Có bầu quan hệ được không? Quan hệ vợ chồng khi mang thai là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ cho cả hai vợ chồng. Không chỉ các nhà khoa học mà bác sĩ chuyên khoa cũng đồng tình rằng tình dục thai kỳ hoàn toàn an toàn.
Mang thai có quan hệ được không?
Có bầu quan hệ được không? Hầu hết các chuyên gia chia sẻ: Phụ nữ thường nghĩ rằng “chuyện ấy” khi mang thai có thể ảnh hưởng đến phần đầu của em bé, cản trở sự phát triển não bộ. Nhưng thực tế không phải vậy, chỉ trừ khi có cảnh báo của bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, mẹ bầu vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường.
Trong thời kỳ bầu bì, chẳng những mẹ không giảm ham muốn tình dục mà còn ham muốn “được yêu” còn tăng cao hơn bình thường. Trừ khi có cảnh báo tiêng của bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh còn lại mẹ cứ “bỏ qua tất cả” để “yêu” như bình thường.
Có bầu có được quan hệ không? (Có thai 1 tuần quan hệ có sao không?)
Có bầu có được quan hệ không? Trong tuần đầu tiên, thậm chí nhiều mẹ còn chưa nhận ra dấu hiệu có thai nên quan hệ không ảnh hưởng gì. Cần lưu ý rằng, có một số chị em gặp phải tình trạng chảy máu trong thời gian giao hợp.
Điều này được lý giải là do một số mao mạch trong cổ tử cung đang bị sưng, có thể vỡ khi bị kích thích mạnh khi quan hệ. Thông thường không có gì phải lo lắng nhưng mẹ vẫn có thể trao đổi với bác sĩ nếu muốn.
[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=wkpHidKJV20′ ][/video-embeb]
Có bầu quan hệ được không? (Mang thai tháng đầu có nên quan hệ không?
Có bầu quan hệ được không ở tháng đầu? Để an toàn, tháng đầu thai kỳ nên từ bỏ mọi dụng cụ hỗ trợ và mọi tư thế “tạo ấn tượng” mạnh mẽ. Mục đích, để tránh mọi dạng viêm nhiễm, chấn thương, nỗ lực và căng thẳng cơ bắp thái quá (nhất là ở khu vực bụng).
Trở về với tư thế quan hệ kinh điển truyền thống và chuyển dần cùng thời gian sang tư thế đằng sau và nằm nghiêng. Quan trọng nhất, để mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu, an toàn và không đòi hỏi nỗ lực quá sức.
Có thai có quan hệ được không? (Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu)
Trong tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể chưa có sự thay đổi nhiều, nên bạn có thể thoải mái quan hệ khi mang thai với nhiều tư thế khác nhau.
Trong giai đoạn này, bụng vẫn chưa quá lớn, và bạn không cần quá lo ngại về việc các tư thế sẽ tăng áp lực lên vùng bụng, chèn ép thai nhi. Những cơn ốm nghén hoặc cảm giác mệt mỏi có thể làm phiền bạn trong lúc này, mẹ bầu nên thành thật chia sẻ với anh xã, không nên “cố gắng”.
Mang thai có quan hệ được không? Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4
Có bầu quan hệ được không ở tháng thứ tư? Tam cá nguyệt thứ hai cơ thể có những thay đổi rõ rệt, bụng bầu lớn hơn. Mẹ tham khảo một số tư thế quan hệ khi mang thai khá an toàn từ tháng thứ 4 -6 thai kỳ:
- Tư thế phụ nữ ở trên
- Tư thế nằm nghiêng một bên
- Tư thế vợ quỳ xuống, chồng quỳ đằng sau vợ
- Tư thế chồng ngồi trên ghế và vợ ngồi trên chồng
- Tư thế nằm ngửa ở gần mép giường và người chồng đứng
Quan hệ khi mang thai tháng cuối
Có bầu quan hệ được không ở những tháng cuối? Bụng càng ngày càng to và cảm giác lo sợ khi ngày sinh sắp đến gần khiến nhiều mẹ bầu không cảm thấy hứng thú lắm khi “yêu” trong giai đoạn này. Ngoài ra, việc tìm tư thế an toàn và thoải mái cũng trở nên khó khăn hơn. Tư thế chồng nằm phía sau vợ có thể là sự lựa chọn an toàn trong giai đoạn này, bởi sự xâm nhập sẽ không quá sâu và cũng không tạo áp lực trên bụng.
Một số lưu ý liên quan có bầu có quan hệ được không
Có bầu có quan hệ được không? Trong giai đoạn đầu, khi cơ thể chưa có nhiều sự thay đổi, bầu vẫn có thể trung thành với tư thế truyền thống, chàng trên nàng dưới. Tuy nhiên, theo thời gian, khi cơ thể đã trở nên nặng nề hơn, mẹ bầu nên tránh những tư thế “giao ban” làm gia tăng áp lực lên vùng bụng, những động tác khó hoặc quá mạnh.
Ngoài ra, cần nhớ một số lưu ý sau:
- Nếu “yêu” bằng miệng, bầu nên lưu ý anh xã không nên thổi khí vào “cô bé”. Các bong bóng khí nếu có trong trường hợp này có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây tắc khí. Thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ bầu và thai nhi.
- Trong hoặc sau khi quan hệ, nếu cảm thấy đau bụng hoặc ra máu, bầu nên đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.
- Với những trường hợp có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc có những bất thường về nhau thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn quan hệ khi mang thai.
[inline_article id=77276]
Có bầu quan hệ được không? Câu trả lời chắc chắn là có. “Yêu” khi mang thai không phải là lãnh địa cấm. Nếu cơ thể và tâm trạng thoải mái mẹ hoàn toàn có thể yêu bất kỳ khi nào có nhu cầu.