Trong suốt thai kỳ, những thay đổi về thể chất lẫn tinh thần khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, bất an. Do đó, mẹ rất cần sự đồng cảm, động viên, giúp đỡ của người chồng. Hãy cùng MarryBaby khám phá những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai trong bài viết dưới đây nhé.
Vai trò của người chồng khi vợ mang thai
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người chồng đóng vai trò rất lớn khi làm giảm các tác động tiêu cực đến sức khỏe của vợ mình trong suốt thai kỳ, từ đó, giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân và tử vong ở thai nhi.
Hơn nữa, nếu chồng luôn hỗ trợ, san sẻ với vợ về mặt tình cảm, sức lực và tài chính thì sự căng thẳng ở vợ bầu sẽ giảm đi đáng kể.
Vì thế, để hoàn thành tốt vai trò của một người chồng hay người cha trong tương lai, người đàn ông cần trang bị cho mình những kiến thức về những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai.
>>Bạn có thể quan tâm: Cách chăm sóc vợ khi mang bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ
Những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai
Người chồng đóng vai trò quan trọng về thể chất và tinh thần cho vợ mình trong suốt thai kỳ. Vậy đâu là những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai?
1. Những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai về mặt thể chất
1.1. Vắng mặt trong các buổi khám thai định kỳ với vợ
Đây là điều đầu tiên trong số những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai. Thủ tục khám thai vô cùng cầu kỳ, mỗi lần khám thai sẽ có những thông tin thai kỳ quan trọng cần chồng cùng nghe, ghi nhớ để hỗ trợ vợ bầu có một thai kỳ an toàn.
Việc đi khám thai suốt thai kỳ hoặc ở một số thời điểm quan trọng trong thai kỳ cùng vợ sẽ giúp cho bầu hạnh phúc và an tâm hơn, từ đó, thai nhi cũng sẽ phát triển tốt hơn. Nếu chồng quá bận, phải cố gắng sắp xếp thời gian đi cùng vợ bầu trong 4 giai đoạn sau đây nhé.
• Tuần 12 của thai kỳ: Ở lần khám này, bác sĩ sẽ cho vợ chồng biết về tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi để xác định ngày dự sinh. Lần khám này yêu cầu rất nhiều thủ tục nên chồng cần đi cùng vợ để giúp vợ đỡ mất sức lo chuyện giấy tờ.
• Khám sàng lọc bệnh Down: Lần khám này vô cùng quan trọng vì bác sĩ sẽ kiểm tra trí não của thai nhi có gì bất thường không. Hơn nữa, xu hướng kết hôn, sinh con muộn gần đây của phụ nữ cũng khiến thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh Down. Do vậy, chồng nên đồng hành và chia sẻ cùng vợ nếu kết quả không tốt như kỳ vọng.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chiều dài xương mũi thai nhi, lơ là theo dõi, nguy cơ dị tật cao
• Lần khám thai tuần thứ 20 – 28 thai kỳ: Lúc này, bố mẹ sẽ quan sát được hình hài hoàn chỉnh của em bé trong bụng. Đây là một khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng của bậc làm cha mẹ.
• Khám thai tuần thứ 36: Đây cũng là lúc ngày dự sinh gần đến gần, tần suất khám thai của mẹ và số hạng mục cần khám cũng nhiều hơn. Bên cạnh đó, bụng mẹ đã rất to rồi nên việc di chuyển sẽ cực kỳ khó khăn và nguy hiểm cho thai nhi. Những lúc như thế này, sự hiện diện của người chồng được đề cao hơn cả đấy.
>>Bạn có thể quan tâm: Dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng giữa mẹ bầu tuyệt đối không nên lơ là
1.2. Hút thuốc lá nằm trong danh sách những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai
Đây có lẽ là một lời cảnh báo phổ biến trong số những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai. Nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của khói thuốc lá đối với mẹ bầu và thai nhi. Hậu quả do khói thuốc lá để lại có thể khiến thai chết lưu, sinh non, nhẹ cân, bị các dị tật bẩm sinh.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dị tật bẩm sinh thai nhi vì những thói quen này của bố mẹ
1.3. Liên tục đòi hỏi “chuyện yêu”
“Chuyện vợ chồng” cũng là một vấn đề phải được đề cập trong danh sách những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai.
Vợ chồng có thể làm “chuyện ấy” bình thường trong giai đoạn mang thai nếu sức khỏe vợ bầu đảm bảo. Tuy nhiên, vợ chồng nên hạn chế làm “chuyện ấy” trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, đồng thời không dùng những tư thế mạnh bạo để tránh kích thích chuyển dạ sớm, gây áp lực lớn cho tử cung khiến ối non bị vỡ, nhau thai bị bong. Thậm chí, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, khoảng 10 – 20% trường hợp bị sảy thai do “yêu” không đúng cách.
Vì thế, trong giai đoạn này, chồng nên thông cảm cho vợ, hai người có thể gần gũi nhau bằng cách ôm, hôn, nựng, âm yếm… nhẹ nhàng.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đạt cực khoái khi mang thai có an toàn cho mẹ bầu và thai nhi không?
1.4. Để vợ quán xuyến việc nhà
Để vợ quán xuyến những việc trong gia đình là một trong những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai.
Chăm sóc nhà cửa cũng không ít việc nặng nhọc, quá sức với mẹ bầu và nguy hiểm đến sức khỏe của bầu và thai nhi như mang vác đồ vật nặng, dọn chất thải vật nuôi, tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn… bố nên chủ động làm thay mẹ, trong khi đó, mẹ có thể hỗ trợ những việc nhỏ và nhẹ hơn.
2. Những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai về mặt tinh thần
2.1. Tranh cãi với vợ nằm trong top những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai
Tranh cãi với vợ bầu chưa bao giờ là một ý hay nên nó sẽ góp mặt trong danh sách những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai. Các chuyên gia cho rằng, cảm xúc của mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, chồng hãy để vợ bầu nên tránh xa những điều tiêu cực khiến tâm trạng bầu bất ổn, giận dữ hay buồn bã.
Khi mang thai, tâm sinh lý của vợ thường thay đổi, khiến chồng dễ cảm thấy bực bội dẫn đến những to tiếng không đáng có. Điều này sẽ không tốt cho thai nhi, thậm chí làm gia tăng nguy cơ bị tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ ở bé sau khi sinh. Do đó, bố hãy nhún nhường cho mẹ một chút để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé nhé.
2.2. Nói về thân hình của vợ
Những câu hỏi kiểu “Không biết sau khi sinh thì thân hình của em còn được như trước nữa không?” sẽ khiến vợ bầu tổn thương vô cùng. Bởi mẹ cũng ý thức được sự thay đổi về thân hình của mình khi mang thai và sau khi sinh.
Do đó, chồng đừng khiến vợ mình cảm thấy áp lực về việc giảm cân sau khi sinh nhé. Khi nào sẵn sàng, mẹ có thể chủ động tìm hiểu các bài tập giảm cân sau sinh.
2.3. Say xỉn trước mặt vợ
Chồng tham gia các cuộc vui có rượu bia với cánh mày râu, sau đó về nhà trong trạng thái say xỉn, nồng nặc mùi rượu bia sẽ khiến vợ cảm thấy không được quan tâm. Ngoài ra, nếu chồng thường xuyên uống rượu bia sẽ dẫn đến không kiểm soát được hành động, thái độ của mình với vợ dẫn đến những hành động sai trái không đáng có.
2.4. Giết mổ, sát sinh
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì thế, trong thời kỳ vợ mang thai, theo quan niệm dân gian, chồng không nên cắt tiết gà, ăn thịt chó…
Vì làm vậy sẽ không tích đức cho con cái sau này, khiến con không gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
2.5. Trêu đùa về giấc ngủ của vợ
Chồng tỏ thái độ thể hiện rằng mình ngủ rất ngon với vợ sẽ khiến vợ cực kỳ khó chịu. Vì giấc ngủ là một điều xa xỉ đối với mẹ bầu và chúng thường bị gián đoạn bởi các cơn trào ngược dạ dày, đi tiểu.
2.6. Lạnh lùng với vợ là một trong những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai
Dù bố có bận đến mấy cũng nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện với mẹ. Không cần cầu kỳ, mẹ chỉ cần những lời hỏi han, massage cho mẹ đỡ mỏi, bấy nhiêu đó đã khiến tâm trạng mẹ tích cực hơn rồi.
2.7. Xem thường những vấn đề xảy ra với vợ
Đây là điểm quan trọng trong số những điều chồng không nên làm với vợ mang thai. Vợ bầu sẽ vô cùng bất an khi mắc các triệu chứng nhỏ như chuột rút, đau lưng, ốm nghén, thậm chí lớn hơn như các biến chứng thai kỳ: tiền sản giật, cao huyết áp, tiểu đường.
Vì thế, người chồng không được chủ quan với những dấu hiệu xảy ra với vợ mình mà hãy theo dõi để chăm sóc, trấn an hoặc đưa đi điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
>>Bạn có thể quan tâm: 10 bí kíp giảm cân sau sinh mà vẫn nhiều sữa
Những điều chồng nên làm khi vợ mang thai
Sau khi tìm hiểu những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai, tiếp theo, hãy cùng MarryBaby bổ sung vào “cẩm nang” chăm sóc mẹ bầu những điều chồng nên làm khi vợ mang thai nhé.
1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho vợ
Nếu mẹ không được đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng khi mang thai, thai nhi sẽ chậm phát triển và tăng tỉ lệ bệnh tật sau này của bé.
Do đó, chồng hãy quan tâm sát sao đến khẩu phần ăn của vợ và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trong suốt thai kỳ nhé.
2. Quan tâm vợ nhiều hơn
Nếu bố đã biết một trong những điều chồng không nên làm khi vợ mang thai là thiếu sự quan tâm thì cần phải yêu thương vợ nhiều hơn.
Trong quá trình mang thai, các cơn đau, co thắt sẽ xuất hiện bất ngờ, mẹ bầu và thai nhi có thể gặp nguy hiểm nếu không nhận được bất cứ sự hỗ trợ kịp thời nào. Chính vì thế, chồng cần quan sát, để ý đến vợ khi ở bên và thường xuyên nhắn tin hỏi han vợ để cập nhật tình hình nếu ở xa.
3. Trang bị những kiến thức tiền sản cơ bản
Vợ chồng cùng nhau học những kiến thức tiền sản cơ bản sẽ giúp cho vợ bầu vơi bớt cảm giác lạc lõng khi phải tự học, tự áp dụng những kiến thức mới này một mình mà không có người đồng hành, đặc biệt là những người lần đầu tiên làm mẹ.
4. Đọc sách cho thai nhi
Đây là một trong những phương pháp thai giáo hiệu quả, bố mẹ nên thay phiên nhau đọc cho thai nhi những cuốn sách cho bà bầu, trò chuyện cùng con, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích… có nội dung tích cực. Thai nhi có thể nghe rõ âm thanh bắt đầu từ tuần thứ 20 nên việc đọc sách này sẽ giúp bé quen giọng bố mẹ, hiểu và nhận biết được ngôn ngữ từ sớm, đồng thời tạo sợi dây gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp chồng hiểu được người vợ bầu của mình hơn về những khó khăn mà cô ấy đang trải qua. Đây là những bước đầu tiên trong hành trình làm cha mẹ, vì thế, MarryBaby mong rằng vợ chồng có thể cảm thông, san sẻ và đồng hành cùng nhau trong cuộc hành trình dài nhưng không kém phần thiêng liêng này nhé!