Hầu hết tình trạng nghén ngủ thường xuất hiện ở nhiều mẹ bầu mà ít người để ý tới. Vậy nghén ngủ xuất hiện vào thời điểm nào? Liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé trong bụng mẹ hay không? Hay đây là dấu hiệu nhằm xác định giới tính của bé? Bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp một cách chính xác và rõ ràng nhất dưới đây.
Nghén ngủ là gì?
Mệt mỏi và kiệt sức là những biểu hiện thường cho thấy việc bạn đang mang thai. Điều này khiến nhiều phụ nữ có nhu cầu ngủ nhiều hơn, mọi lúc mọi nơi và chiếm hầu hết khoảng thời gian trong ngày.
Theo các chuyên gia, một người khỏe mạnh bình thường có thể cần ngủ tầm 7-9 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, thói quen và thời gian ngủ của mỗi người mỗi ngày là khác nhau. Một số người có thể cần ngủ liên tục từ 9-10 giờ trong ngày để có thể đạt hiệu suất và chất lượng giấc ngủ tốt nhất. Do vậy, trong quá trình mang thai, thời gian ngủ cần được tăng lên để phù hợp với sự thay đổi bên trong cơ thể và cho sự phát triển của thai nhi.
Thực chất, biểu hiện của tình trạng nghén ngủ thường rất dễ dàng nhận biết, đó là khi tần suất ngủ của bà bầu tăng cao, ngáp nhiều, giấc ngủ thường kéo dài thời gian so với bình thường (hầu hết thời gian ngủ sẽ dao động khoảng 10-12 tiếng một ngày).
>>> Bạn có thể quan tâm: Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn đoán sinh con trai hay gái
Nghén ngủ xuất hiện trong thời điểm nào của thai kỳ?
Thông thường, hiện tượng nghén ngủ sẽ dễ dàng xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ hay được gọi là tam cá nguyệt thứ nhất. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc thay đổi từ bên trong cơ thể của bà bầu.
Sự thay đổi này khiến lượng progesterone được sản sinh một cách mạnh mẽ và tác động trực tiếp đến benzodiazepine, từ đó kích thích sản xuất các thụ thể GABA trong suốt toàn bộ thai kỳ. Đây chính là một hoạt chất giúp mẹ bầu thư giãn trí não và cải thiện giấc ngủ.
Tuy nhiên, lượng hormone này có thể dẫn đến việc bà bầu bị mất ngủ vào ban đêm. Vì thế, cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ sẽ đeo đuổi và xuất hiện nhiều hơn vào ban ngày, khiến mẹ bầu trở nên thèm ngủ và lúc nào cũng trong trạng thái rã rời vì thiếu ngủ.
Bà bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái?
Hầu như việc bà bầu bị nghén ngủ khi mang thai là một biểu hiện hết sức bình thường. Từ đó có rất nhiều bà mẹ cho rằng việc nghén ngủ chính là một trong những dấu hiệu ngầm thông báo được giới tính của thai nhi.
Một số ý kiến cho rằng việc mẹ bầu nghén ngủ sẽ sinh con gái bởi thai nhi không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ quá nhiều như khi mang bầu các bé trai.
Tuy nhiên, lại cũng có những lời nhận định trái chiều cho rằng nghén ngủ nhiều là dấu hiệu thai nhi con trai vì mang thai con trai mẹ bầu sẽ mệt mỏi hơn và bị thức giấc nhiều vào ban đêm. Vậy liệu bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc dựa vào các triệu chứng như nghén ngủ để chẩn đoán chính xác giới tính của bé là hoàn toàn không có cơ sở. Hiện nay nền y học hiện đại chưa có một nghiên cứu nào chứng minh nhận định trên là đúng và có căn cứ. Bởi giới tính của thai nhi chỉ được cho thấy rõ ràng nhất trong vòng từ tuần 12 đến 16 của thai kỳ.
Vì thế, để có thể biết xác định giới tính của thai nhi, mẹ nên trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và nhận được kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, dù trai hay gái thì đó không phải là điều mà mẹ phải bận tâm, quan trọng là bé chào đời khỏe mạnh mẹ nhé!
>>> Bạn có thể quan tâm: 3 cách dự đoán sinh con trai hay gái theo dân gian chính xác 99.99%
Liệu nghén ngủ có nguy hiểm không?
Hai yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu có thể dưỡng thai một cách hiệu quả chính là thời gian và chất lượng của giấc ngủ. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại hiểu lầm và cảm thấy việc nghén ngủ sẽ giúp bản thân tránh khỏi những rắc rối khác của việc chán ăn và buồn nôn… trong giai đoạn những tháng đầu của thai kỳ.
Bà bầu bị nghén ngủ trong những tháng đầu tiên của thai kỳ thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc ngủ quá nhiều có thể làm hạn chế thời gian vận động của mẹ bầu. Điều này lại khá nguy hiểm bởi có thể dẫn đến tình trạng cứng cơ, xương, khớp và tăng nguy cơ gãy xương khi mang thai.
Mặc dù những tình trạng trên là không phổ biến nhưng nếu thiếu quá trình vận động và rèn luyện trong suốt thời gian mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ về vấn đề xương khớp sau khi sinh. Ngoài ra, việc thiếu vận động cũng làm bà bầu giảm khả năng linh hoạt, tinh thần suy nhược và giảm khả năng nhận thức.
Bên cạnh đó, việc nghén ngủ khiến mẹ bầu lười vận động dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng do cơ thể chỉ hấp thu các chất dinh dưỡng mà ít tiêu hao. Không những thế, việc này còn ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh nở, đặc biệt là đối với các mẹ có ý định sinh thường.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bầu thèm chua, thích ăn chua đẻ con gì?
Vậy bầu nghén ngủ phải làm sao?
Làm thế nào để tình trạng nghén ngủ của mẹ bầu trở nên nhẹ nhàng hơn? Bạn nên làm theo những điều dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh, vượt qua các cơn ngáp ngắn ngáp dài mỗi ngày nhé.
♦ Bố trí thời gian ngủ hợp lý sẽ giảm thiểu tình trạng nghén ngủ
Mẹ bầu nên cố gắng có thời gian ngủ một cách khoa học để không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và những tháng cuối của thai kỳ.
Một giấc ngủ chất lượng và lý tưởng trong quá trình mang thai sẽ là 8 tiếng một ngày và thêm 30 phút cho thời gian nghỉ trưa. Bởi thời điểm đó, bà bầu sẽ không bị quá giấc và giảm thiểu tình trạng mất ngủ vào ban đêm, ngủ nhiều hơn vào ban ngày.
Gia đình và đặc biệt là người chồng hãy tạo điều kiện cho mẹ bầu được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Điều này sẽ tránh được những cơn buồn ngủ có thể hành hạ họ suốt cả ngày.
♦ Tăng cường tập luyện để tỉnh táo hơn
Một trong những giải pháp giúp cải thiện sức khỏe của mẹ và bé đồng thời cũng giảm thiểu tình trạng nghén ngủ chính là luyện tập thể dục. Mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… vừa tạo nên cảm giác thư giãn, thoải mái, vừa giúp mẹ trở nên tỉnh táo hơn vào ban ngày.
♦ Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết
Khi mang thai, những chất dinh dưỡng sẽ được dung nạp và hấp thụ trực tiếp cho thai nhi, dẫn đến tình trạng bà bầu mệt mỏi, chỉ muốn được nghỉ ngơi, thư giãn. Vì thế, trong chế độ ăn, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các loại rau củ quả (trừ các loại rau bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu), thịt, cá, tôm… viên uống bổ sung sắt (nếu có) để cải thiện sức khỏe và giảm việc nghén ngủ.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể sử dụng các loại thức uống như trà gừng, chanh muối…
Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp các thắc mắc về việc bà bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái và vấn đề xung quanh triệu chứng nghén ngủ của các mẹ trong quá trình mang thai. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích và có thể giúp bạn giảm thiểu được tình trạng nghén ngủ trong giai đoạn bầu bí.
[inline_article id=267579]
Hương Hoa