Đẻ chỉ huy là một trong những phương pháp giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn. Vậy đẻ chỉ huy là gì? Đẻ chỉ huy là như thế nào? Những đối tượng nào nên áp dụng phương pháp đẻ chỉ huy? Trường hợp nào chống chỉ định với phương pháp này? Cùng tìm hiểu nhé!
Đẻ chỉ huy là gì? Tìm hiểu về đẻ chỉ huy
Bạn đang mang thai và băn khoăn về phương pháp sinh thường hoặc sinh mổ. Đối với các mẹ có cơ địa bình thường, bác sĩ sẽ khuyến khích nên đẻ thường để tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ khái niệm đẻ chỉ huy là gì hay chưa?
Đẻ chỉ huy còn có tên gọi khác là đẻ chủ động. Đây là phương pháp được áp dụng cho mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn. Phương pháp này do bác sĩ sản khoa chỉ định và điều khiển, bằng cách sử dụng oxytocin truyền tĩnh mạch nhằm gây chuyển dạ.
Các nội dung liên quan đến điều khiển đẻ chỉ huy như:
– Khởi phát chuyển dạ bằng cách kích thích để tử cung xuất hiện những cơn co.
– Tăng cường chuyển dạ bằng cách kích thích tử cung lúc chuyển dạ giúp cơn co mạnh và tăng dần theo thời gian.
Những trường hợp chống chỉ định sử dụng đẻ chỉ huy
Đẻ chỉ huy là gì? Phương pháp đẻ chỉ huy giúp hỗ trợ sinh thường nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp sau chống chỉ định áp dụng đẻ chỉ huy.
– Mẹ bầu được chẩn đoán rau tiền đạo khi mang thai.
– Test không đả kích hoặc test đả kích có biểu hiện bệnh lý thì sẽ không được phép áp dụng đẻ chỉ huy. Đây là phương pháp theo dõi nhịp tim thai đơn thuần hoặc tương ứng với cơn co tử cung, kích thích.
– Mẹ bầu bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes sinh dục, sùi mào gà và có chỉ định đẻ thường bằng đường dưới.
– Mẹ bầu bị các bệnh lý mạn tính nặng như suy tim, tiền sản giật nặng, sản giật…
– Bà bầu có biểu hiện bất tương xứng giữa thai nhi và khung chậu.
– Ngôi thai bất thường và không có chỉ định đẻ thường bằng đường dưới.
– Mẹ bầu có sẹo mổ cũ trên tử cung và không có chỉ định đẻ thường bằng đường dưới.
– Mẹ bầu bị sa dây rốn.
>>> Xem thêm: Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì?
Các đối tượng cần thực hiện phương pháp đẻ chỉ huy
Đến đây hẳn bạn đã hiểu rõ được khái niệm đẻ chỉ huy là gì. Tuy nhiên, những đối tượng nào cần thực hiện đẻ chủ động? Dưới đây là những trường hợp bác sĩ chỉ định đẻ chỉ huy nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
♦ Thai nhi bị quá ngày sinh
Trường hợp bạn mang bầu đã quá 40 tuần tuổi mà chưa có triệu chứng sinh đẻ, hãy liên hệ bác sĩ để hỏi ý kiến về việc đẻ chỉ huy. Lúc này bác sĩ sẽ khám cho mẹ bầu và thai nhi để đưa ra quyết định có nên đẻ chỉ huy hay không.
Lý do là thai quá ngày sẽ dễ gây nguy hiểm cả cho mẹ và bé. Lúc này chất dinh dưỡng trong bụng mẹ không còn nhiều khiến thai nhi dễ bị tổn thương và suy thai.
[inline_article id=263714]
♦ Nước ối bị vỡ non trước khi có dấu hiệu chuyển dạ
Đối với những mẹ bầu chưa có dấu hiệu chuyển dạ, tử cung chưa mở nhưng nước ối đã vỡ sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp đẻ chỉ huy. Trường hợp vỡ ối quá sớm sẽ gây nhiễm trùng trong buồng tử cung rất nguy hiểm cho mẹ và bé. Do đó cần có sự can thiệp của bác sĩ để lấy thai nhi ra ngoài nhanh chóng nhất.
♦ Không có cơn co tử cung hoặc cơn co tử cung yếu
Cơn co tử cung là một trong những dấu hiệu nhận biết quá trình chuyển dạ của bà bầu. Cơn co tử cung giúp đẩy thai nhi ra ngoài nhằm hạn chế tình trạng em bé bị ngộp thở trong bụng mẹ. Tuy nhiên có một số trường hợp mẹ bầu không hề có dấu hiệu chuyển dạ, không xuất hiện cơn co tử cung. Điều này khiến mẹ không thể tự sinh được mà cần sự can thiệp của bác sĩ để kích thích đẻ chỉ huy.
Bên cạnh đó, trường hợp mẹ bầu bị bệnh lý nền, thai nhi chậm phát triển trong tử cung… cũng phải đẻ chỉ huy.
Cách tiến hành đẻ chỉ huy thông qua truyền oxytocin tĩnh mạch
Đẻ chỉ huy là gì, đẻ chỉ huy là như thế nào, có an toàn không, cách thực hiện như thế nào? Dưới đây là cách tiến hành đẻ chỉ huy dưới sự giám sát của bác sĩ chỉ định:
♦ Thực hiện phương pháp đẻ chỉ huy
– Đầu tiên, bác sĩ pha 5 đv (1 ống) oxytocin vào 500ml glucose 5% để truyền tĩnh mạch chậm với liều lượng ban đầu 5-8 giọt/phút đến khi cơn co tử cung xuất hiện.
– Thực hiện bấm ối và xé màng ối cho mẹ bầu.
– Tiến hành theo dõi, điều chỉnh số giọt truyền tĩnh mạch để đạt được cơn co phù hợp với tình trạng và tiến triển của cuộc chuyển dạ bình thường.
– Trường hợp có cơn co tử cung mau sẽ được bác sĩ cho truyền oxytocin chảy chậm hoặc phối hợp cùng thuốc giảm co làm mềm cổ tử cung.
Đây là phương pháp hỗ trợ sinh thường có kết quả khi cơn co tử cung đều, nhịp tim thai tốt, ngôi thuận, cổ tử cung mở hoàn toàn, mẹ bầu có thể đẻ thường và thai nhi khỏe.
Đối với những loại thuốc kìm hãm trung tâm hô hấp thai nhi chỉ được chỉ định dùng khi cổ tử cung mở từ 5 – 6cm trở lên, thai nhi dễ dàng sổ trong thời gian ngắn.
[inline_article id=13034]
♦ Quá trình theo dõi
Trong quá trình chỉ định đẻ chỉ huy cần theo dõi nhịp tim thai, cơn co của tử cung, độ mở cổ tử cung, độ lọt ngôi thai để có những biện pháp xử trí kịp thời.
– Trường hợp thai suy sẽ được chỉ định ngừng đẻ chỉ huy và phẫu thuật nhanh chóng cứu thai.
– Nếu cơn co tử cung thưa, nhẹ cần được tiến hành tăng số giọt truyền oxytocin tĩnh mạch.
– Trường hợp cơn co tử cung quá mạnh, quá nhanh cần được tiến hành giảm lưu lượng truyền oxytocin và kết hợp thêm phương pháp sử dụng giảm co tử cung nếu cần thiết.
– Nếu cuộc đẻ chỉ huy vượt quá 6 giờ mà không có tiến triển tốt, cần tiến hành phẫu thuật lấy thai là biện pháp tối ưu để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Những tai biến có thể xảy ra khi đẻ chỉ huy
Mẹ đã biết đẻ chỉ huy là gì, tuy nhiên bất cứ phương pháp nào cũng đều có thể xảy ra sự cố hoặc tai biến không mong muốn. Một số trường hợp tai biến có thể xảy ra khi đẻ chỉ huy như sau:
– Biến chứng có thể gây vỡ tử cung trong quá trình truyền oxytocin.
– Việc tiến hành chọc dò màng ối khi đã bắt đầu chuyển dạ khiến mọi việc tăng tốc nhanh chóng. Lúc này nếu thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ sẽ làm gia tăng sức ép và ảnh hưởng đến lưu lượng máu cung cấp đến thai nhi.
– Khi truyền oxytocin cho mẹ bầu khiến cơn chuyển dạ nhanh và mạnh làm cho thai phụ đau đớn và cần sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn.
Trường hợp tai biến khác mà mẹ bầu có thể gặp là thai suy, thai nhi tử vong do quá trình theo dõi không tốt hay sự can thiệp muộn. Những tai biến của phương pháp đẻ chỉ huy vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế bạn và gia đình cần chuẩn bị tâm lý để ứng phó mọi tình huống có thể xảy ra.
[inline_article id=180904]
Trên đây là những nội dung giải đáp câu hỏi đẻ chỉ huy là gì và những đối tượng nên áp dụng phương pháp này. Tùy theo cơ địa từng mẹ bầu, tình trạng cổ tử cung bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hay nhiều biện pháp kết hợp. Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để đảm bảo cho mình sức khỏe sinh sản tốt nhất.
Hà Linh