Chăm sóc mẹ bầu khi mang thai tốt là tiền đề quan trọng để con yêu khỏe mạnh và phát triển khỏe mạnh. Vậy cách nào chăm sóc mẹ bầu hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu “tất tần tật” các bí quyết tại đây.
Hẹ thuộc họ hành, có chứa nhiều sắt, vitamin C, canxi, magie và axit folic. Axit folic là một dưỡng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Thai phụ bị thiếu axit folic, thai nhi dễ mắc các biến dạng về xương. Bạn có thể nấu canh hẹ, thêm hẹ vào món cháo, súp hoặc luộc hẹ để ăn kèm món chính.
Gan
Không phải phụ nữ nào cũng thích mùi vị của món này nhưng gan sẽ cung cấp cho bạn hàm lượng cholin cần thiết khi mang thai. Cholin giúp phát triển trí não thai nhi, nhờ đó mà trẻ sinh ra sẽ thông minh hơn.
Gan các loại gia cầm, gia súc chiên, xào là sự lựa chọn đơn giản cho bạn. Không nên sử dụng các sản phẩm đóng hộp từ gan như xúc xích, pate vì chúng chứa nhiều chất bảo quản.
Trứng
Trứng chứa nhiều DHA, một loại axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển của não bộ và võng mạc, nhờ đó mà mắt của trẻ có thể phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên nhớ là không bao giờ ăn trứng sống hoặc tái các mẹ nhé.
Bông hẹ là món nên có trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Đậu nành Nhật Bản
Hay còn gọi là đậu nành rau, chứa rất nhiều chất đạm, canxi, chất xơ, vitamin A và B. Loại đậu nành này có thể luộc chín rồi rắc thêm ít muối để ăn như món ăn vặt hoặc cho vào nấu súp, trộn salad đều được.
Ớt chuông
Giàu vitamin A và C rất tốt cho hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai. Ớt tươi có thể dùng để chế biến với các món chiên, xào, ớt sấy khô có thể ăn như món ăn vặt. Ớt chuông nướng với một ít dầu oliu và tỏi cũng là một gợi ý cho bạn.
Rau bina
Không chỉ giàu chất sắt, rau bina còn là nguồn canxi và vitamin D cần thiết cho sự phát triển hệ xương của bé. Rau bina tươi có thể dùng để trộn salad còn bina đông lạnh có thể được nghiền nhỏ để cho vào món mì nước.
Stress được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho bà bầu bị nghén. Vì thế, thiền có thể giúp chữa ốm nghén thông qua việc giải tỏa stress. Ngay cả khi phương pháp này không giúp bạn thoát khỏi những cơn ốm nghén dai dẳng, bạn cũng đã có một hoạt động rèn luyện tốt cho sức khỏe.
Gừng
Không chỉ được biết đến với khả năng chữa ốm nghén, gừng còn có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón và buồn nôn. Chỉ một ly trà gừng có thể khiến chị em cảm thấy nhẹ nhàng hơn đấy.
Trái cây
Có nhiều loại trái cây được cho là khá hiệu quả trong việc chữa ốm nghén, trong đó nổi bật nhất là dứa và chuối. Dứa có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng nôn và buồn nôn. Trong khi chuối làm tăng lượng đường trong máu và giảm các triệu chứng của ốm nghén.
Gừng không chỉ chữa ốm nghén mà còn có nhiều công dụng khác
Chất lỏng
Cố gắng tiêu thụ càng nhiều chất lỏng càng tốt. Nước lọc, nước ép trái cây, sữa đều có thể giúp bạn chữa ốm nghén.
Ăn uống đầy đủ
Luôn đem theo một túi bánh qui hoặc qui giòn bên mình để có thể nhấm nháp bất cứ lúc nào. Việc giữ cho dạ dày luôn hoạt động sẽ có ích cho tình trạng ốm nghén của bạn.
Vòng đeo tay
Một số loại vòng đeo tay được cho là có khả năng hạn chế buồn nôn, chữa ốm nghén dựa trên nguyên tắc của ấn huyệt bằng cách tạo áp lực lên một điểm trên cổ tay.
Đi bộ
Đi bộ không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn có thể hạn chế ốm nghén và cả tình trạng ợ nóng.
Việc này không thật sự có tác dụng chữa ốm nghén nhưng nó khiến tinh thần của chị em trở nên thoải mái hơn để đối diện với cơn nghén, đồng thời giữ cho bạn bận rộn và không quá tập trung vào cảm giác khó chịu khi ốm nghén.
Ngoài ra, bạn có thể theo dõi tình trạng ốm nghén thông qua việc ghi nhật ký, từ đó biết được khi nào bạn cảm thấy khó chịu nhất, khi nào bạn ít khó chịu hơn, từ đó sắp xếp các công việc trong ngày. Bằng cách này, cơn nghén sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống của bạn.
Nước hoa hoặc tinh dầu thơm
Phụ nữ mang thai có khứu giác tinh nhạy hơn bình thường, do đó, họ cũng trở nên nhạy cảm hơn với các loại mùi mà trước đây vốn bình thường với họ. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là một số mùi hương có thể sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng ốm nghén.
Bạn có thể thử với tinh dầu bạc hà, nhiều phụ nữ mang thai cho biết một vài giọt dầu bạc hà trong phòng ngủ ban đêm khiến họ thấy sảng khoái hơn vào sáng hôm sau.
Những thực phẩm cần tránh khi mang thai là loại nào? Mẹ bầu cần nắm rõ danh sách sau để không phạm sai lầm khi ăn uống, dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai kỳ nhé.
Những thực phẩm cần tránh khi mang thai
1. Thức ăn mặn
Mang thai là giai đoạn có nhiều thay đổi đối với các khớp xương của chị em phụ nữ. Một số khớp xương mới hình thành nhanh chóng so với trước khi mang thai.
Quá trình này sẽ giải phóng ra các kim loại nặng đã được tính lũy trong hệ xương nhiều năm qua, trong đó có chì.
Trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, hàm lượng chì trong máu sẽ tăng cao. Khi bạn tiêu thụ nhiều muối natri, thận sẽ tìm cách bài tiết bớt lượng natri này, đồng nghĩa với một lượng canxi trong cơ thể sẽ được đào thải theo natri. Đây là tình trạng hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai.
Bạn không cần phải kiêng khem muối nhưng nên tránh những món ăn quá mặn, vừa để bảo tồn lượng canxi có trong hệ xương vừa bảo vệ con yêu khỏi sự xâm hại của chì. Chất chì, dù ở hàm lượng rất nhỏ trong hệ tuần hoàn của người mẹ cũng có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
2. Kiêng các thức ăn có thể chứa nấm hoặc vi khuẩn
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Do đó, tốt nhất là nên tránh tất cả các loại thức ăn có thể không an toàn cho mẹ và thai nhi. Cần tránh tất cả thực phẩm sống, những thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, món ăn để lâu, hâm lại.
3. Cà phê và các loại thức ăn, thức uống chứa caffeine
Caffeine đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân, vì vậy mẹ bầu cần tránh sử dụng các sản phẩm có caffein khi mang thai nhé. Nếu bạn bị nghiện cà phê, bạn chỉ nên uống ít hơn 1 ly cà phê mỗi ngày, tốt hơn với cà phê sữa.
4. Tránh xa thức ăn có hàm lượng cao acrylamide, BPA và các chất độc hại khác
Các chất này đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra có cân nặng và chiều cao kém hơn, chu vi vòng đầu nhỏ hơn cũng như có thể dẫn tới các vấn đề về hành vi ở trẻ trong những năm sau này.
Acrylamide có thể xuất hiện trong các thực phẩm được chiên, nướng lâu ở nhiệt độ cao, ví dụ như khoai tây chiên giòn. Do đó, chị em nên hạn chế ăn nhiều các món này. Khi chế biến thức ăn cũng không nên chiên, nướng quá lâu.
5. Các loại viên uống bổ sung cho thai phụ khác với quy định của bác sĩ, đặc biệt là những loại chứa hàm lượng cao
Không phải cứ ăn nhiều, uống nhiều chất dinh dưỡng là tốt đâu mẹ bầu nhé. Khi bạn nạp quá nhiều một thành phần nào đó cũng có thể gây hại cho em bé trong bụng.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không phù hợp có thể gây ra những hậu quả nào cho đứa bé?
Các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim
[inline_article id=24465]
Với danh sách những thực phẩm cần tránh khi mang thai trong bài viết này, Marry Baby hy vọng có thể giúp các bà bầu cẩn thận hơn trong việc ăn uống để bảo vệ thai kỳ.
Các mẹ nghĩ sao về chuyện khi mang thai bé gái mẹ đẹp còn mang thai bé trai thì mẹ xấu hơn? Cụ thể là khi mẹ mang bầu bé trai da dẻ sẽ sần sùi, nhờn và nổi mụn nhiều hơn…rồi tệ hơn là mũi sẽ to ra…nhìn gương mặt mẹ cảm giác nặng nề xấu xí làm cho 1 số người lấy đó làm dấu hiệu nhận biết để đoán già đoán non giới tính của bé yêu trong bụng..hihi…
Theo suy luận của riêng mẹ Rita thì nghĩ là khi mang bầu bé trai mẹ xấu là do bé trai khác giới tính mẹ nên cần tăng lượng hormon và nội tiết tố nhiều hơn nên làm cho mẹ có nhìu thay đổi còn bé gái cùng giới tính với mẹ rồi nên ko có sự thay đổi gì nhiều…hihi…(cái này mẹ Rita tự suy luận nếu có sai các mẹ đừng cười nha!!)
Mặc dù chưa có một con số thống kê cụ thể nào về hiệu quả của việc nghe nhạc khi mang thai nhưng nó cũng đã tạo ra một trào lưu nghe nhạc cổ điển đối với nhiều phụ nữ.
Tuy nhiên nghe nhạc cho bà bầu như thế nào, và thời điểm nào là thích hợp để cho thai nhi nghe nhạc cũng là những vấn đề rất quan trọng mà các mẹ cần chú ý.
Thời điểm thích hợp để cho bé nghe nhạc
Theo nghiên cứu, từ tuần thứ 16 trở đi, thai nhi đã có thể cảm nhận được các âm thanh từ bên ngoài, do đó giai đoạn thích hợp để các mẹ bầu bắt đầu cho bé nghe nhạc là từ tuần thứ 16-20 trở đi.
Bởi vì thai nhi thường có khuynh hướng ngủ khi mẹ hoạt động và thức khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn, nên các mẹ bầu nên chọn thời điểm khi cơ thể mình muốn nghỉ ngơi để nghe nhạc. Lúc đó, mẹ có thể để mình được thả lỏng một cách thoải mái nhất và chỉ tập trung vào tận hưởng những bản nhạc chứ không vướng bận với bất kỳ công việc nào khác, đó cũng là lúc mà bé yêu của bạn cảm nhận được các giai điệu một cách rõ nhất.
Việc nghe nhạc cũng sẽ giúp cho các mẹ bầu kết nối tình cảm với bé yêu của mình, các mẹ có thể vừa nghe nhạc vừa hát du dương hoặc đung đưa người theo điệu nhạc, như thế cũng sẽ tạo cho bé yêu của bạn rất nhiều hứng khởi đấy.
[inline_article id=140413]
Mặc dù vậy, nghe nhạc nhiều chưa hẳn đã là tốt, quan trọng là mức độ tập trung của bạn khi nghe, mỗi ngày chỉ cần dành 20-30 phút để nghe nhạc và nếu bạn thật sự cảm thụ bản nhạc đó bằng tâm hồn của mình, bé yêu của bạn cũng thế, hiệu quả của việc nghe nhạc cũng sẽ được phát huy.
Nghe nhạc khi mang thai sẽ tốt cho con nếu mẹ thực hiện đúng cách
Chọn loại nhạc nào cho bé yêu?
Theo nghiên cứu của Dr Alfred Tomatis thì nhạc cổ điển vẫn luôn là ưu tiên số một với những tác phẩm của Mozart, Beethoven, Bach,… Tuy nhiên các chị em bầu không nhất thiết phải ép mình nghe những bản nhạc mang tính chất kinh điển này nếu bản thân mẹ không thích và không cảm thụ được. Lý do là ở giai đoạn thai kỳ, sự gắn kết giữa mẹ và bé rất chăt chẽ, bé có thể cảm nhận được mọi suy nghĩ, tình cảm của mẹ, đồng thời, tâm trạng của mẹ trong giai đoạn này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Do đó, nếu như bạn nghe nhạc với một tâm lý cố ép buộc bản thân mình, bé cũng sẽ cảm thấy điều tương tự.
Thay vào đó, các mẹ bầu có thể nghe bất cứ loại nhạc cho thai nhi nào mà mình cảm thấy yêu thích và hứng thú, miễn là nó giúp các mẹ được thư giãn, ví dụ như hòa tấu, dân ca, cải lương, hay pop, ballad,…v…v… Tuy nhiên, cần lưu ý là các mẹ nên chọn những bản nhạc có ca từ trong sáng, thể hiện tinh thần lạc quan, vui vẻ, những bản nhạc nói về tình yêu thương gia đình càng tốt, tránh những bản nhạc quá buồn, quá não nề.
[inline_article id=4669]
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tránh những bản nhạc có giai điệu quá mạnh hoặc thay đổi tông nhịp liên tục, sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Các mẹ cũng cần chọn một không gian yên tĩnh để nghe nhạc và nên tránh nghe nhạc trong nhiều giờ đồng hồ liên tiếp.
Âm lượng cũng ảnh hưởng đến bé
Nghe nhạc hay nói chuyện với âm lượng lớn cũng đều ảnh hưởng không tốt đến thính giác của thai nhi, vì thế các mẹ bầu nên tránh những nơi quá ồn ào để tránh tác động xấu đến bé.
Nghe nhạc bằng loa ngoài vẫn là cách tốt nhất cho cả mẹ và bé, tuy nhiên nếu sử dụng tai nghe, các mẹ nên chọn loại tai nghe dành riêng cho bà bầu, hơn nữa do cơ quan thính giác của bé chưa phát triển toàn diện như người lớn nên khi nghe nhac các mẹ nên chú ý đến âm lượng. Nếu áp tai nghe vào bụng, nên chỉnh ở mức vừa phải, thậm chí là nhỏ hơn mức âm lượng mà mẹ nghe trực tiếp.
Dọn chất thải của vật nuôi
Trong chất thải của vật nuôi có nhiều ký sinh trùng và vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể của mẹ bầu qua các tiếp xúc thông thường. Đặc biệt trong phân mèo có một loại ký sinh trùng có thể gây ra toxoplasmosis, một bệnh nhiễm trùng cơ hội tác động nghiêm trọng. Nếu bạn buộc phải dọn dẹp chất thải của vật nuôi, nhớ đeo găng tay, mang khẩu trang, sau đó rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn.
Sử dụng các chất hóa học mạnh
Các bình xịt muỗi, nước rửa bếp và các loại thuốc có tính tẩy rửa cao đều chứa chất hóa học độc hại. Do đó, phụ nữ mang thai nên tìm kiếm các giải pháp khác thay thế như phấn kiến, băng dính côn trùng. Trong việc chùi rửa, bạn có thể thử các loại tẩy tự nhiên như giấm, baking soda, chanh.
Mang vác nặng
Những việc như di chuyển đồ đạc trong nhà, xách các túi đựng đồ sau khi mua sắm, bạn không nên quá gắng sức. Bụng bầu càng lớn thì áp lực lên vùng lưng dưới của bạn càng nặng nề nên bạn sẽ dễ bị chấn thương hơn nếu mang vác nặng. Đừng ngại nhờ bạn bè, người thân hoặc con lớn trong nhà giúp đỡ bạn khi mang thai.
Khi mang thai, chị em cần tránh xa phân chó mèo vì chúng chứa ký sinh trùng gây bệnh
Lau màn cửa và quạt trần
Các mẹ bầu cần tránh tất cả các công việc nhà đòi hỏi việc leo trèo hoặc phải đứng trên ghế. Khi mang thai, khả năng giữ thăng bằng của bạn sẽ kém đi nên các chuyện té ngã là rất dễ xảy ra. Hạn chế tối đa việc đứng trên bàn, ghế, thậm chí cả bậc tam cấp.
Quét dọn nhà cửa
Việc này sẽ không ảnh hưởng gì nếu bạn chỉ quét dọn trong phạm vi hẹp, nhưng nếu nhà rộng, nhiều tầng hoặc có nhiều ngóc ngách, việc quét dọn liên tục có thể khiến cơn đau lưng trở nên nặng nề hơn. Giải pháp cho bạn là thỉnh thoảng dừng tay lại để nghỉ ngơi 5-10 phút trước khi tiếp tục.
Lau cửa sổ
Việc lau cửa sổ rất dễ khiến mẹ bầu trượt ngã. Bên cạnh đó là tác hại của các loại dung dịch lau kính tới sức khỏe của mẹ như đã nói ở trên.
Rửa chén
Chị em bầu vẫn có thể rửa chén nhưng đừng quên mang bao tay nhé vì làn da của bạn trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai.
Hút bụi
Việc di chuyển chiếc máy hút bụi khắp nhà có thể khiến bạn bị mệt, và nên tránh tự mình thay bộ lọc của máy hút bụi khi bạn đang có thai. Lông động vật, bào tử nấm mốc và bụi có thể gây kích ứng cho mắt và phổi của bạn.
Khi mang thai, bạn có thể sẽ tìm đọc ngấu đọc nghiến rất nhiều thông tin để chuẩn bị cho thiên chức làm mẹ. Nhưng đáng tiếc là đọc quá nhiều chỉ khiến bạn thêm… hoang tưởng (nếu không tin, bạn cứ thử đi). Thay vào đó, tốt nhất là bạn hãy trò chuyện với mẹ, các cô bạn và các y tá hoặc bác sĩ khi bạn có điều gì thắc mắc hoặc đắn đo. Chắc chắn câu trả lời từ họ sẽ khiến bạn thấy nhẹ nhõm trong lòng hơn là “hấp thu” quá nhiều thông tin.
Có một cách chữa bí mật cho ốm nghén
Ốm nghén có thể là một cảm giác rất tệ, nhất là khi đầu bạn đang bận quay cuồng trong nhà vệ sinh. Tuy nhiên, lúc đó bạn hãy thử nghĩ ngay đến một phép màu đang thành hình bên trong cơ thể, tin chắc là điều đó sẽ giúp bạn vượt qua cơn nôn mửa đang hành hạ bạn.
Các hormone có thể “làm ổ” trên lưng bạn
Mụn vùng lưng là họ hàng xa gần với bọn mụn trứng cá. Những tên mụn đáng ghét này có thể khiến bạn từ ngạc nhiên đến sững sờ khi nhìn thấy. Nhưng bạn đừng lo, vì chúng sẽ biến mất sau khi bạn sinh bé, và sẽ chẳng ai khác biết được điều này bí mật này ngoài bạn. Tất nhiên chồng bạn cũng chẳng dại gì mà đề cập đến nó đâu!
Bạn có nghĩ là chiếc bụng bầu giúp mình trông gợi cảm hơn?
Coi chừng “phía dưới”
Một ngày đẹp trời, bạn thấy phía dưới bỗng đau khiếp khi an tọa. Tất nhiên bạn cũng chẳng ngờ tới nó lại đau đến… thế. Và thế là bạn phát hiện ra các búi trĩ. Mặc dù rất khó để tránh chúng, nhưng bạn vẫn có thể “vùng lên” chiến đấu với chúng. Hãy tắm nước ấm với muối khoáng Epsom, Preparation H và nghỉ ngơi. Đồng thời, khăn chùi cho em bé cũng không phải chỉ dành cho em bé thôi đâu, nên bạn đừng quên vệ sinh tốt cho khu vực “nói ra thì ngại” đó nhé.
Anh ấy sẽ thấy cái bụng của bạn rất quyến rũ
Bạn sẽ nhận thấy chồng bạn không thể rời tay khỏi bụng của bạn. Lần đầu và cả những lần sau bạn mang thai sẽ đều như vậy. Và bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy anh ấy cứ thích chào bé trong bụng bạn mỗi khi đi làm về và không quên dành tặng bạn một vài “lời có cánh” về cái bụng đang nhú dần của bạn đáng yêu như thế nào.
“Lỗ rò”
Ngực bạn có thể rỉ nước trong ba tháng cuối thai kỳ. Bạn có thể xem nó như một hoạt động “khởi động máy móc” nhằm chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ của bạn chào đời. Tuy vậy, bạn cũng có thể tìm mua các miếng dán dành cho bà bầu và dán nó vào bên trong áo ngực là mọi chuyện sẽ được giải quyết ổn thỏa thôi.
Quần áo thai sản không là bắt buộc
Này nhé, cân nặng của bé không chỉ biến mất mà bạn cũng chẳng phải sống đời với những bộ đồ bầu lụng thụng dây nhợ lòng thòng thế mãi đâu. Bạn có thể chọn giải pháp khác là sử dụng một vài bộ đồ rẻ tiền bình thường khác với kích cỡ rộng hơn là được.
Nghiện “phi cước” của bé
Cảm nhận bé yêu di chuyển bên trong bụng bạn là một trong những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất. Mỗi chuyển động, cú đá và nấc cụt đều thật nhiệm màu. Sau khi bạn đã sinh bé, chắc chắn bạn sẽ nhớ biết bao cảm giác đó. Vì thế mà đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức cảm giác tuyệt vời đó ngay lúc này nhé bạn!
Không hẳn như thế, vì thực ra bào thai cũng phản ứng với những âm thanh bên ngoài. Trong một nghiên cứu, một đứa trẻ sơ sinh có mẹ thường xuyên theo dõi một vở kịch trong khi họ đang mang thai sẽ ngừng khóc khi bài hát chủ đề của chương trình vang lên. Trẻ sơ sinh có mẹ không theo dõi chương trình đã không có phản ứng khi họ nghe thấy tiếng nhạc.
Nhưng tại sao một người trưởng thành lại muốn dành nhiều thời gian để cố gắng giao tiếp với thai nhi trong khi họ có thể làm một cái gì đó khác? Rất đơn giản. Đó là niềm vui. Thêm vào đó, nó có thể có thể giúp bạn thiết lập một mối ràng buộc với em bé của bạn ngay cả trước khi bé sinh ra.
Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với chồng bạn. Rất nhiều ông bố ghen tỵ với sự kết nối nhanh chóng giữa con của họ với các bà mẹ. Nhưng một phần lợi ích khác của sự kết nối đó là sức mạnh từ giọng nói của người mẹ mà bé được nghe suốt chín tháng mười ngày.
Nói chuyện với bé hàng ngày không chỉ là niềm vui nhỏ của ba mẹ mà còn có thể làm cho mối liên kết chặt chẽ hơn ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ
Một số nhà nghiên cứu tin rằng giao tiếp trước khi sinh bằng cách trò chuyện, không chỉ bị giới hạn bởi lời nói sẽ kích thích bộ não của trẻ sơ sinh, kích hoạt sự phát triển tế bào thần kinh, giúp bé xử lý thông tin hiệu quả hơn. Nói cách khác, họ tin rằng nó có thể làm cho trẻ thông minh hơn.
Họ cũng chắc rằng các em bé bị trước khi sinh có xu hướng khóc khi sinh, kéo dài sự chú ý lâu hơn, ngủ tốt hơn, ít có khả năng phát triển khuyết tật trong học tập, và có khiếu về sáng tạo và âm nhạc.
Cũng có rất nhiều bất đồng về ảnh hưởng của việc khích động trẻ trước khi sinh mặc dù không ai nói rằng chúng có tác hại. Vì vậy, nếu bạn đang suy nghĩ có nên thử hay không, đây là một số điều cần xem xét:
Thư giãn: Hãy nhắc chồng bạn rằng bạn cần một chút yên tĩnh trong khi anh ấy giao tiếp với bé. Mặt khác, hãy nhớ rằng một số nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng những bà mẹ có em bé được khích động trước khi sinh thì thời gian đau đẻ ngắn hơn và tỷ lệ sinh mổ ít hơn.
Nói to: Vì vậy, nói chuyện lớn tiếng đủ để một người nào đó trong phòng có thể nghe bạn. Giữ tiến độ thường xuyên. Giữ tiến độ như vậy sẽ giúp bé biết được là chuyện gì sắp xảy ra. Trước khi bắt đầu bạn nên vỗ nhè nhẹ vào bụng để giọng nói có thể đễ dàng đi vào trong bụng mẹ. Không nên làm quá nhiều. 30 phút/1 lần, 2 lần/1 ngày là đủ.
Kết hợp: Sẽ rất tốt nếu bạn nghe một bản nhạc, đọc một bài thơ mỗi ngày nhưng bằng nhiều cách khác nhau. Bạn đừng mong chờ nhiều quá, vì không có gì đảm bảo rằng bất cứ điều gì bạn làm sẽ khích động, vỗ về bé. Nhưng ít nhất, bạn và bé sẽ cảm thấy thoải mái.
Hình ảnh bầu ngực và nhũ hoa khi mới mang thai có những sự thay đổi so với thời còn con gái là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn biến ra sao và mẹ bầu sẽ cảm nhận như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này của MarryBaby để biết ngực thay đổi như thế nào khi mang thai bạn nhé!
Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai như thế nào? Bầu ngực thay đổi ra sao?
Một trong những dấu hiệu mang thai dễ nhất biết nhất là căng tức ngực và vòng ngực thay đổi kích cỡ.
1. Căng tức ngực
Căng tức và đau ngực là dấu hiệu nguyệt san mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu mang thai. Vì thế, có nhiều người sẽ không để ý đến dấu hiệu này và cho rằng chuẩn bị tới kỳ hành kinh thôi.
Ngực thay đổi như thế nào khi mang thai? Bạn có thể cảm giác ngực bạn lúc này hơi nhạy cảm khi chạm vào, hoặc có cảm giác đau nhói đầu nhũ hoa khi mặc áo ngực. Sự nhạy cảm này sẽ bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 4 đến 6 và kéo dài đến hết 3 tháng đầu mang thai.
Sự thay đổi của nhũ hoa khi mới mang thai dễ nhận biết nhất là sưng đau
Bên cạnh nhận biết hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai; nếu bạn bị đau ngực khi mang thai cũng cần biết cách giảm đau trong giai đoạn này.
– Bạn nên làm:
Nếu chưa biết mình mang thai và nhận thấy thay đổi nhũ hoa khi mới mang thai thì có thể thử thai.
Mua một chiếc áo ngực phù hợp kích cỡ và giúp nâng đỡ ngực.
Bổ sung vitamin từ rau củ quả để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Cần bằng chế độ dinh dưỡng đảm bảo đầy đủ chất trong suốt thai kỳ.
Nghỉ ngơi hợp lý để có một sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.
– Không nên:
Bạn không nên thức khuya sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi.
Không ăn quá mặn sẽ không tốt cho sức khỏe và dễ dẫn đến các biến chứng thai kỳ như cao huyết áp khi mang thai.
Không dùng thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích sẽ gây hại cho con.
Không hút thuốc vì không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
2. Tăng kích thước vòng ngực
Vào thời điểm cuối 3 tháng đầu thai kỳ hoặc bắt đầu 3 tháng giữa thai kỳ, bạn có thể nhận thấy ngực tăng kích thước; đặc biệt nếu đây là con đầu lòng của bạn. Đây cũng lại là do các mô bên trong ngực phát triển để chuẩn bị cho việc nuôi con.
Ngực của bạn sẽ có cảm giác ngứa vì da căng; thậm chí có thể lộ các vết căng da trên ngực. Đến cuối thai kỳ, bạn sẽ cần phải sử dụng áo ngực dành riêng cho việc nuôi con để hỗ trợ cho ngực phát triển lớn hơn của bạn.
Hình ảnh kích cỡ ngực thay đổi trong quá trình mang thai
3. Nổi tĩnh mạch và gân xanh
Bạn sẽ thấy bầu ngực có nổi tĩnh mạch và gân xanh. Điều này xảy ra là do khi mang thai lượng máu của bạn tăng từ 20 đến 40%. Các tĩnh mạch dưới da sẽ giúp vận chuyển máu khối lượng máu này, chất dinh dưỡng và oxy giúp thai nhi đang phát triển.
Vì thế, lượng máu tăng lên giúp cho tĩnh mạnh dưới da nổi rõ hơn khiến hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai thay đổi. Tình trạng này sẽ hết sau sinh bạn sinh con và trở về hình ảnh nhũ hoa bình thường. Tuy nhiên, có một số phụ nữ sẽ có gân xanh trên ngực khi cho con bú nhưng cũng sẽ hết sau khi cai sữa cho con.
Hình ảnh bầu ngực khi mới mang thai nổi tĩnh mạch và gân xanh
4. Vùng da quầng vú sẫm màu hơn
Khi mang thai, hormone estrogen và progesterone tăng cao nên có thể khiến cơ thể phụ nữ thay đổi từ trong ra ngoài. Sự thay đổi nội tiết tố có thể kích thích quá trình hình thành hắc tố trong cơ thể. Bạn sẽ thấy rõ điều này khi nhận biết hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai có vùng da quầng vú sẫm màu hơn.
Tuy nhiên, với một số phụ nữ có cơ địa vùng da quầng vú sẫm màu tự nhiên do di truyền thì sẽ thấy nhũ hoa bình thường không đổi màu.
Bên cạnh đó, núm vú sẫm màu cũng có thể do bạn sử dụng một số loại thuốc tăng nội tiết tố.
Mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm giúp chăm sóc da tốt hơn trong giai đoạn mang thai. MarryBaby gửi thông tin dưới đây cho mẹ nhé:
[affiliate-product id=”320199″ sku=”845ID621″ title=”Sản phẩm dầu chăm sóc da cho mẹ bầu” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]
5. Nổi nốt li ti quanh đầu ngực
Nếu để ý hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai, bạn sẽ thấy các nốt sần li ti quanh đầu ngực giống nổi da gà. Chúng chính là những tuyến bã dầu (Montgomery), xuất hiện xung quanh quầng vú sẫm màu và núm vú. Những nốt sần li ti này sẽ nở lớn hơn khi bạn đang mang thai. Chức năng chính của chúng là bôi trơn và giữ vi trùng tránh xa vú.
Sự xuất hiện của các nốt sần này là cơ thể của bạn bị thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng xuất hiện với con gái ở tuổi dậy thì, phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố, ung thư vú, đang tăng hoặc giảm cân…
Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai: Sậm màu và nổi mụn li ti xung quanh
Bạn đã tìm hiểu hình ảnh nhũ hoa và bầu ngực khi mới mang thai. Còn sang tam cá nguyệt thứ 2 thì thế nào? Vào lúc này, mẹ sẽ thấy núm vú tiết ra sữa non.
Sữa non là sữa đầu tiên mà cơ thể của bạn sản xuất ra. Nó sẽ cung cấp cho em bé mới chào đời chất dinh dưỡng và hệ miễn dịch từ người mẹ. Từ khoảng tháng thứ 3, một vài phụ nữ có thể nhận thấy ngực tiết ra chất lỏng màu vàng. Hoặc bạn có thể nhận thấy đầu vú có một lớp màng hoặc chất đóng cục… Chúng chính là sữa non đấy.
Tuy vậy, một số phụ nữ nhận thấy có thể tiết dịch sữa non sớm hơn hoặc hoàn toàn không tiết ra sữa non.
Khi tiết sữa non, bạn có thể sử dụng đệm ngực để thấm những giọt sữa non này nhé. Và vào 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, bạn nên sử dụng loại áo ngực dành riêng cho thai phụ để hỗ trợ nhũ hoa phát triển liên tục giúp cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này.
Một vấn đề đau đầu khác mẹ có thể gặp trong giai đoạn này đó là rạn da khi mang thai. Mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm chăm sóc sau đây:
Không chỉ quan tâm hình ảnh nhũ hoa và bầu ngực khi mới mang thai và 3 tháng giữa, mẹ còn cần biết bầu ngực thế nào ở 3 tháng cuối.
Vào những tháng gần cuối thai kỳ, ngực của thai phụ sẽ tiếp tục phát triển do quá trình chuẩn bị sản xuất sữa mẹ. Vì thế, trong giai đoạn này mẹ nên chuyển sang sử dụng áo ngực dành cho sản phụ cho con bú. Sự thay đổi này sẽ giúp bầu ngực của bạn được nâng đỡ và thoải mái hơn.
Cách chăm sóc nhũ hoa và bầu ngực trong suốt thai kỳ
Sau khi bạn đã nhận biết sự thay đổi hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai, bạn nên tìm hiểu thêm các cách chăm sóc ngực trong suốt thai kỳ. Dưới đây là các bí quyết bạn nên nhớ:
Massage ngực giúp ngăn ngừa tắc sữa, giảm đau và rạn da ngực: Lấy một ít kem dưỡng ẩm hoặc dầu ô liu massage xung quanh núm vú theo chuyển động tròn bằng đầu ngón tay. Trường hợp khi tụt núm vú, bạn nhẹ nhàng kéo núm vú ra ngoài và tiếp tục trong khoảng năm phút.
Duy trì tập thể dục: Các hoạt động kéo căng nhẹ nhàng có thể làm săn chắc phần thân trên. Duỗi cánh tay có thể giúp tăng sức mạnh cơ ngực và có thể làm giảm đau vú.
Chọn áo ngực phù hợp: Một chiếc áo ngực làm bằng cotton có thể giúp nâng đỡ ngực tốt khi mang thai. Ngoài ra, áo ngực thể thao cũng là sự lựa chọn tốt. Chúng sẽ giữ cho các cơ bên dưới ngực săn chắc, khỏe mạnh và ngăn ngừa chảy xệ.
Vệ sinh ngực cẩn thận: Khi ngực tiết dịch sữa non bạn nên dùng một miếng vải cotton để thấm. Hàng ngày hãy vệ sinh ngực bằng vải cotton và nước ấm.
Kiểm tra vú thường xuyên: Bạn hãy kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi bất thường ở vú không. Nếu có thì hãy đi khám bệnh ngay nhé.
[inline_article id=310884]
Như vậy bạn đã biết hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai thay đổi thế nào. Nếu bạn kiểm tra thấy các dấu hiệu bất thường ở ngực trong suốt thai kỳ thì hãy khám bệnh ngay nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên vệ sinh và chăm sóc ngực đúng cách để để hỗ trợ việc chuẩn bị sản xuất sữa nuôi con nhé.
Nên và không nên dùng những thực phẩm gì khi mang thai là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các mẹ. Không phải loại thức ăn tốt cho sức khỏe nào cũng phù hợp với phụ nữ mang thai. Cùng lắng nghe chia sẻ và tham khảo thêm kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm của những chị em đã từng “bầu bì” rồi nhé:
Chị D (nhân viên Marketing) chia sẻ “ Theo kinh nghiệm của mình, khi mang thai, các bạn không nên ăn nhiều vi cá mập, cá ngừ, cá thu…Vì trong thịt các loại cá này có chứa hàm lượng thủy ngân cao, rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Còn cá đóng hộp thì có nhiều chất bảo quản và nhiều muối, hóa chất có thể làm tăng huyết áp ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của phụ nữ mang thai.”
Còn theo chị Tr (40 tuổi, nhân viên kinh doanh) thì các bà bầu không nên ăn trứng sống hay trứng còn lòng đào vì trứng sống có thể chứa vi khuẩn Salmonell sẽ gây triệu chứng chuột rút, buồn nôn. Chị Tr nói thêm “ Bà bầu cũng không nên ăn thức ăn cay chua hay nước giải khát có ga. Vì ăn cay chua nhiều sẽ khiến bà bầu dễ bị táo bón, thai nhi sau khi sinh dễ mắc bệnh mẩn ngứa. Nước ngọt sẽ làm bà bầu đau đầu, tim đập nhanh hơn…”
Khi mang thai không nên ăn trứng gà sống
Cô nhân viên tổng hợp xinh xắn của một công ty nhà nước vui vẻ nói “ Riêng H thì trong suốt quá trình mang thai, H cũng không ăn quá mặn vì sợ bị tăng huyết áp đột ngột sẽ dẫn đến nhiễm độc thai nghén. Mẹ H cũng hay nhắc phải “ăn chín, uống sôi” để tránh nguy cơ nhiễm giun sán.”
Ngoài những món ăn trên, các mẹ cũng cần lưu ý một số thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có hại trong thai kỳ như khoai tây để lâu ngày, nước ép trái cây tổng hợp. Bạn C (nhân viên kế toán) chia sẻ “ Trong khoai tây có kiềm sinh vật, càng để lâu hàm lượng kiềm này càng lớn và ảnh hưởng tới phát triển bình thường của thai nhi. Còn nước ép trái cây đóng hộp có thể chứa coli, có khả năng gây sảy thai. Vì vậy cách tốt nhất là bà bầu nên tự làm nước ép trái cây để uống.”
Bên cạnh đó để có một chế độ ăn uống lành mạnh và tốt cho sức khỏe của thai nhi, mẹ cũng nên tham khảo lời khuyên trực tiếp của bác sĩ và tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để phù hợp với thể chất và tình trạng sức khỏe của từng người.