Vậy mẹ bầu ăn rau ngổ được không? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vì đây là một loại rau không thể thiếu trong ẩm thực của Việt Nam, nếu thiếu có thể khiến món ăn không còn ngon miệng nữa.
Tìm hiểu chung về cây rau ngổ
Trước khi tìm hiểu phụ nữ có bầu ăn rau ngổ được không; chúng ta cần hiểu rõ hơn về loại rau này. Rau ngổ có tên khoa học là Enydra fluctuans Lou là cây thân thảo, sống ngập trong nước hoặc nổi trên mặt nước.
Thân cây rau ngổ có hình trụ phân thành nhiều nhánh con, có đốt và phần thân bên trong giữa hai đốt rỗng. Cây rau gia vị này ưa mọc ở những nơi có nước như đầm lầy, ao hồ, trong ruộng ngập nước, mương máng…
>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn mắm được không? Những loại mắm nào an toàn cho bà bầu?
Mẹ bầu ăn rau ngổ được không?
Khi có bầu ăn rau ngổ được không? Hiện tại, MarryBaby chưa ghi nhận bất kỳ tài liệu khoa học nào chứng minh về tác hại của cây rau ngổ đối với thai kỳ. Do đó, mẹ bầu có thể dùng loại rau này để làm gia vị chế biến thức ăn trong suốt thai kỳ.
Mặc dù, rau ngổ không gây hại nhưng mẹ bầu cũng không nên tiêu thụ quá nhiều loại rau này. Bởi vì, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm gì cũng có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến các biến chứng không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên ăn rau ngổ khi còn sống. Vì thân cây rau có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các loại vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất khi tiêu thụ rau ngổ, mẹ bầu nên rửa sạch và trụng với nước sôi ở nhiệt độ 40-50℃ để diệt các loại trứng sán, vi khuẩn bám trên thân cây.
Liên quan đến vấn đề bầu ăn rau ngổ sống được không vì có thể nhiễm giun sán; bạn có thể tìm hiểu thêm về có bầu uống thuốc tẩy giun tốt hay xấu nhé.
Tác dụng của rau ngổ với sức khỏe
Sau khi tìm hiểu bầu ăn rau ngổ được không; trong phần dưới đây chúng ta sẽ cần hiểu thêm về các tác dụng của loại rau này đối với sức khoẻ mẹ bầu. Cây rau ngổ có vị hơi đắng, tính mát, không chứa độc và có mùi thơm đặc trưng khi ăn.
Theo Y học Cổ truyền, rau ngổ có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu và thông hoạt trung tiện. Loại rau gia vị này còn được dùng để điều trị các bệnh lý sỏi thận, sỏi mật, bí tiểu, tiểu không tự chủ, ăn không tiêu, viêm khớp, ho cảm, bệnh gout, tiểu đường, viêm gan, ra nhiều huyết trắng ở phụ nữ…
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, nhóm coumarine và flavonoid trong rau ngổ có khả năng chữa viêm khớp, viêm gan, tổn thương nhiễm trùng ngoài da. Và chất nevadensin chiết xuất từ rau ngổ cũng có công dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư hiệu quả.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn rau đay được không? 6 lợi ích cho mẹ bầu
Các món ăn cho mẹ bầu chế biến với rau ngổ
Như vậy, mẹ bầu không những được ăn rau ngổ trong thai kỳ mà loại rau này còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để giúp bổ sung vào thực đơn mang thai, MarryBaby xin gợi ý cho mẹ bầu một số món ăn chế biến với rau ngổ dưới đây nhé:
1. Cách chế biến rau ngổ xào tỏi
1.1 Nguyên liệu:
- 200g rau ngổ
- 2 tép tỏi
- Nước mắm
- Hạt nêm
- Dầu ăn
1.2 Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn hãy nhặt sạch rau ngổ, cắt bỏ gốc và lá già, lá sâu. Sau đó, bạn rửa sạch rau với nước và để ráo. Với tỏi, bạn bóc vỏ và đập dập.
- Bước 2: Bạn đặt chảo lên bếp rồi cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Khi dầu nóng, bạn cho tỏi đã đập dập vào phi thơm, rồi cho rau ngổ vào xào nhanh tay. Kế đến, bạn nêm thêm ½ muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm vào rau rồi xào đều tay khoảng 3 phút thì tắt bếp. Sau đó, bạn có thể thưởng thức món rau ngổ xào tỏi rồi.
Ngoài vấn đề bầu ăn rau ngổ được không và món rau ngổ xào tỏi; bạn có thể tham khảo thêm về mẹ bầu ăn rau đắng và cách chế biến món ăn nhé.
2. Cách làm lươn um rau ngổ
2.1 Nguyên liệu:
- 500g lươn
- 500g rau ngổ
- 2 chén nước cốt dừa
- 4 tép tỏi
- 4 trái ớt
- Hành lá
- Đậu phộng rang
- Gia vị
2.2 Cách chế biến:
- Bước 1: Bạn cần làm sạch lươn bằng cách bóp với muối khoảng 2 phút rồi tuốt từ đầu đến đuôi lươn. Sau đó, bạn rửa lươn lại với nước nhiều lần cho đến khi hết nhớt. Hoặc nếu nhà bạn có tro bếp thì có thể làm sạch nhớt lươn bằng cách tương tự với muối.
- Bước 2: Bạn mổ lươn và loại bỏ hết phần ruột bên trong rồi rửa lại thật sạch với nước. Lươn sau khi sơ chế, bạn cần ướp với 1/2 muỗng cà phê muối, 1 ít bột ngọt, 1 ít bột nêm, 1,5 muỗng canh nước mắm. Bạn cũng có thể thay đổi lượng gia vị tùy theo khẩu vị của gia đình. Sau đó, bạn xoa đều thịt lươn để cho gia vị thấm và cho lươn nghỉ khoảng 20-30 phút.
- Bước 3: Bạn lấy tỏi lột vỏ rồi băm nhuyễn, hành lá và cắt khúc khoảng 3-4cm, còn rau ngổ có thể lặt thành từng miếng vừa ăn.
- Bước 4: Bạn hãy đặt chảo lên bếp, cho vào một ít dầu ăn và chờ đến khi dầu sôi thì cho tỏi vừa băm vào rồi phi lên cho hơi vàng. Sau đó, bạn bỏ lươn vào chiên sơ khoảng 5-7 phút rồi gắp ra dĩa.
- Bước 5: Bạn cho rau ngổ vào nồi, kế đến cho lươn lên phía trên rau rồi cho thêm 1/2 nước cốt dừa vào. Kế đến, bạn đậy nắp lại và um trong khoảng 7 phút.
- Bước 6: Sau khi bạn um lươn lần 1 thì mở nắp ra để trở lươn và rau ngổ lại. Tiếp theo, bạn đậy nắp lại và tiếp tục um lươn trong khoảng 15 phút.
- Bước 7: Tiếp đến, bạn mở nắp ra để trở rau thêm 1 lần nữa và cho nước cốt dừa còn lại vào và um thêm khoảng 4–5 phút.
- Bước 8: Sau đó, bạn tiếp tục trở lươn lại rồi cho thêm hành lá và ớt vào rồi tắt lửa. Bây giờ, bạn cho lươn um rau ngổ ra đĩa và rắc thêm ít đậu phộng và thưởng thức. Bạn có thể ăn kèm lươn um với bún tươi hay cơm nóng, cùng với một chén nước chấm đậm đà nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi
3. Cháo lươn rau ngổ
Ngoài cách làm um lươn rau ngổ ở trên, bạn có thể chế biến cháo lươn với rau ngổ với công thức sau:
3.1 Nguyên liệu:
- 500g lươn
- Gạo
- Rau ngổ
- Đậu hũ
- Dầu ăn
- Gia vị
3.2 Cách chế biến:
- Bước 1: Bạn cần rửa sạch lươn với muối, luộc sơ qua và lọc bỏ xương. Kế đến, bạn rang vàng gạo và nấu thành cháo. Còn hành tím thì bạn bóc vỏ và cắt lát mỏng. Với rau ngổ, bạn cần rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong 5 phút rồi thái nhỏ. Và đậu hũ thì bạn rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn.
- Bước 2: Kế đến bạn cho dầu ăn vào chảo và chiên ngập mặt đậu hũ. Sau đó, bạn đợi đến khi đậu hũ vàng giòn rồi gắp ra đĩa.
- Bước 3: Tiếp theo, bạn cho dầu ăn vào chảo, đợi dầu sôi thì cho hành tím vào phi vàng. Sau đó, bạn cho thịt lươn, nước mắm và hạt nêm vào đảo nhẹ và tắt bếp.
- Bước 4: Khi cháo đã chín, bạn cho lươn, đậu hũ chiên và rau ngổ vào nấu thêm 3 phút là có thể thưởng thức được rồi.
4. Bí đỏ xào rau ngổ
4.1 Nguyên liệu:
- Bí đỏ
- Rau ngổ
- Tỏi
- Gia vị
4.2 Cách chế biến:
- Bước 1: Bạn cần gọt vỏ, bỏ hạt bí đỏ rồi rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn. Với rau ngổ, bạn cần rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi cắt nhỏ. Còn tỏi thì bạn bóc vỏ và băm nhuyễn.
- Bước 2: Kế đến, bạn xào bí đỏ với rau ngổ rồi nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Sau đó, bạn có thể thưởng thức món bí đỏ xào rau ngổ thơm ngon rồi đó.
>> Bạn có thể tham khảo thêm: Mẹ bầu ăn lòng lợn trong thai kỳ được không?
5. Chân giò giả cầy
5.1 Nguyên liệu:
- Chân giò heo
- Rau ngổ
- Mắm tôm
- Củ riềng
- Gia vị
5.2 Cách chế biến:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần nướng sơ chân giò heo rồi ướp với ớt bột, tương ớt, đường, hạt nêm, mắm tôm và riềng băm trong 1 tiếng.
- Bước 2: Bạn cần rửa sạch rau ngổ rồi ngâm nước muối loãng 5 phút, vớt ra và thái nhỏ.
- Bước 3: Kế đến, bạn đặt chảo lên bếp rồi cho chân giò đã ướp vào xào với dầu ăn.
- Bước 4: Tiếp theo, bạn cho nước dừa vào ninh chân giò trong khoảng 2 tiếng.
- Bước 5: Bạn tiếp tục nêm gia vị vào chân giò để vừa ăn rồi cho rau ngổ vào đun thêm 3 phút nữa và tắt bếp. Đến đây, bạn có thể cho món ăn ra dĩa và thưởng thức món chân giò giả cầy thơm ngon rồi đó.
[inline_article id=279255]
Như vậy bạn đã biết mẹ bầu ăn rau ngổ được không rồi phải không? Mẹ bầu có thể ăn được rau ngổ trong suốt thai kỳ nhưng đừng ăn quá nhiều. Tốt nhất, bạn cần ăn các món ăn chế biến với rau ngổ xen kẽ với các món ăn khác để cân bằng dinh dưỡng nhé.
[key-takeaways title=””]
Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).
[/key-takeaways]