Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu là bình thường nếu như không kèm ra máu âm đạo, choáng váng, mệt mỏi… Vậy nếu như gặp những vấn đề trên thì nguy hiểm như thế nào?
Tức bụng, đau lâm râm trong thai kỳ đầu tiên
Đây là lúc mà trứng làm tổ trong tử cung, quá trình bám rễ diễn ra. Phôi nang dính vào niêm mạc tử cung và nuôi bám, gây ra hiện tượng đau bụng lâm râm.
Khi phôi thai ổn định các cơn đau sẽ giảm dần và hết hẳn. Nhưng nếu mẹ bầu bị đau bụng, quằn quại kèm các triệu chứng bất thường thì cần đến bác sĩ ngay. Bởi đó là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm cảnh báo những vấn đề sau:
- Thai ngoài tử cung: Xảy ra ở tuần 4 đến 10 của thai kỳ, gây các cơn đau bụng quặn thắt, dồn dập, xuất huyết âm đạo màu sẫm – loãng.
- Dọa sảy thai sớm: Nếu bụng khó chịu khi mang thai kèm đau lưng, ra mảng huyết màu sẫm, dày thì mẹ bầu cần đi khám ngay để phòng tránh việc bị sảy thai.
- Đau tức bụng kèm khối u: Thường gặp phải ở thai phụ có tiền sử mắc u xơ tử cung, u buồng trứng do chứng đảo ngược cuống u nang hoặc u dưới tử cung. Mẹ bầu sẽ gặp phải những cơn đau quặn dữ dội ở bụng dưới.
- Viêm ruột thừa: Khi bị đau thắt ⅓ vùng bụng, âm ỉ kéo dài mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay để tránh nguy hiểm cho bản thân và thai nhi.
- Tiền sản giật: Đau tức bụng trên, đau liên tục kéo dài và buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, mẹ bầu cần theo dõi kỹ để kịp thời đến bệnh viện thăm khám.
Bụng khó chịu khi mang thai do khó tiêu, táo bón
Táo bón khi mang thai là tình trạng thường gặp gây khó chịu, bất tiện cho mẹ bầu. Bởi quá trình chuyển hóa thức ăn không còn nhanh như trước, kèm theo sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai.
Táo bón không chỉ khiến bụng khó chịu khi mang thai mà còn gây chán ăn làm mẹ và bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng.
Nếu tích tụ lâu ngày sẽ khiến chất thải tích tụ, lan truyền chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Để hạn chế tình trạng này thì mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh.
Bổ sung chất xơ từ rau xanh, củ quả, trái cây, các loại hạt…. Uống đủ nước, đi bộ và tập thể dục nhẹ nhàng.
Khi mang thai mẹ bầu còn thường xuyên phải chịu đựng những cơn ợ nóng, khó tiêu. Nguyên nhân là do bụng phình ra, dạ dày bị đẩy lên, gây ợ nóng.
Để giảm thiểu tình trạng này mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn. Không nên ăn nhiều các thức ăn cay, nóng, đồ ăn quá khô khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng cao.
Căng tức bụng dưới giai đoạn cuối thai kỳ
Bụng khó chịu khi mang thai những tháng cuối thì nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do tử cung mở rộng. Khi thai nhi càng lớn càng cần nhiều không gian buộc tử cung phải giãn ra, chèn ép lên ruột gây cảm giác căng tức bụng dưới.
Nguyên nhân thứ hai là do đau dây chằng khi bị kéo căng. Cảm giác đau, khó chịu sẽ rõ rệt nhất khi thay đổi vị trí đột ngột. Nhưng tình trạng này thường diễn ra nhiều hơn vào tam cá nguyệt thứ hai.
Tuy nhiên, nếu các cơn đau, căng tức bụng dưới trước tuần 37, đi kèm với cơn gò thắt liên tục, đau lưng thì mẹ bầu rất dễ bị sinh non. Lúc này bạn cần đi khám để được chuẩn đoán chính xác, xử lý kịp thời.
Một trong những nguy cơ khiến bụng khó chịu khi mang thai giai đoạn cuối đó là bong nhau thai. Đây là hiện tượng nhau thai tách khỏi tử cung khiến mẹ bầu bị căng tức bụng, kèm đau bụng dữ dội.
Các cơn đau còn kèm theo ra máu đỏ đậm không có cục máu đông. Rất nhiều trường hợp phải mổ cấp cứu để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Những thai phụ có tiền sử phá thai, huyết áp cao, tiền sản giật… có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
[inline_article id=241686]
Như vậy bụng khó chịu khi mang thai là hiện tượng thường gặp nhưng các mẹ bầu vẫn phải lưu ý theo dõi. Nếu kèm theo các triệu chứng bất thường cần đi khám bác sĩ ngay để bảo vệ an toàn cho bản thân và thai nhi.