50gr đậu Hà Lan non, 50gr củ năng, 30gr giăm bông chín, 300gr cánh gà, 40gr dầu ô-liu hoặc dầu dừa, 30gr rượu gia vị, bột năng và gia vị
- Cách chế biến: Nhặt đậu Hà Lan rồi rửa sạch, sau đó trần sơ với nước sôi, để nguội. Bỏ vỏ củ năng rồi thái miếng vừa ăn
Cắt nhuyễn giăm bông rồi trộn chung với củ năng vừa thái, rượu gia vị, bột năng và cánh gà rồi khuấy đều. Đun dầu thật sôi rồi cho hỗn hợp trên vào xào nhanh, chờ đến khi món ăn hơi sệt rồi nêm thêm gia vị. Cho món ăn ra đĩa, sau đó rắc đều giăm bông và đậu Hà Lan lên
Trứng gà chiên tôm
- Nguyên liệu: 3 quả trứng gà, 8 con tôm tươi, 1/3 củ hành tây, 1 quả ớt chuông, một rau mùi và gia vị
- Cách chế biến: Bóc vỏ tôm rồi cắt nhỏ, hành tây thái hạt lựu, ớt chuống cắt miếng. Đánh đều 3 quả trứng rồi trộn với tôm, hành tây và gia vị
Đun dầu sôi rồi đổ hỗn hợp trên vào và để lửa nhỏ. Xếp ớt chung xung quanh bề mặt trứng rồi rán cho chín đều 2 mặt.
[inline_article id=70243]
Thắc mắc bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng gà trong một tuần hi vọng đã giải đáp đúng ý mẹ. Thêm trứng gà vào thực đơn hằng ngày là cần thiết nhưng đừng lạm dụng ăn quá nhiều mẹ bầu nhé! Bất kỳ món ăn nào quá nhiều cũng đều không tốt.