Cách thai giáo của người Nhật đặc biệt chú trọng đến các yếu tố toàn diện tác động đến trẻ từ những sinh hoạt thường ngày, qua dinh dưỡng, cảm giác, xúc giác…
Nguyên tắc 1: Tạo thói quen sinh hoạt hợp lý
Bé sẽ dần hình thành với các thói quen và nhận thức dựa vào lịch sinh hoạt hằng ngày của mẹ. Vì thế, điều đầu tiên và quan trọng nhất của thai giáo chính là tạo cho mình thói quen sinh hoạt hợp lý, ưa vận động. Chú ý ăn uống đúng giờ, ngủ sớm, dậy sớm và đủ giấc mỗi ngày.
Khi thai nhi bước sang tuần thai thứ 28 trở đi là lúc em bé trong bụng phát triển rất mạnh về thính giác và thị giác. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu phân biệt được sáng tối. Muốn em bé khi sinh ra ngoan ngoãn và ít khóc đêm thì ngay từ những tuần này mẹ càng quan tâm hơn đến thói quen sinh hoạt của mình.
Tránh thức khuya hoặc ở những nơi quá sáng và ồn ào khi về đêm. Nếu được hình thành thói quen sinh hoạt như vậy thì ngay từ khi còn trong bụng mẹ bé sẽ nhớ được rằng vào buổi sáng và ban ngày thì có ánh sáng, ban đêm thì tối để từ đó hình thành thói quen thức và ngủ có quy tắc cho mình.
Nếu như bạn tiếp tục thói quen sinh hoạt dễ dãi như thức khuya, dậy trễ, em bé khi sinh ra cũng sẽ quen thời gian sinh hoạt như vậy, đêm không chịu ngủ hoặc dễ khóc. Kết quả là mẹ sẽ bị thiếu ngủ, mệt mỏi, dễ sinh ra cáu giận, ảnh hưởng không nhỏ tới việc chăm sóc em bé.
Nguyên tắc 2: Trò chuyện thường xuyên với con
Giọng nói của cha mẹ chính là âm thanh tuyệt vời nhất mà em bé muốn nghe và càng được lặp đi lặp lại thì em bé sẽ càng thích qua đó sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và con sẽ càng gắn kết. Chính những cảm nhận yêu thương đó sẽ là tiền đề để bé phát huy trí tuệ về sau.
Các em bé rất thích giọng nói trầm ấm của các ông bố. Nếu từ trong bụng mẹ các bé đã được nghe giọng nói của bố thì lúc sinh ra sẽ rất quấn quýt với bố mình.
Thường xuyên đọc truyện cho con nghe cũng là một cách thai giáo gắn kết hiệu quả nhất. Không chỉ giúp mẹ bầu thư giãn, đọc truyện cũng sẽ hỗ trợ con phát triển thính giác và khả năng ngôn ngữ.
Ngoài ra mẹ có thể cho con nghe nhạc bắt đầu từ tuần thứ 5 trở đi, 10-20 phút mỗi lần, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi con đi ngủ. Vào buổi sáng, việc nghe những bản nhạc nhẹ với âm điệu du dương giúp mẹ và con yêu được thư giãn, thoải mái, tạo tâm trạng tích cực để bắt đầu một ngày mới. Vào buổi tối, ba mẹ cho con nghe nhạc để giúp mẹ bầu và con yêu ngủ ngon.
Mẹ lưu ý để loa ngoài ở mức độ nghe vừa phải, không quá to hoặc nhỏ vì con nằm trong môi trường nước ối có khả năng truyền âm thanh rất tốt.
Nguyên tắc 3: Thai giáo bằng dinh dưỡng
Ngoài các yếu tố tinh thần, cách thai giáo của người Nhật còn đặc biệt chú trọng đến Trong thai kỳ, mẹ có thể bị mệt mỏi, buồn phiền cho tình trạng ốm nghén, dẫn đến không ăn được hoặc ăn không đủ chất. Việc này rất không tốt cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Lúc này, mẹ cần có một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Mẹ bầu có thể bổ sung dưỡng chất bằng chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ và phù hợp trong từng giai đoạn của thai kỳ. Các nhà khoa học cũng cho biết việc uống sữa trong thai kỳ có thể giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết có thể bị thiếu hụt trong trường hợp mẹ bị thai nghén, không ăn đủ chất.
Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung các loại vitamin tổng hợp thiết yếu cho thai nhi trong thai kỳ như: acid folic, canxi, sắt… giúp bé phát triển toàn diện não bộ và hệ xương.
Nguyên tắc 4: Thai giáo bằng xúc giác
Phụ nữ Nhật thường áp dụng các trò chơi để thực hành thai giáo cho con từ tháng thứ 5 bằng những tác động nhẹ nhàng lên con. Một bài tập phổ biến được các mẹ thực hiện là bài tập ấn đẩy, giúp con có thể rèn luyện khả năng đạp bụng để phản ứng lại với những kích thích từ mẹ.
Những bé được ba mẹ thực hành các trò chơi trong thai kỳ, sau khi chào đời sẽ phát triển thể lực, cơ bắp tốt hơn, đồng thời sớm có khả năng thực các động tác: cầm, nắm, bò, trèo, lẫy.
Bên cạnh đó mẹ cũng có thể massage để thư giãn và giúp thai nhi phát triển các bộ phận, cơ quan của cơ thể. Để thực hiện phương pháp này, mẹ bầu cần lưu ý thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng trong 3 tháng giữa thai kỳ (hạn chế massage trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ). Ngoài ra, biện pháp này cũng không nên được áp dụng với những mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai,… để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Nguyên tắc 5: Tâm trạng thoải mái của mẹ chính là môi trường thai giáo tốt nhất
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cơ thể mẹ không khỏe hoặc tâm trạng không vui, em bé trong bụng cũng cảm nhận được rõ điều đó. Nếu mẹ thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, em bé khi sinh ra sẽ có xu hướng cũng sẽ dễ nổi cáu hoặc không nghe lời, lì lợm về sau. Bởi vậy, một trong những nguyên tắc quan trọng trong cách thai giáo của người Nhật mẹ nên nhớ là đặc biệt tránh xa stress, thường xuyên thay đổi không khí hoặc tâm trạng bằng cách nghe nhạc, đi dạo, xem tranh ảnh, làm những gì mà bản thân thích. Và luôn nhớ rằng mẹ vui, suy nghĩ tích cực, tâm trạng sảng khoái con sinh ra cũng sẽ vui vẻ, luôn nở nụ cười.
Mẹ đã nắm vững các cách thai giáo của người Nhật dưới đây chưa nào? Hy vọng mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và tích cực mẹ nhé!