Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu không tăng cân có sao không và nguyên nhân là do đâu?

Cân nặng trong thai kỳ là một yếu tố mà mẹ bầu luôn phải thường xuyên theo dõi. Nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều hoặc không tăng cân cũng đều có thể dẫn đến những biến chứng không tốt cho thai kỳ.

Mẹ bầu không tăng cân có sao không? Hoặc mẹ bầu tăng cân ít có sao không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Như thế nào là thiếu cân khi mang thai?

Thông thường, vào ngày khám thai đầu tiên bác sĩ sẽ lấy chỉ số chiều cao và cân nặng của bạn để tính chỉ số BMI (Body Mass Index). Chỉ số này được dùng để xác định tình hình cân nặng của bạn có đạt ở mức khoẻ mạnh hay không.

Nếu chỉ số BMI của bạn đạt ở mức dưới 18,5 trước hoặc khi bắt đầu mang thai thì được xem là thiếu cân. Còn không tăng cân khi mang thai là tình trạng cân nặng của mẹ bầu không tăng trong suốt một giai đoạn của thai kỳ.

Để giúp bạn có thể theo dõi chỉ số BMI này suốt thai kỳ; bạn có thể dùng công cụ tính cân nặng khi mang thai trên website MarryBaby. Nhờ đó, bạn sẽ có cách điều chỉnh cân nặng thai kỳ được chuẩn hơn khi thường xuyên theo dõi chỉ số BMI.

>> Bạn có thể xem thêm: Chuẩn cân nặng thai nhi chi tiết theo tuần mẹ dễ kiểm tra

Nguyên nhân khiến mẹ bầu không hoặc ít tăng cân

Mẹ bầu không tăng cân có sao không và nguyên nhân là gì?
Mẹ bầu không tăng cân có sao không và nguyên nhân là gì?

Để hiểu mẹ bầu không tăng cân có sao không; bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao không hoặc ít tăng cân khi mang thai trước. Bởi vì, thông thường thai phụ rất dễ tăng cân khi mang thai nhưng nếu bạn không hoặc ít tăng cân thì do bởi các yếu tố sau:

  • Cơ thể của mẹ bầu gầy tự nhiên: Mẹ có cơ địa gầy có khả năng chỉ số BMI sẽ thấp. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gầy nhưng vẫn khoẻ mạnh, thai kỳ vẫn phát triển bình thường thì không ảnh hưởng đến thai kỳ.
  • Mẹ bầu bị mắc một số bệnh lý: Một số bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng khi mang thai như cường giáp, bệnh lý tiêu hoá như bệnh viêm ruột hoặc bệnh celiac.
  • Sức khỏe tinh thần không ổn định: Nếu mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai hoặc mắc bệnh liên quan đến tâm lý/tinh thần có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng.
  • Ốm nghén nặng: Tình trạng ốm nghén thường gặp với mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng dẫn đến chán ăn, không muốn ăn thì có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng trong thai kỳ.
  • Rối loạn ăn uống: Tình trạng rối loạn ăn uống có thể khiến mẹ bầu không nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Để có thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần nạp khoảng 2.000 calo mỗi ngày trong chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh.
  • Tập thể dục quá mức: Việc vận động rất tốt cho thai kỳ nhưng nếu bạn vận động mạnh quá 30 phút/1 lần hoặc tập luyện quá sức hơn 5 buổi/tuần thì có thể gây phản tác dụng. Một trong những hệ luỵ có thể gặp phải là mẹ bầu không tăng cân trong thai kỳ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều bên cạnh vấn đề mẹ bầu không tăng cân có sao không. 

Mẹ bầu không tăng cân có sao không?

Nếu mẹ bầu không tăng cân có sao không? Hay mẹ bầu ít tăng cân có sao không? Mẹ bầu trong thai kỳ không hoặc ít tăng cân có gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi.

1. Đối với mẹ bầu

Mẹ bầu không tăng cân có sao không? Mẹ có thể bị sảy thai sớm
Mẹ bầu không tăng cân có sao không? Mẹ có thể bị sảy thai sớm

Tình trạng cân nặng của mẹ không thay đổi trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ gặp các biến chứng như:

  • Sảy thai
  • Sinh non
  • Chuyển dạ sớm

2. Đối với thai nhi

Khi mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng ít cân trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như:

  • Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (fetal growth restriction – FGR)
  • Quá trình phát triển của thai nhi gặp trở ngại dẫn đến dị tật ở tim, cơ hoành hoặc dạ dày. 

Ngoài ra, khi em bé chào đời sẽ bị ảnh hưởng như:

  • Sinh ra nhẹ cân
  • Tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý
  • Có thể gặp khó khăn khi bắt đầu bú mẹ
  • Có thể bị chậm phát triển (không đạt được các mốc quan trọng đối với độ tuổi).

>> Bạn có thể xem thêm: 7 lưu ý để kiểm soát cân nặng khi mang thai đơn giản cho mẹ

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, cũng có một số thai phụ vẫn sinh con khỏe mạnh dù có chỉ số BMI khá thấp trong thai kỳ hoặc không tăng cân khi mang thai bởi họ áp dụng chế độ dinh dưỡng ăn vào con, không vào mẹ. Tốt nhất, bạn cần tuân thủ lịch khám thai và xin tư vấn từ bác sĩ để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi nếu bị thiếu cân hay không tăng cân khi mang thai nhé.

[/key-takeaways]

Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý?

Sau khi tìm hiểu mẹ bầu không tăng cân có sao không; chúng ta cần biết thêm mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý. Tùy vào tình trạng cân nặng của bạn trước khi hoặc bắt đầu mang thai thì mức cân nặng bạn cần tăng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Nếu mẹ bầu bị thiếu cân trước khi mang thai: Mẹ bầu nên tăng từ 12,4kg đến 17,9kg.
  • Nếu mẹ bầu có cân nặng bình thường trước khi mang thai: Mẹ bầu nên tăng từ 11,5kg đến 15,8kg.
  • Nếu mẹ bầu bị thừa cân trước khi mang thai: Mẹ bầu nên tăng từ 7kg đến 11,5kg.
  • Nếu mẹ bầu bị béo phì trước khi mang thai: Mẹ bầu nên tăng từ 5kg đến 9kg.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì vào con không vào mẹ? Vì sao mẹ tăng cân con lại thiếu chất?

Những cách giúp tăng cân cho bà bầu gầy

Cách giúp tăng cân cho bà bầu gầy là ăn uống chất lượng hơn
Cách giúp tăng cân cho bà bầu gầy là ăn uống chất lượng hơn

Như vậy chúng ta đã hiểu rất rõ tình trạng mẹ bầu không tăng cân có sao không rồi. Vậy cách giúp bà bầu gầy tăng cân là gì? Cách để tăng cân khi mang thai là thay đổi chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có cân nặng tốt hơn:

  • Không nên bỏ bữa: Thay vì mẹ bầu ăn 3 bữa lớn mỗi ngày thì hãy ăn 5-7 bữa nhỏ nhé.
  • Cố gắng ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt: Mẹ bầu có thể ăn các thực phẩm như các loại hạt, cá béo, quả bơ và dầu ô liu.
  • Thêm sữa bột không béo vào các món ăn: Mẹ bầu có thể thêm sữa không béo vào các món ăn như khoai tây nghiền, hoặc ngũ cốc nóng.
  • Uống nước ép trái cây tươi có nhiều vitamin C hoặc beta carotene: Mẹ bầu có thể uống các loại nước ép như bưởi, cam, đu đủ, mơ và cà rốt.
  • Luôn tích trữ đồ ăn nhẹ xung quanh: Mẹ bầu nên trữ các loại hạt, nho khô, phô mai, bánh quy, trái cây sấy khô, kem hoặc sữa chua xung quanh nơi làm việc để có thể ăn khi đói.
  • Mẹ bầu nên xin tư vấn của bác sĩ về cách dùng vitamin và các chất bổ sung khác trong thai kỳ: Điều này sẽ giúp mẹ bầu bổ sung thêm chất dinh dưỡng nếu không nạp đủ khi ăn uống.
  • Bổ sung bơ đậu phộng trong chế độ ăn: Mẹ bầu có thể ăn bơ đậu phộng, bánh quy giòn, hoặc xay sinh tố với táo, chuối hoặc uống nước ép cần tây. Bởi vì, một muỗng canh bơ đậu phộng dạng kem (khoảng 16 gam) sẽ cung cấp khoảng 100 calo và 3,5 gram protein cho mẹ bầu.

[key-takeaways title=””]

Mang thai không phải là thời gian để ăn kiêng hay lo lắng về việc tăng cân. Mẹ bầu hãy nhớ rằng, tăng cân là cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp thai nhi được phát triển toàn diện từ trong bụng mẹ.

[/key-takeaways]

Nếu bạn đang ở những tháng cuối thai kỳ thì có thể tham khảo thêm vấn đề bà bầu tháng cuối ăn gì để con tăng cân trên cộng đồng MarryBaby. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề tăng cân khi mang thai; các bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn và giải đáp cho bạn ngay trên cộng đồng để bạn yên tâm hơn nhé.

[inline_article id=316321]

Tóm lại, mẹ bầu không tăng cân có sao không? Nếu trong thai kỳ mẹ bầu không tăng cân thì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên thay đổi lại chế độ ăn uống để giúp thai nhi và mẹ đều phát triển khoẻ mạnh trong suốt thai kỳ nhé.

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.