Tình trạng nhiễm giun kim trong thời kỳ mang thai xảy ra khá phổ biến ở nhiều chị em. Hầu hết các mẹ bầu khi bị nhiễm giun kim đều lo lắng vì không biết làm cách nào để vừa chữa được bệnh mà vừa an toàn cho thai nhi. Vậy bà bầu bị nhiễm giun kim phải làm sao? Cách trị giun kim cho bà bầu là gì để không gây hại thai nhi? Hãy cùng MarryBaby tham khảo các thông tin dưới đây để có thêm kiến thức bảo vệ thai kỳ của mình, bạn nhé.
Giun kim là gì?
Giun kim có màu trắng, dài khoảng 0.6-12mm, đầu hơi phình, sống ký sinh trong trực tràng hoặc ruột kết. Giun kim cái lớn hơn giun đực, thường dài từ 9-12mm. Giun kim cái thường đẻ trứng vào ban đêm và đẻ ở nếp nhăn của hậu môn. Trứng giun kim có kích thước nhỏ, có khả năng sống sót ở nhiều môi trường khác nhau nên rất dễ lây lan.
Khi giun kim đẻ sẽ tiết ra chất gây ngứa, đồng thời trứng giun kim nở thành ấu trùng có khả năng cử động nên những người nhiễm giun kim sẽ thường xuyên ngứa hậu môn vào ban đêm.
Bà bầu bị nhiễm giun kim do đâu?
Các nguyên nhân dẫn đến việc nhiễm giun kim đến từ tình trạng mất vệ sinh trong sinh hoạt. Cụ thể:
- Khi bà bầu dùng chung chăn gối hoặc các vật dụng cá nhân với người nhiễm giun kim thì nguy cơ bà bầu bị nhiễm rất cao.
- Trứng giun kim được đẻ ở hậu môn nên rất dễ rơi ra ngoài, từ đó trứng dễ dàng xâm nhập vào tay, chân, quần áo và lây lan.
- Giun kim và ấu trùng giun kim gây ra ngứa ngáy khiến bạn phải đưa tay vào gãi. Sau khi gãi, ấu trùng cũng như chất nhầy từ nhun đã bám vào tay và sẽ tiếp tục bám lên bất kỳ đồ vật nào mà tay bạn chạm vào.
Triệu chứng khi bà bầu bị nhiễm giun kim
- Ngứa ở vùng hậu môn. Đặc biệt, tình trạng ngứa càng trở nên dữ dội vào ban đêm
- Thường xuyên cảm thấy đau bụng bất thường
- Phát hiện thấy giun kim lẫn trong phân
- Cảm giác buồn nôn, ăn không ngon miệng
- Sút cân
Cách trị giun kim cho bà bầu
Nhiễm giun kim tuy không gây hại cho thai nhi nhưng bệnh đem đến cảm giác khó chịu và bất tiện cho chị em trong thời gian mang thai. Các bác sĩ thường khuyên những bà bầu nhiễm giun kim hạn chế dùng thuốc, nhất là trong ba tháng đầu và điều trị bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo một số cách trị giun kim cho bà bầu mà không cần dùng thuốc như sau:
1. Hạt bí ngô – cách trị giun kim cho bà bầu hiệu quả
Hạt bí ngô chứa hợp chất cucurbitacins, có khả năng làm tê liệt giun kim, sau đó đào thải ấu trùng này ra khỏi cơ thể. Để trị giun kim bằng hạt bí ngô, bà bầu có thể ăn trực tiếp hạt bí ngô đã nướng chín hoặc xay nhuyễn và trộn cùng mật ong để thưởng thức. Ăn hạt bí ngô lúc sáng sớm, bụng đói, với liều lượng khoảng 100g và kiên trì trong vòng 2-3 ngày, bạn sẽ thấy được tác dụng.
2. Cách trị giun kim cho bà bầu bằng đu đủ chín
Trong nhựa đu đủ chín có chất papain, là một loại hợp chất có tác dụng như thuốc chống giun kim. Bà bầu ăn đu đủ chín vào mỗi buổi sáng và ăn liên tục 3-5 ngày sẽ mang lại hiệu quả trong việc điều trị giun kim.
3. Cách trị giun kim bằng tỏi
Tỏi từ lâu đã được biết đến với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Allicin có trong tỏi hỗ trợ điều trị tiêu chảy, viêm ruột, các bệnh nhiễm ký sinh trùng. Phương pháp đơn giản nhất để trị giun kim là ăn từ 3-4 nhánh tỏi mỗi ngày và ăn 4-5 lần một tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bà bầu có thể uống nước ép tỏi vào buổi sáng cũng có tác dụng trị giun kim.
4. Dùng cà rốt để trị giun kim cho bà bầu
Cà rốt chứa lưu huỳnh có tác dụng kháng khuẩn và tẩy giun. Bà bầu có thể uống nước ép hoặc ăn sinh tố cà rốt trước mỗi bữa ăn để hỗ trợ loại bỏ ấu trùng giun kim ra ngoài. Nước ép từ cà rốt còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho bà bầu.
5. Cách trị giun kim cho bà bầu bằng dầu dừa
Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng loại bỏ các ký sinh trùng có hại cho đường ruột và hạn chế sự phát triển của giun kim. Bà bầu nên thường xuyên bổ sung dầu dừa vào các bữa ăn hàng ngày kết hợp với việc xoa dầu dừa vào khu vực cho giun kim để bệnh mau khỏi.
Mách bà bầu cách phòng ngừa bệnh giun kim trong thai kỳ
Bên cạnh việc áp dụng các cách trị giun kim cho bà bầu, chị em nên thực hiện lối sống sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh để phòng ngừa nhiễm giun kim.
- Thường xuyên thay khăn mặt, khăn tắm, ga giường
- Tuyệt đối không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người nghi ngờ đang nhiễm giun kim
- Cắt móng tay và rửa tay thường xuyên
- Không dùng tay gãi ở khu vực hậu môn
- Thay đồ lót ít nhất hai lần một ngày
- Giữ gìn nơi ở thông thoáng, hạn chế bụi bẩn
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn bám trên người
- Tuân thủ việc ăn chín, uống sôi
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều nguy cơ nhiễm giun sán như các loại rau và cua cá sống ở đầm, ao tù nước đọng.
[inline_article id=269765]
Như vậy, nếu chẳng may nhiễm giun kim khi đang mang thai, bạn không nên quá lo lắng. Mẹ bầu có thể tham khảo cách trị giun kim cho bà bầu trong bài viết trên để điều trị căn bệnh bất tiện này. Bên cạnh đó, mẹ cần phải giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, chú ý đến môi trường sống và sinh hoạt để bệnh mau khỏi và ngăn ngừa tái phát. Nếu các triệu chứng nhiễm giun kim không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được can thiệp kịp thời nhé.
Hanako