Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn khoai mì được không? Một số lưu ý khi ăn khoai mì

Khoai mì sau khi chế biến sẽ có mùi vị thơm thơm và ngọt bùi đặc trưng. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng bà bầu không nên ăn khoai mì.

Vậy bà bầu ăn khoai mì được không? Nếu bạn đang thèm khoai mì trong thai kỳ thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây trước khi ăn món này nhé.

Bà bầu ăn khoai mì được không?

Khoai mì (còn gọi là củ sắn) là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, phụ nữ có bầu ăn khoai mì được không? Bà bầu 3 tháng đầu và 3 tháng cuối ăn khoai mì được không? Theo các chuyên gia, bà bầu không nên ăn khoai mì sống; nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ

[quotation title=””]

Bạn vẫn có thể ăn được khoai mì với lượng vừa phải nhưng cần nấu chín.

[/quotation]

Vì trong khoai mì có chứa chất glycoside xyanua có thể dẫn đến ngộ độc (1, 2). Do đó, nếu muốn ăn khoai mì thì bạn chỉ nên dùng khi đã chế biến chín để tránh gây ngộ độc dẫn đến nhiều biến chứng như suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh, tê liệt, tổn thương nội tạng; thậm chí tử vong (3, 4).

Để loại bỏ lượng xyanua, bạn nên ngâm trong nước và nấu chín khoai mì trước khi ăn. Ngoài ra, hàm lượng protein trong thực phẩm có thể giúp đào thải chất độc này ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bạn nên kết hợp ăn khoai mì với các thực phẩm giàu protein khác để giảm nguy cơ bị ngộ độc nhé (4, 5).

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn khoai lang có tốt không? 6 lợi ích tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua

Dinh dưỡng có trong khoai mì

Tìm hiểu dinh dưỡng trong khoai mì cũng cho bạn biết bầu có ăn khoai mì được không?
Tìm hiểu dinh dưỡng trong khoai mì cũng cho bạn biết bầu có ăn khoai mì được không?

Sau khi biết có bầu ăn khoai mì được không; chắc hẳn bạn cũng muốn biết trong khoai mì có chứa những chất dinh dưỡng nào phải không? Trong 100g khoai mì có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng dưới đây (6):

  • Nước: 54.95g
  • Năng lượng: 191 kcal
  • Protein: 1.42g
  • Chất béo: 3.02g
  • Carbohydrate: 39.62g
  • Chất xơ: 1.9g
  • Đường: 1.77g
  • Canxi: 17mg
  • Sắt: 0.28mg
  • Magie: 22mg
  • Phốt-pho: 28mg
  • Kali: 282mg
  • Natri: 146mg
  • Kẽm: 0.36mg
  • Đồng: 0.104mg
  • Selen: 0.7µg
  • Vitamin C: 18.2mg
  • Vitamin B1: 0.082mg
  • Vitamin B2: 0.048mg
  • Vitamin B3: 0.845mg
  • Vitamin B6: 0.1mg
  • Folate: 24µg
  • Choline: 24.9mg
  • Vitamin A: 13µg
  • Carotene: 13µg
  • Vitamin E: 0.52mg
  • Vitamin K: 4.5µg

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn khoai mỡ được không và những lưu ý cần biết trong thai kỳ!

Bà bầu ăn khoai mì có tốt không?

Bà bầu ăn khoai mì sống có nhiều rủi ro; song nếu bạn ăn khoai mì chín sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ như:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hoá: Trong khoai mì có chứa tinh bột kháng là một loại carbohydrate không bị phân hủy thành đường và không tiêu hóa trong ruột non. Tinh bột này có thể nuôi dưỡng lợi khuẩn phát triển mạnh nhờ đó giúp giảm viêm và hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn (7, 8).
  • Cải thiện béo phì và tiểu đường: Tinh bột kháng kể trên còn có thể kiểm soát lượng đường trong máu, giúp tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn. Do đó, nếu bạn ăn khoai mì có thể giúp cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể, giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2 (9, 10, 11, 12).
  • Tăng hệ miễn dịch: Trong khoai mì có chứa một lượng vitamin C có thể giúp chống lại oxy hóa và hỗ trợ tăng hệ miễn dịch cho cơ thể (13).
  • Kích thích sản xuất collagen: Vitamin C trong khoai mì cũng có thể giúp bảo vệ chống lại tổn thương trên da và kích thích sản xuất collagen (một loại protein có ở khắp cơ thể như trong xương, da, cơ và khớp) (14).

Những lưu ý khi bà bầu ăn khoai mì

Bà bầu ăn khoai mì được không? Bạn có thể ăn khoai mì trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi ăn thực phẩm này nhé:

  • Nên ăn khoai mì với lượng vừa phải: Nếu bạn ăn nhiều khoai mì thì có nguy cơ bị thừa cân do thực phẩm này có chứa nhiều calo. Do đó, mỗi lần bạn ăn khoai mì thì chỉ nên dùng khoảng 73–113g thôi nhé. 
  • Nên luộc khoai mì để ăn: Bạn nên ngâm khoai mì trong nước trước khi chế biến từ 1-2 ngày để làm giảm lượng glycosid xyanua. Ngoài ra, bạn nên luộc khoai mì để hàm lượng chất độc được loại bỏ. Hơn nữa, luộc khoai mì sẽ giữ lại nhiều chất dinh dưỡng cao hơn khi chế biến với các phương pháp khác như chiên, xào,… 
  • Nên chọn mua khoai mì còn tươi: Khi lựa chọn khoai mì, bạn nên ưu tiên chọn những củ vừa mới thu hoạch còn tươi. Vì các củ khoai mì để càng lâu thì sẽ tích tụ càng nhiều độc tố.
  • Nên ăn kèm khoai mì với các thực phẩm giàu protein khác: Bạn nên ăn khoai mì kèm với các thực phẩm giàu protein khác để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. 
  • Nên gọt vỏ và bỏ hai đầu khi chế biến: Bạn cần lưu ý gọt sạch vỏ và bỏ hai đầu khoai trước khi chế biến món ăn để loại bỏ độc tố ra khỏi thực phẩm.

>> Bạn có thể xem thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không? Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu

Các cách chế biến biến món ăn với khoai mì

Sau khi tìm hiểu bà bầu ăn khoai mì được không; có lẽ bạn cũng cần tham khảo thêm một số món ăn được chế biến từ khoai mì. Dưới đây là một số gợi ý từ MarryBaby nhé.

1. Khoai mì hấp nước dừa

Có bầu ăn khoai mì hấp được không? Bà bầu có thể ăn khoai mì hấp được
Có bầu ăn khoai mì hấp được không? Bà bầu có thể ăn khoai mì hấp được

1.1 Nguyên liệu

  • Gia vị
  • Khoai mì
  • Nước cốt dừa

1.2 Cách thực hiện

  • Bước 1: Gọt vỏ và cắt khoai mì thành từng khúc rồi ngâm trong nước sạch 1-2 ngày.
  • Bước 2: Rửa khoai mì lại với nước sạch, rồi cho vào nồi hấp chín.
  • Bước 3: Đun sôi nước dừa và nêm nếm gia vị tuỳ vào khẩu vị mỗi người.
  • Bước 4: Cho khoai mì hấp chín vào nồi nước cốt dừa rồi nấu cho đến khi ngấm nước cốt. Sau đó, bạn có thể thưởng thức món khoai mì hấp nước cốt dừa.

2. Bánh khoai mì nướng cốt dừa

Bà bầu ăn bánh khoai mì được không? Bà bầu có thể ăn bánh khoai mì nướng cốt dừa
Bà bầu ăn bánh khoai mì được không? Bà bầu có thể ăn bánh khoai mì nướng cốt dừa

2.1 Nguyên liệu

  • Đường 
  • Khoai mì
  • Nước cốt dừa

2.2 Cách thực hiện

  • Bước 1: Gọt sạch vỏ khoai mì, cắt thành lát, ngâm nước từ 1-2 ngày rồi nghiền thành nước bột.
  • Bước 2: Đun sôi nước cốt dừa với đường để tạo thành siro nước cốt dừa ngọt.
  • Bước 3: Trộn khoai mì nghiền với nước cốt dừa đun sôi với nhau, rồi cho vào khuôn nướng.
  • Bước 4: Nướng bánh khoai mì cho đến khi cứng lại và có màu vàng đẹp mắt. Bạn có thể lấy bánh ra để thưởng thức rồi.

[inline_article id=256142]

Tóm lại, bà bầu ăn khoai mì có được không? Bạn có thể ăn khoai mì trong thai kỳ nhưng với một lượng vừa phải khoảng 73-113g. Ngoài ra, bạn cũng nên ngâm khoai trong nước từ 1-2 ngày trước khi chế biến để loại bỏ độc tố nhé. 

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.