Các bằng chứng khoa học cho thấy việc tiêu thụ cá có thể giúp phát triển nhận thức của em bé. Do đó, cá được xem là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có phải cá nào cũng tốt? Cụ thể, bà bầu ăn cá rô đồng được không là thắc mắc của không ít bà mẹ mang thai lần đầu.
Mẹ bầu ăn cá rô đồng được không?
Giải mã câu hỏi bầu ăn cá rô đồng được không, cùng tìm hiểu những lợi ích của nguồn dinh dưỡng này mẹ nhé. Cá đồng có hàm lượng protein khoảng 15 % – 22% và từ 1% – 10% axit không no và axit béo. Ngoài ra, cá rô đồng có nhiều vitamin thiết yếu như A, B1, D và các khoáng chất Canxi, Natri, Magie, Kali. Ngoài ra, cá đồng còn chứa DHA và EPA rất cao.
Vậy bầu ăn cá rô đồng được không? Có một điểm cộng khiến cá đồng “lợi hại” hơn cá biển. Đó là do hàm lượng thủy ngân trong cá đồng thấp hơn. Hầu hết các loại cá đồng đều không có độc, vị bình, thích hợp chế biến rất nhiều món ăn ngon, từ xào, hấp, nướng, nấu canh…. Ngoài ra, ăn cá rô đồng còn có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Nhất là các bệnh liên quan đến bài tiết, huyết mạch, tiêu hóa và da liễu. Cá rô đồng còn là thực phẩm được các bác sĩ khuyên nên ăn để hồi phục sức khỏe. Cá đồng rất lành tính, và cũng rất ít người không thể ăn cá đồng.
>> Mẹ có thể tham khảo: Những loại cá nhiễm thủy ngân mẹ bầu cần tránh
Trả lời câu hỏi bầu ăn cá rô đồng được không thì là có mẹ nhé. Vì những giá trị nó mang lại cho sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu ăn cá rô đồng với thực đơn đa dạng, phong phú.
Gợi ý cách nấu bún cá rô đồng tại nhà cho mẹ bầu
Bún cá rô đồng là món ăn vô cùng dân giã, bình dị nhưng lại có sức hút kỳ lạ. Vị ngọt bùi của cá cộng thêm chút đậm đà của nước dùng và vị hơi đắng của rau cải tạo nên sức hấp dẫn của món ăn. Những mẹ còn thắc mắc bà bầu ăn cá rô đồng được không thì có thể tham khảo món này nhé.
Nguyên liệu:
- 500 gam cá rô đồng
- 200 gam xương heo
- Muối, tiêu xay, hạt nêm, đường trắng, dầu ăn, giấm gạo
- Cà chua, hành tím, gừng, bạc hà, thì là, rau cải, rau cần nước
- Bún, bột chiên giòn
Mẹ nên chọn cá có mình tròn, to khoảng từ 3 đến 4 ngón tay. Những con cá này thường sẽ có nhiều thịt, chắc và béo hơn.
>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu ăn cá nục được không? 13 lợi ích của cá nục đối với sức khỏe mẹ bầu
Sơ chế nguyên liệu:
- Sơ chế cá rô: Cá rô đồng mua về, làm sạch phần vảy, loại bỏ mang cá, mổ bỏ ruột rồi rửa cá bằng hỗn hợp nước muối có pha thêm chút giấm gạo. Mẹ có thể đập dập gừng rồi chà xát nhẹ nhàng lên mình cá để giảm độ tanh của cá. Sau khi đã rửa cá sạch, tiến hành lọc riêng phần thịt và phần xương cá.
- Sơ chế rau: Rửa sạch rau cải, cần nước, thì là,rồi để cho ráo nước. Cà chua rửa sạch rồi đem thái miếng cau.
- Sơ chế xương heo: Rửa sạch xương heo, sau đó chặt thành các khúc nhỏ.
Chế biến:
Bước 1: Ướp và chiên cá
Chia phần thịt cá ra làm 2 phần. Một phần ướp với 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê tiêu xay, sau đó lăn cá qua bột chiên giòn và chiên trên chảo dầu cho tới khi cá vàng. Sau khi cá chín, vớt cá ra giấy thấm dầu.
Bước 2: Bầu ăn cá rô đồng được không? Công đoạn hấp cá
Hấp phần cá thứ hai khoảng 20 phút cùng với chút gừng thái sợi, chút thì là và hành lá.
Bước 3: Nấu nước dùng
Mẹ bắc nồi lên bếp rồi cho khoảng 2 lít nước lọc cùng phần xương cá đã được lọc ở bước trên và 200 gam xương heo. Sau đó cho thêm hành tím, gừng và đun với lửa vừa trong khoảng 40 phút.
Khi nồi nước dùng đạt yêu cầu, tiến hành lọc qua rây để lấy phần nước cốt.
>> Mẹ có thể xem thêm: 7 cách nấu cháo yến mạch cho bà bầu tẩm bổ, bé thông minh
Bước 4: Nấu nước lèo
Cho hành tím băm nhuyễn vào phi thơm khi dầu nóng. Sau đó, cho tiếp phần cà chua cắt múi cau vào và đảo đều.
Tiếp theo, cho nước hầm xương đã lọc vào rồi đun với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút. Sau đó nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Bà bầu ăn cá rô đồng được không? Mẹ còn chần chừ gì mà không thử cách nấu bún cá rô đồng thơm ngon này chứ.
Cách nấu canh cá rô đồng
Cá rô đồng là loại cá có thịt béo ngậy và ngọt tự nhiên và có thể chế biến nhiều món ăn khoái khẩu. Một trong những món ăn thơm ngon bổ dưỡng là canh cá rô đồng nấu rau cải.
Nguyên liệu:
- Cá rô đồng: 500g
- Rau cải: 1 mớ
- Gừng, hành khô
- Dầu ăn, hạt nêm, nước mắm…
Sơ chế nguyên liệu:
- Cá rô sơ chế rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Sau đó, tách lấy phần thịt cá, còn phần xương và đầu cá cho vào máy xay xay nhuyễn rồi lọc lấy nước và bỏ xương
- Rau cải rửa sạch và thái nhỏ
- Gừng thái lát mỏng
- Hành khô đập dập, băm nhỏ
Bầu ăn cá rô đồng được không? Các bước nấu canh cá đồng
Bước 1: Phi thơm hành băm nhỏ, gừng rồi cho thịt cá và 1 chút nước mắm vào xào săn.
Bước 2: Cho gừng và 1 chút hạt nêm vào nước luộc cá đun sôi rồi cho rau cải vào nấu.
Bước 3: Khi nước sôi trở lại, cho thịt cá đã xào vào nấu cùng, nêm nếm gia vị cho vừa miệng và tắt bếp.
Mẹ bầu ăn cá rô đồng được không? Không chỉ được mà chỉ cần thực hiện các bước chế biến như trên là đã có ngay món canh cá rô nấu rau cải ngon tuyệt cho mẹ rồi nhé.
Những lưu ý gì khi ăn cá đồng?
Lưu ý nên chế biến cá rô đồng sạch sẽ để tránh giun sán là cách ăn cá đồng tốt nhất. Bầu ăn cá rô đồng được không, mẹ nên tránh khi bị dị ứng với nó nhé. Ngoài ra, phụ nữ mắc chứng rối loạn chảy máu cũng không nên ăn cá đồng. Vì cá đồng chứa axit eicosapentaenoic trong mỡ cá, khi ăn nhiều cá sẽ tạo điều kiện làm tăng hàm lượng axit eicosapentaenoic gây ức chế trực tiếp sự kết tụ của tiểu cầu và làm nặng thêm các triệu chứng chảy máu. Mẹ bị rối loạn chức năng gan, thận cũng không nên ăn. Cá rô đồng chứa hàm lượng protein khá cao và được chuyển hóa phần lớn ở gan thận. Vậy nếu tiêu thụ quá nhiều, lượng protein quá tải sẽ làm suy giảm chức năng gan thận.
Bầu ăn cá rô đồng được không? Một lưu ý khác là đối với các bé còn quá nhỏ tuổi, mẹ không nên cho ăn các thức ăn chế biến từ cá đồng nguyên con. Vì đặc điểm của cá đồng là kích thước không lớn và có rất nhiều xương nhỏ. Nếu không cẩn thận có thể khiến bé hóc xương khi ăn.
>> Mẹ có thể xem thêm: Những thực phẩm bà bầu không nên ăn cùng nhau
Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là vô cùng quan trọng. Thế nhưng khi xây dựng thực đơn cho bà bầu, nhiều người vẫn còn băn khoăn liệu bà bầu ăn cá rô đồng được không. Hy vọng bài viết đã cung cấp vài thông tin mẹ có thể tham khảo về vấn đề dinh dưỡng cho mình nhé.