Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? 6 lợi ích tuyệt vời cho mẹ

Kiwi là một loại trái cây thuộc nhóm quả mọng, có vị chua ngọt nhẹ. Nếu có thói quen ăn kiwi đúng cách sẽ rất tốt cho sức khoẻ.

Tuy nhiên, bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? Nếu mẹ đang muốn tìm hiểu ăn trái này có tốt cho thai nhi không thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu không những ăn được kiwi mà còn lại rất tốt cho hai mẹ con đấy nhé. Trong trái kiwi có chứa vitamin C và K. Hơn nữa, loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu này còn chứa nhiều folate giúp hỗ trợ sự phát triển của não và khả năng nhận thức của em bé.

Ngoài ra, vì kiwi giàu folate nên khi bạn ăn trái này vào thời điểm trước và trong khi mang thai còn hỗ trợ ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Do đó, nếu bạn đang cân nhắc không biết có được ăn kiwi khi bầu 3 tháng đầu không thì hãy yên tâm thưởng thức nhé (1) (2).

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để thai nhi khỏe mạnh?

Dinh dưỡng từ kiwi mang đến cho mẹ bầu

Kiwi không có cholesterol, ít đường và chất béo nên rất tốt cho sức khoẻ thai phụ. Bên cạnh đó, quả này còn chứa vitamin C, K và E, folate, kali, chất xơ, choline, đồng, magiê và phốt pho. Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), một trái kiwi cỡ trung khoảng 69g cung cấp 42,1 calo, 0,3g chất béo, 10g carbohydrate, 2g chất xơ, 64mg vitamin C, 17,2mcg folate và 27,8mcg vitamin K.

Hạt kiwi chứa axit alpha-linolenic, axit béo omega-3 và trong khi đó cùi kiwi chứa carotenoids, bao gồm tiền vitamin A, beta carotene, lutein và zeaxanthin (3). Tuy nhiên, loại trái cây này sẽ tốt cho sức khoẻ nếu bạn ăn với số lượng vừa phải.

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? Được, nhưng bạn phải ăn đúng cách thì mới tốt
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? Được, nhưng bạn phải ăn đúng cách thì mới tốt

Lợi ích từ trái kiwi mang đến cho mẹ bầu

Nếu bạn đã biết mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không; thì bạn cũng nên biết thêm các lợi ích dưới đây khi ăn loại hoa quả tốt cho bà bầu này:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Chất xơ trong trái cây có thể giúp làm mềm phân và giúp ruột hoạt động trơn tru hơn. Nhờ đó, bạn có thể ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi và đau bụng (4).
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch và năng lượng: Kiwi có lượng vitamin C cao giúp cải thiện khả năng miễn dịch, tình trạng dị ứng và bảo vệ khỏi các gốc tự do. Nếu bạn ăn kiwi cũng làm tăng năng lượng và giảm bớt mệt mỏi khi mang thai (5). Trong kiwi cũng có lượng vitamin C cao giúp cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa dị ứng và bảo vệ khỏi tổn thương gốc tự do.
  • Kích thích chất dẫn truyền thần kinh: Vitamin C trong kiwi còn giúp hình thành các chất dẫn truyền thần kinh rất tốt trong việc cải thiện chức năng não (6).
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Kiwi là loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp và là lựa chọn tốt nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ. Vì trong 100g kiwi chỉ chứa khoảng 5g hoặc một thìa cà phê glucose nên không làm tăng lượng đường mà còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường (7).
  • Chữa lành vết thương và cải thiện sức khỏe của xương: Vitamin K trong kiwi giúp máu đông trở lại bình thường (8). Khi bạn ăn kiwi sẽ giúp tăng cường khả năng chữa bệnh của cơ thể và cần thiết cho sự phát triển của xương (9).
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Thai nhi đang phát triển cần thêm chất sắt có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu ở mẹ. Vitamin C trong kiwi sẽ hỗ trợ hấp thụ sắt tốt hơn từ thực phẩm giàu chất sắt (10).

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn hồng: Lợi hay hại còn tùy vào cách ăn!

Mẹ bầu nên ăn bao nhiêu kiwi sẽ tốt cho sức khoẻ?

Dù biết có bầu 3 tháng đầu không những được ăn kiwi mà còn tốt cho sức khoẻ, nhưng để an toàn cho thai kỳ, bạn chỉ nên ăn 1-2 trái kiwi trong một ngày thôi nhé (11). Nếu bạn bị dị ứng kiwi hoặc có vấn đề về tiêu hoá khi ăn loại trái này thì nên ngừng ăn.

Hơn nữa, nếu bạn ăn quá nhiều hoặc bị dị ứng khi ăn kiwi có thể dẫn đến các tác hại sau:

Nếu bạn gặp phải bất kỳ trường hợp nào ở trên thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi.

Cách ăn kiwi khoa học dành cho mẹ bầu

Sau khi tìm hiểu bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không; bạn cũng cần biết cách ăn loại trái cây này để tốt cho sức khoẻ thai kỳ. Dưới đây là các cách ăn kiwi bạn nên biết:

  • Cách ăn kiwi chưa chín: Kiwi chưa chín có tính axit cao hơn kiwi chín, nếu bạn ăn quá nhiều, chúng có thể gây lở loét trong miệng hoặc lưỡi. Để tránh vấn đề này, bạn có thể dùng chúng với sữa chua.
  • Các cách ăn kiwi khác: Bạn có thể ăn kiwi cùng với salad, sữa chua hoặc bạn cũng có thể xay sinh tố cùng với các loại trái cây khác, để có hỗn hợp trái cây bổ dưỡng.

[inline_article id=326851]

Tóm lại, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn được kiwi nhưng chỉ nên ăn 1-2 trái một ngày. Nếu bạn ăn quá nhiều kiwi có thể gây hại cho sức khoẻ và không tốt cho thai kỳ.

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.