Chanh dây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bạn mang thai thì một số thực phẩm dù tốt nhưng vẫn không nên bổ sung vì có hại cho thai nhi. Vậy bà bầu uống chanh dây được không? Bà bầu uống nước chanh dây mỗi ngày có tốt không? Hãy cùng MarryBaby đi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Giá trị dinh dưỡng có trong chanh dây
Trong 100g chanh dây có chứa những dưỡng chất dưới đây: (1)
- Nước: 72.9g
- Năng lượng: 97 kcal
- Protein: 2.2g
- Chất béo: 0.7g
- Carbohydrate: 23.4g
- Chất xơ: 10.4g
- Đường: 11.2g
- Canxi: 12mg
- Sắt: 1.6mg
- Magie: 29mg
- Phốt-pho: 68mg
- Kali: 348mg
- Natri: 28mg
- Kẽm: 0.1mg
- Đồng: 0.086mg
- Selen: 0.6µg
- Vitamin C: 30mg
- Vitamin B2: 0.13mg
- Vitamin B3: 1.5mg
- Vitamin B6: 0.1mg
- Folate: 14µg
- Choline: 7.6mg
- Vitamin A: 64µg
- Carotene, beta: 743µg
- Vitamin E: 0.02mg
- Vitamin K: 0.7µg
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống nước mía thai nhi có tăng cân không?
Bà bầu uống nước chanh dây được không?
Có bầu uống chanh dây được không? Bà bầu có thể uống hoặc ăn chanh dây trong suốt thai kỳ. Đây là một loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều loại vitamin A, C, B2, B3 và B6. Hơn nữa, chanh dây còn chứa chất xơ và khoáng chất như kali, sắt, phốt-pho, đồng và magiê có lợi cho thai kỳ.
Do đó, bạn có thể sử dụng chanh dây để pha nước uống hoặc kết hợp với một số nguyên liệu để chế biến món ăn khi mang thai. Những chất dinh dưỡng của chanh dây sẽ giúp bạn cải thiện một số biến chứng trong thai kỳ cũng như hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu uống nước chanh dây mỗi ngày có tốt không? Dù uống chanh dây trong thai kỳ mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ của hai mẹ con nhưng bạn đừng uống quá nhiều, chỉ nên dùng khoảng 1 ly mỗi ngày để tránh những phản ứng ngược dẫn đến ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Ngoài tìm hiểu bà bầu uống chanh dây được không; bạn cũng nên tìm hiểu thêm 14 nước uống tốt cho bà bầu 3 tháng cuối giúp mẹ khỏe con thông minh nhé.
Bà bầu uống chanh dây có tác dụng gì?
Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề “bà bầu uống chanh dây được không?” rồi. MarryBaby nghĩ bạn cũng rất muốn biết bà bầu uống chanh dây có tác dụng gì phải không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong phần dưới đây nhé.
- Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Chanh dây giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
- Tốt cho xương: Chanh dây chứa nhiều khoáng chất như phốt-pho, sắt, magiê và đồng. Các chất này có công dụng hỗ trợ tăng mật độ xương và làm cho xương chắc khỏe hơn. Nhờ đó, bạn có thể ngăn ngừa các triệu chứng loãng xương và đau khớp khi mang thai (2).
- Ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp: Nếu bạn uống nước chanh dây khi đang mang thai sẽ giúp làm giảm các triệu chứng thở khò khè, ho và hen suyễn (3).
- Hỗ trợ hệ tiêu hoá: Chanh dây chứa chất xơ giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và nhu động ruột. Nhờ đó, bạn có thể ngăn ngừa táo bón khi mang thai.
- Cải thiện tình trạng mất ngủ: Trong chanh dây có nhóm hoạt chất thiên nhiên alkaloid như chất harman có tác dụng an thần. Do đó, khi bạn ăn chanh dây có thể giúp giảm thiểu tình trạng bồn chồn, lo lắng và cải thiện mất ngủ một cách hiệu quả (3).
- Điều hòa huyết áp: Chanh dây chứa kali là một khoáng chất quan trọng giúp các mạch máu dẻo dai và cải thiện lưu lượng máu. Vì vậy, uống nước chanh dây sẽ giúp bạn có huyết áp ổn định trong suốt thai kỳ (4).
- Cải thiện lưu thông máu: Hàm lượng sắt cao trong chanh dây giúp tăng cường sản xuất huyết sắc tố. Nhờ đó, bạn có thể tránh được nguy cơ thiếu máu và các biến chứng liên quan khi uống chanh dây trong thai kỳ.
- Hỗ trợ sức khỏe của da và mắt: Vitamin A trong chanh dây có công dụng ngăn ngừa nguy cơ đục thủy tinh thể, quáng gà và các vấn đề khác liên quan đến mắt. Chất dinh dưỡng này cũng tăng cường sức khỏe làn da đáng kể.
- Giảm tình trạng ốm nghén: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể thường xuyên bị buồn nôn do ốm nghén. Để khắc phục tình trạng ốm nghén, bạn có thể uống nước chanh dây nhé. Hương vị chua chua ngọt ngọt của thức uống này sẽ làm dịu bớt tình trạng khó chịu của ốm nghén.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Chanh chứa vitamin C, beta-cryptoxanthin và alpha-carotene là những chất chống oxy hóa giúp trung hòa hoạt động của gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm căng thẳng oxy hóa. Hơn nữa, các chất này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn chống lại một số bệnh nhiễm trùng và có một thai kỳ khỏe mạnh.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn việt quất được không và những lưu ý khi ăn
Bà bầu uống nhiều chanh dây có tác dụng phụ gì?
Bạn đã biết rằng, chanh dây uống trong thai kỳ rất tốt cho sức khỏe hai mẹ con sau khi tìm hiểu “có bầu uống chanh dây được không”. Tuy nhiên, nếu bà bầu uống quá nhiều chanh dây trong thời gian dài thì có thể dẫn đến những tác dụng phụ sau:
- Ảnh hưởng hệ tiêu hoá: Bạn có thể bị đầy hơi, khó tiêu thậm chí là tiêu chảy khi uống quá nhiều chanh dây.
- Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với chanh dây dẫn đến các phản ứng từ ngứa nhẹ đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Làm trầm trọng các biến chứng của tiểu đường thai kỳ: Chanh dây vốn dĩ có vị chua, song khi pha chanh dây, bạn có thể có thói quen bỏ nhiều đường để át đi vị chua. Đây có thể là mối lo ngại nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Tăng cân quá mức: Thói quen uống chanh dây pha nhiều đường có thể cung cấp cho cơ thể một lượng calo dư thừa và một lượng đường cao. Nếu điều này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân không mong muốn.
[key-takeaways title=”Bà bầu có nên uống luôn hạt chanh dây không? “]
Bạn vẫn có thể ăn cả hạt chanh dây trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn có hệ tiêu hoá không tốt thì không nên ăn hạt chanh dây vì có thể dẫn đến chứng khó tiêu.
[/key-takeaways]
Cách chọn lựa và bảo quản chanh dây
Như vậy, bà bầu không những được uống chanh dây trong suốt thai kỳ; mà thức uống này còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn và thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý cách lựa và bảo quản chanh dây dưới đây để khi uống vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
- Cách chọn lựa chanh dây: Ưu tiên chọn trái nặng, tròn và có kích thước vừa phải. Trái chanh dây có vỏ hơi nhăn, bề mặt da hơi se là những trái chín. Nếu lớp vỏ ngoài căng bóng, mịn màng là những trái chưa chín cần để ở nhiệt độ phòng trong vòng 2 đến 3 ngày.
- Tránh mua nước ép chanh dây pha sẵn: Vì bạn không biết rõ được nguồn gốc của nước ép cũng như không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều nơi còn bỏ quá nhiều đường vào nước ép khiến nước uống không còn lành mạnh.
- Cách bảo quản: Bạn có thể bảo quản chanh dây ở ngoài hoặc bọc kín bằng túi khí và để trong tủ lạnh. Nếu trái chín thì bạn nên dùng ngay và không để lâu quá 2 ngày.
>> Bạn có thể xem thêm: Mang bầu ăn xà lách xoong được không? Lợi ích gì mang đến cho sức khỏe?
Cách làm nước chanh dây cho bà bầu
1. Nguyên liệu:
- 2 trái chanh dây
- Đường, muối
- Đá viên
2. Cách thực hiện:
- Bước 1: Cắt đôi trái chanh dây rồi lấy muỗng cạo phần ruột cho vào ly.
- Bước 2: Thêm 2 thìa đường nhỏ, 1 ít muối vào ly và khuấy đều cho đến khi tan hết.
- Bước 3: Bạn dùng rây lượt bỏ phần hạt và lấy nước uống. Nếu thích ăn cả hạt thì bạn bỏ qua bước này.
- Bước 4: Bạn cho nước lọc vào khoảng 2/3 ly, thêm đá và thưởng thức món nước thơm ngon này.
Các cách khác chế biến chanh dây tốt cho sức khỏe
Bà bầu uống chanh dây được không? Đương nhiên là bà bầu được uống chanh dây trong suốt thai kỳ rồi. Ngoài món nước ép, bạn có thể chế biến chanh dây thành các món ăn sau:
- Sinh tố chanh dây
- Làm sốt chanh dây trong các món salad
- Dùng làm nguyên liệu cho các món bánh ngọt
[inline_article id=270387]
Tóm lại, bà bầu uống nước chanh dây được không? Bà bầu uống nước chanh dây rất tốt cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng với lượng vừa phải, không nên dùng quá nhiều trong thời gian dài. Vì điều này có thể dẫn đến các biến chứng không tốt như đầy hơi, tiêu chảy, dị ứng,…