Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Dịch nhầy khi mới mang thai và những điều mẹ cần biết

Dịch nhầy khi mới mang thai có đáng lo ngại, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, khi nào thì cần đi thăm khám bác sĩ… Tất cả những băn khoăn trên sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Hiện tượng ra dịch nhầy khi mới mang thai là một phản ứng sinh lý bình thường mà đa số các mẹ gặp phải. Tuy nhiên, nếu ra dịch nhầy quá nhiều, có mùi, gây ngứa thì các mẹ cần phải lưu ý theo dõi và đi thăm khám kịp thời.

Tại sao lại xuất hiện dịch nhầy khi mới mang thai?

Việc âm đạo của người phụ nữ tiết chất nhầy cổ tử cung khi mang thai là cơ chế tự động bảo vệ của cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này đó là do hoocmon estrogen tăng lên, máu được lưu thông đến bộ phận sinh dục nhiều hơn.

Đồng thời, lúc này khung xương chậu, thành âm đạo mềm nên lượng khí hư phải tăng lên để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào tử cung. Chất nhầy khi mang thai sẽ có màu trắng đục như sữa, không mùi hay mùi tự nhiên.

dịch nhầy khi mới mang thai
Hầu hết phụ nữ sẽ xuất hiện dịch nhầy khi mới mang thai

Vào những tháng cuối thai kỳ, tử cung bắt đầu mỏng và giãn ra để có thể mở hoàn toàn cho đầu bé chui ra. Sự kéo giãn này có thể làm rách các mạch máu nhỏ ở cổ tử cung khiến chất nhầy bị nhuốm chút máu. Do đó, một chút máu lẫn trong dịch nhầy hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì vừa an toàn và hiệu quả?

Việc dịch nhầy ra nhiều là dấu hiệu khẳng định bạn đã mang thai?

Nhiều người xuất hiện dấu hiệu dịch nhầy khi mang thai tuần đầu nhưng nếu chỉ dựa trên dấu hiệu này thì chưa thể khẳng định là trứng đã được thụ tinh, làm ổ trong tử cung. Để xác định được ra dịch trắng có phải là dấu hiệu mang thai hay không thì chị em cần phải theo dõi thêm các triệu chứng sau:

  • Trễ kinh: Đây là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất xác định xem bạn có mang thai hay chưa.
  • Vùng ngực căng và bị đau: Khi mang thai tuần đầu một số chị em sẽ bị sưng, ngứa và đau vùng ngực, thậm chí cả nhũ hoa.
  • Ra kinh: Đừng nghĩ khi có bầu thì bạn sẽ không bị hành kinh. Một số trường hợp trong giai đoạn đầu thai kỳ cơ thể người mẹ vẫn ra máu kinh (khoảng từ – 12 ngày sau khi trứng thụ tinh). Và hiện tượng này chỉ kéo dài 1 – 2 ngày.
  • Co thắt tử cung: Việc gia tăng hoocmon đột biến làm tử cung to lên và bị co thắt.
  • Thường xuyên đi tiểu: Lí do là bởi thể tích của tử cung tăng lên chèn ép bàng quang, cũng như thận phải hoạt động nhiều hơn.
dịch nhầy khi mới mang thai 2
Tiết dịch nhầy là một trong những dấu hiệu khi mang thai

Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như buồn nôn, mệt mỏi, nóng bức… Kết hợp theo dõi kỹ càng những dấu hiệu trên thì bạn sẽ xác định được rằng việc ra dịch trắng có phải do mang thai hay không.

Đặc biệt, nếu huyết trắng có màu bất thường, mùi hôi, dính từng mảng, có máu… thì phải nghĩ đến nguyên nhân do viêm nhiễm vùng kín, viêm lộ tuyến tử cung hay u xơ tử cung…

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị tiểu đường nên ăn hoa quả gì thì tốt cho em bé?

Mới mang thai xuất hiện dịch nhầy liệu có đáng ngại?

Như đã nói ở trên đây, ra dịch nhầy khi mới mang thai như lòng trắng trứng là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mới mang thai xuất hiện dịch nhầy liệu có đáng ngại
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dịch nhầy có màu hoặc mùi khác lạ

Nhưng một số trường hợp mẹ bầu có thể bị nấm do sự thay đổi độ pH, hệ khuẩn trong màng âm đạo. Nên nếu chất nhầy có đi kèm với các biểu hiện sau thì cần phải đi khám ngay:

  • Hầu hết các trường hợp có vài giọt máu xuất hiện trong thời kỳ đầu là điều không đáng lo ngại. Nhưng nếu máu ra nhiều kèm dịch nhầy thì mẹ bầu phải cẩn trọng.
  • Ra quá nhiều dịch nhầy khiến quần lót luôn ẩm ướt.
  • Dịch nhầy có mùi hôi, tanh, màu lạ như xanh, vàng… do viêm nhiễm.
  • Xuất hiện huyết trắng bất thường kèm triệu chứng đau lưng, đau bụng.
  • Nếu dịch màu trắng như bột và ngứa vùng âm đạo thì có thể bạn đã bị nhiễm nấm hay trùng roi.
  • Dịch nhầy màu xanh hơi vàng, mùi hôi và bụng dưới bị đau là biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn cấp tử cung, 2 vòi trứng và các vùng mô xung quanh…
  • Để không gặp phải tình trạng viêm nhiễm âm đạo trong thời kỳ mang thai thì mẹ bầu cần lưu ý:
  • Giữ cho vùng kín sạch sẽ bằng cách rửa bằng nước, sau đó thấm khô vài lần mỗi ngày.
  • Thay quần lót 2 lần/ ngày
  • Chọn loại quần lót có chất liệu thấm hút cao, thông thoáng, không quá chật.

[inline_article id=76557]

Như vậy việc xuất hiện dịch nhầy khi mới mang thai là một điều tích cực giúp ngăn ngừa các tác động từ bên ngoài đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý vệ sinh âm đạo sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm.

Nhật Lãm