Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có bầu trước có được làm lễ gia tiên không? Bạn nên quan trọng sức khỏe của mình hơn!

Cô dâu có bầu trước có được làm lễ gia tiên hay không? Khi thắc mắc vấn đề này, chắc chắn bạn đang rất đắn đo và suy nghĩ. Thật ra, điều quan trọng lúc này hơn đó là bạn hãy giữ sức khỏe thật tốt để bé yêu chào đời khỏe mạnh.

Nhiều người quan niệm rằng cô dâu có bầu trước thì không được làm lễ gia tiên. Điều này khiến bạn không khỏi buồn lòng về những lời dèm pha không mấy tích cực như “con dại cái mang”, “bạn không biết giữ mình”… Tuy nhiên, ở thời điểm xã hội hiện đại như ngày này, chuyện có bầu trước hôn nhân đã không còn quá xa lạ, mọi người đã bắt đầu chấp nhận hơn. Vậy thực hư quan niệm này như thế nào hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nhé.

Cô dâu có bầu trước có được làm lễ gia tiên không?

Có bầu trước có được làm lễ gia tiên không? Có bầu trước khi cưới có được rước dâu không? Câu trả lời là CÓ.  Việc kiêng cữ có bầu trước khi cưới xuất hiện từ thời xa xưa trong dân gian. Đây là quan niệm kiêng kỵ tâm linh khi mang thai của gia đình họ trai đã rất cổ hũ và thiếu bằng chứng khoa học để chứng minh độ tin cậy.

Bởi vì người xưa quan niệm, phụ nữ có bầu sẽ mang rất nhiều vận khí xui xẻo. Bên cạnh đó, cô dâu có bầu trước khi cưới là một điều không đứng đắn. Điều này, thường sẽ bị xã hội xem thường và dị nghị nhiều điều tiêu cực.

Ở một số địa phương, việc cô dâu có bầu trước khi cưới có thể không được mặc trang phục cô dâu, không được làm lễ gia tiên. Nàng dâu phải đi cửa sau, hoặc trèo lên tường để vào nhà. Các nghi thức này có vẻ sẽ khiến cho cô dâu bị tổn thương rất nhiều.

>> Bạn có thể xem thêm: Có bầu đi đám cưới được không và có kiêng kị gì không?

[quotation title=””]

Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào nói về việc có bầu không được làm lễ gia tiên. Đây chỉ là quan niệm truyền miệng lại từ dân gian. Nếu nhà trai có quan niệm hiện đại và tôn trọng nhà gái thì có thể vẫn thực hiện nghi thức cưới hỏi như truyền thống bạn nhé.

[/quotation]

Cô dâu có bầu trước khi cưới có xui không?

Cô dâu có bầu trước khi cưới có xui không?
Cô dâu có bầu trước khi cưới có được làm lễ gia tiên không và có xui không?

Có bầu trước khi cưới có xui không? Câu trả lời là tùy vào quan điểm của từng người và từng gia đình. Cũng giống như quan điểm có bầu trước có được làm lễ gia tiên không. Tất cả những quan điểm này xuất phát từ định kiến gay gắt từ dân gian.

Ông bà xưa cho rằng, phụ nữ có bầu sẽ mang vận khí đen đuổi và không may mắn. Nếu bà bầu xuất hiện ở những lễ quan trọng như cưới hỏi, ngày tết, khai trương… sẽ mang đến những điều xui xẻo cho những người khác.

Tuy nhiên, việc “cô dâu có bầu trước khi cưới có xui không” vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh. Cho nên dâu hãy tin chắc rằng không có điều gì xui xẻo đến với bạn hay gia đình bạn đâu nhé.

>> Bạn có thể xem thêm:

Cô dâu có bầu trước có thể sẽ đối mặt những gì?

Sau khi bạn đã biết cô dâu có bầu trước có được làm lễ gia tiên không; bạn có thể sẽ cần tìm hiểu thêm những điều cô dâu có bầu trước khi cưới có thể sẽ đối mặt:

Có bầu trước có được làm lễ gia tiên không?

1. Đối với xã hội

  • Bị dèm pha và cười chê: Theo quan niệm người xưa, việc nàng dâu “ăn cơm trước kẻng” là một điều gì đó rất xấu hổ. Họ hàng và hàng xóm có thể xem đây là một vấn đề để dèm pha, chê bai hoặc có thái độ xem thường.
  • Bị họ nhà trai xem thường: Việc kiêng cữ có thai trước khi cưới là một điều vẫn còn tồn tại đến thời nay. Nếu nàng dâu có bầu trước khi cưới sẽ khó tránh khỏi những thái độ xem thường, không tôn trọng của một số người họ hàng nhà trai vẫn còn nặng quan điểm phong kiến.
  • Chưa có kinh nghiệm xây dựng gia đình: Hầu hết, các cô dâu có bầu trước khi cưới thường ở độ tuổi còn rất trẻ. Hơn nữa, việc có bầu thường sẽ đến bất ngờ chưa chuẩn bị trước. Do đó, nàng dâu sẽ rất khó khăn trong việc vun vén các việc trong gia đình, chăm sóc con cái,…
  • Cha mẹ sẽ rất đau lòng: Các bậc cha mẹ luôn mong muốn con cái mình sẽ được cưới hỏi đàng hoàng và được họ nhà trai yêu thương khi xuất giá. Nhưng nếu họ nhà trai quan niệm kiêng cữ về việc cưới hỏi, cắt xén các nghi thức cưới hoặc yêu cầu nàng dâu phải làm những việc bị xem thường thì sẽ khiến cha mẹ cô dâu rất đau lòng.

>> Bạn có thể xem thêm:

2. Đối với bản thân cô dâu

  • Sức khỏe không tốt: Khi có thai, cơ thể của phụ nữ có nhiều thay đổi, nhất là sự gia tăng các hormone thai kỳ. Điều này sẽ khiến cho nàng dâu rất dễ mệt mỏi khi có thai. Hơn nữa, những sức ép của định kiến cũng có thể khiến cho sức khỏe tinh thân của dâu rất mệt mỏi.
  • Tinh thần có thể không ổn định: Phụ nữ có bầu sẽ rất nhạy cảm do các sự thay đổi của cơ thể. Kèm với những định kiến trong xã hội về việc có bầu trước có được làm lễ gia tiên không sẽ khiến nàng dâu bị ảnh hưởng tâm lý, dễ tổn thương và hay khóc. Bà bầu khóc có thể khiến cho em bé bị ảnh hưởng tiêu cực ngay từ trong bụng mẹ.

Thay vì tập trung vào những điều tiêu cực khiến bạn buồn lòng, bạn hãy suy nghĩ đến “thiên thần nhỏ” trong bụng. Dù thế giới có quay lưng thì bé yêu vẫn bên cạnh và đồng hành cùng bạn. Vì vậy, bạn hãy làm tất cả mọi điều để khiến cho bản thân mình nhẹ nhàng, vui vẻ và con yêu từ đó cũng phát triển khỏe mạnh.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao không được ăn đồ thừa của bà bầu? Điều này có xui xẻo không?

Những lưu ý trong ngày cưới với bà bầu

Những khúc mắc về vấn đề có bầu trước ngày cưới có được làm lễ gia tiên không đã được vén màn. Nếu cô dâu đang mang thai thì cần lưu ý những điều sau đây trong ngày trọng đại nhé.

  • Không mang giày cao gót: Vào ngày trọng đại, các nàng dâu thường chọn đi những đôi giày cao gót để tôn dáng. Nhưng nếu dâu có bầu thì không nên đi giày cao gót để tránh té ngã, đau chân, chuột rút khi mang thai hoặc giãn tĩnh mạch…
  • Tránh một số mỹ phẩm trang điểm gây hại cho thai nhi: Cô dâu sẽ cần phải trang điểm đẹp trong ngày trọng đại. Tuy nhiên, dâu cần phải chọn những sản phẩm mỹ phẩm an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và không gây hại cho thai nhi nhé.
  • Không lên sân khấu nhảy nhót: Việc bảo vệ bụng bầu không bị va đập vào bất cứ đâu rất quan trọng. Nếu cô dâu cao hứng lên sân khấu nhảy nhót có thể khiến bụng bầu bị va đập hoặc thậm chí trượt té dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao. Vì thế, tốt nhất dâu nên tìm vị trí an toàn để ngồi và tránh di chuyển nhiều nhé.
  • Tránh tiếng ồn lớn trong đám cưới: Đám cưới sẽ khó tránh khỏi những buổi ca hát nhảy múa có tiếng động lớn. Tuy nhiên, nàng dâu cần cân nhắc việc có nên tổ chức ca hát hay bật nhạc mạnh trong đám cưới không. Vì tiếng ồn có thể khiến thai nhi giật mình, bị căng thẳng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thính giác của thai nhi; thậm chí có thể dẫn đến sinh non.

[inline_article id=321045]

Như vậy, bạn đã có được câu trả lời cho vấn đề “có bầu trước có được làm lễ gia tiên không?”. Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào quan niệm và sự hiểu biết của họ nhà trai và tất cả mọi người bạn nhé.

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.