Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không?

Sợi dây rốn này đôi khi có thể quấn quanh cổ thai nhi mà dân gian còn gọi là tràng hoa quấn cổ. Tuy nhiên, nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Trường hợp, thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng nên sinh thường hay sinh mổ? Bài viết này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu thật kỹ nhé.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng là hiện tượng gì?

Như đã đề cập, dây rốn chính là “đường huyết mạch” gắn kết người mẹ và thai nhi. Dây rốn giúp cung cấp máu, oxy, dinh dưỡng và đào thải chất thải cho thai nhi trong suốt thai kỳ. 

Dây rốn có chứa hai động mạch và 1 tĩnh mạch chạy từ bụng thai nhi đến nhau thai. Trong suốt quá trình mang thai, thai nhi có thể bị dây rốn quấn quanh cổ 1 hoặc nhiều vòng bất kỳ lúc nào. 

Tình trạng này khá phổ biến chiếm khoảng 20-30% số thai phụ. Vậy nguyên nhân dây rốn quấn cổ 1 vòng là do đâu? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu tiếp trong phần dưới đây nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Dây rốn quấn cổ em bé có phải thông minh không? Điều mẹ nên cẩn trọng!

Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng

Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ thai nhi là gì?
Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ thai nhi là gì?

Trước khi tìm hiểu dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không; chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ thai nhi là gì nhé. 

  • Thai nhi cử động nhiều quá mức: Nếu thai nhi cử động nhiều trong tử cung có thể dẫn đến tình trạng tràng hoa quấn cổ. Khi thai kỳ càng phát triển thì tình trạng dây rốn quấn cổ sẽ càng dễ xảy ra hơn.
  • Dư nước ối: Nếu túi ối chứa quá nhiều nước ối có thể gây ra một số rủi ro, trong đó là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi.
  • Dây rốn quá dài: Dây rốn quá dài cũng có thể là nguyên nhân gây quấn quanh cổ thai nhi. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh; tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi do chiều dài dây rốn quá dài hay do tình trạng dây rốn quấn cổ khiến nó căng ra và dài ra. 
  • Mang đa thai: Sự chuyển động của hai hay nhiều thai nhi trong tử cung người mẹ có thể dẫn đến dây rốn quấn cổ thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này không gây rủi ro lớn trừ khi cặp song sinh có chung túi ối. Trong trường hợp này, dây rốn của cặp song sinh có thể bị quấn quanh cổ của một hoặc hai thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Dây rốn quấn cổ 2 vòng và mẹo chữa đơn giản và hiệu quả!

Bên cạnh vấn đề, thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không. Bạn có thể tìm hiểu thêm về hiện tượng thai nhi đạp nhiều vào ban đêm để hiểu hơn những điều con đang muốn nói. Việc thai nhi đạp nhiều đôi khi cũng là một dấu hiệu bất thường đấy nhé.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không?

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không?

Trong đa số các trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ 1 vòng lỏng không gặp phải bất kì nguy hiểm gì. Tuy nhiên, cũng có trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây ra một số biến chứng như:

1. Bệnh não thiếu oxy và thiếu máu cục bộ khi sinh (Hypoxic-Ischemic Encephalopathy/Birth Asphyxia)

Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ có thể gây tổn thương não do thiếu oxy hoặc hạn chế lưu lượng máu đến não trong chuyển dạ do có nhiều cơn gò tử cung, khiến dây rốn bị thắt chặt và chèn ép làm giảm lượng máu tới thai. Do đó, tình trạng này có thể dẫn đến chết tế bào gây tổn thương não và các khuyết tật như bại não, co giật, khuyết tật phát triển.

2. Dây rốn quá ngắn ảnh hưởng tới việc theo dõi sinh thường 

Một số trường hợp dây rốn của thai quá ngắn, cộng với việc bị quấn cổ một vòng khiến cho dây rốn càng thêm ngắn, khi chuyển dạ có cơn co tử cung đầu em bé được đẩy xuống, nhưng hết cơn co tử cung, dây rốn co lại kéo em bé lên, gây ảnh hưởng tới việc chuyển dạ đẻ thường. Những trường hợp này, khi theo dõi sinh thường thấy nghi ngờ dây rốn ngắn, các bác sĩ sẽ tư vấn sinh mổ cho các mẹ bầu. 

>> Bạn có thể xem thêm: Nước ối trung bình là tốt hay xấu? Bầu cần chú ý theo dõi chỉ số nước ối

Chẩn đoán và điều trị dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng

Sau khi biết dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không; chúng ta cần tìm hiểu qua cách chẩn đoán và điều trị trường hợp này.

1. Chẩn đoán

Siêu âm có thể chẩn đoán tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào chất lượng hình ảnh của máy móc và góc nhìn của bác sĩ vào cổ thai nhi để xác định dây rốn.

[key-takeaways title=””]

Với hình ảnh siêu âm trắng đen có khả năng phát hiện dây rốn quấn cổ là 70%. Với siêu âm Doppler màu thì có thể phát hiện dây rốn quấn cổ thai nhi từ 83% đến 97%.

[/key-takeaways]

2. Điều trị

Dây rốn quấn cổ 1 vòng là hiện tượng sinh lý bình thường. Trong bụng mẹ, thai nhi không thở bằng phổi nên các ba mẹ không cần lo lắng về việc bé có bị thắt cổ bởi dây rốn không nhé. Mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng, các bé yêu sẽ cử động và tháo vòng dây rốn ra.

>> Bạn có thể xem thêm: Điểm danh 8 mẹo dân gian giúp chuyển dạ nhanh

Thai nhi dây rốn quấn cổ 1 vòng nên sinh thường hay sinh mổ?

Dây rốn quấn cổ 1 vòng nên sinh thường hay sinh mổ?
Dây rốn quấn cổ 1 vòng nên sinh thường hay sinh mổ?

Bên cạnh vấn đề dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không; nhiều người rất lo lắng không biết nên sinh con thế nào cho an toàn. Vậy dây rốn quấn cổ 1 vòng nên sinh thường hay sinh mổ? Hay dây rốn quấn cổ 1 vòng có đẻ thường được không?

Thông thường, dây rốn quấn cổ thai nhi rất lỏng có thể tuột qua đầu con. Do đó, trong trường hợp này thì bạn có thể chọn phương thức đẻ thường cũng được. 

Một số trường hợp, nếu dây rốn quá ngắn, quấn cổ 1 vòng khiến dây rốn ngắn hơn, em bé không thể xuống được qua đường âm đạo, các bác sĩ sẽ tư vấn sinh mổ sau khi theo dõi sinh thường không được, mẹ nhé. 

[recommendation title=”Lưu ý khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ”]

Nếu bạn đã hiểu thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không; thì cần lưu ý:

  • Giữ bình tĩnh vì đây không phải trường hợp quá nguy hiểm
  • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm tra và theo dõi vòng dây rốn quấn cổ thai nhi
  • Tránh các hoạt động mạnh gây mất sức hoặc chóng mặt có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

[/recommendation]

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu vấn đề, thai nhi dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không. Thông thường, trường hợp này không gây nguy hiểm cho thai nhi nếu dây rốn quấn lỏng và có thể tuột ra khỏi đầu thai nhi tự nhiên. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi chật dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

[inline_article id=184576]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Phụ nữ có thai có rụng trứng không? Giải đáp vấn đề khó hiểu!

Phụ nữ có thai có rụng trứng không? Có thai tháng đầu có rụng trứng không? Đây chắc hẳn là thắc mắc không chỉ riêng với các chị em phụ nữ mà còn với cả các đấng nam nhi nữa. Hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby bạn nhé.

Quá trình rụng trứng và mang thai

Trước khi tìm hiểu có thai có rụng trứng không và có bầu có rụng trứng không; chúng ta cần tìm hiểu quá trình rụng trứngthụ thai diễn ra phức tạp ra sao. Thông thường mỗi tháng, cơ thể phụ nữ sẽ diễn ra quá trình rụng trứng để giải phóng nang noãn trưởng thành chuẩn bị cho quá trình thụ tinh. 

Khi trứng di chuyển qua ống dẫn trứng nếu gặp tinh trùng thì sẽ nhanh chóng thụ tinh để tạo thành hợp tử. Sau đó, hợp tử này tiếp tục di chuyển xuống ống dẫn trứng và phân chia thành nhiều tế bào. 

Khoảng 1 tuần sau, hợp tử trên sẽ di chuyển đến tử cung. Cụm hợp tử lúc này đã được phân chia thành 100 tế bào được gọi là phôi nang và sẽ tự bám vào niêm mạc tử cung để tiếp tục phát triển trong quá trình mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần như thế nào mẹ biết chưa?

Phụ nữ có thai có rụng trứng không?

Phụ nữ có thai có rụng trứng không?
Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng?

Khi phụ nữ có thai có rụng trứng nữa không? Hay có thai tháng đầu có rụng trứng không? Khi phụ nữ đã có thai thì không có rụng trứng. Tại sao lại như vậy?

Khi nang trứng phát triển chín, nó sẽ rụng ra khỏi buồng trứng. Nếu trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, nó sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi trong lớp niêm mạc tử cung. Lúc này, cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố, ngăn cản lớp niêm mạc tử cung bong tróc, giúp thai nhi có thể phát triển trong tử cung.

Trong khi đó, nếu có quá trình rụng trứng nhưng không có thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và ra máu kinh, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, phụ nữ rụng nhiều trứng một lần và có ít nhất một quả trứng được thụ tinh thì sẽ không rụng trứng nữa cũng bởi lý do trên.

Tóm lại, phụ nữ chỉ có thể rụng trứng sau khi quá trình sinh nở được hoàn tất và sức khỏe được phục hồi lại bình thường.

>> Xem thêm: Niêm mạc tử cung bao nhiêu là bình thường?

Bí quyết giúp cho thai kỳ khỏe mạnh

Phụ nữ mang thai cần duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ cho quá trình thai nhi phát triển
Phụ nữ mang thai cần duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ cho quá trình thai nhi phát triển

Sau khi đã tìm hiểu, phụ nữ có thai có rụng trứng không và lý do tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng thì để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn bị thừa cân hay thiếu cân trong quá trình mang thai cũng đều dẫn đến những biến chứng thai kỳ không tốt. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bạn cần lưu ý bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất trong thai kỳ để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Tránh những thực phẩm không tốt cho thai kỳ: Bạn cần lưu ý hạn chế hoặc từ bỏ một số thực phẩm không tốt cho thai kỳ như rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,…
  • Duy trì lịch khám thai như đúng hẹn: Khám thai thường xuyên sẽ giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như kịp thời phát hiện các biến chứng trong thai kỳ. 

[key-takeaways title=””]

Ngoài ra, bạn cũng cần nhanh chóng đi bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, đau bụng dữ dội, sốt cao,… Những dấu hiệu này có thể là triệu chứng cảnh báo nguy hiểm cho bạn và thai nhi!

[/key-takeaways]

Bạn có thể sử dụng công cụ tính cân nặng khi mang thai trên website MarryBaby trong suốt thai kỳ. Công cụ này sẽ giúp bạn biết nên duỳ trì mức cân nặng thế nào là hợp lý trong từng giai đoạn thai kỳ đấy.

[inline_article id=331089]

Như vậy chúng ta đã tìm được lời giải đáp cho vấn đề khi có thai có rụng trứng hay không. Thông thường, khi bạn đã mang thai thì không xảy ra hiện tượng rụng trứng nữa.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không? Đây là thắc mắc của không ít thai phụ khi có người thân hoặc bạn bè chẳng may bị mắc bệnh K (viết tắt hoặc nói tắt về căn bệnh khó điều trị nhất hiện nay là ung thư). Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các vấn đề về bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất thì có sao không trong phần dưới đây nhé.

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?

Bà bầu có thể đi thăm người bệnh ung thư. Vì bệnh tình của những bệnh nhân đang hóa trị hoặc sử dụng liệu pháp sinh học (một nhóm thuốc khác dùng để điều trị ung thư) không gây nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc bất kỳ ai khác.

Tuy nhiên, thuốc điều trị bệnh ung thư thường được bài tiết ra khỏi cơ thể bệnh nhân trong 48-72 giờ sau mỗi lần điều trị bởi dịch tiết cơ thể như mồ hôi, nước tiểu, phân, chất nôn, nước bọt, tinh dịch,… Do đó, tốt nhất bạn nên tránh tiếp xúc với những chất dịch cơ thể này trong khoảng 48-72 giờ sau khi bệnh nhân trị bệnh. 

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có thể bị ức chế dẫn đến nguy cơ dễ bị cảm lạnh và mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, nếu bạn đang bị cảm lạnh hoặc có vấn đề gì về sức khỏe thì không nên đi thăm người bệnh ung thư để tránh lây bệnh cho họ.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu có biết khi mang thai nên kiêng những gì?

Rủi ro khi tiếp xúc dịch tiết cơ thể của bệnh nhân ung thư 

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?
Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?

Sau khi tìm hiểu bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không; chúng ta cần phải biết thêm những rủi ro khi tiếp xúc với dịch tiết cơ thể của bệnh nhân ung thư. Hiện nay có một số nghiên cứu công bố về rủi ro khi những nhân viên y tế tiếp xúc lâu dài với hoá chất điều trị ung thư; nhưng lại rất ít thông tin nói về người chăm sóc bệnh nhân.

Nói chung, nếu bạn tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc thuốc điều trị ung thư trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề như phát ban; buồn nôn; nôn ói; chóng mặt; đau bụng; nhức đầu; loét cánh mũi và dị ứng. 

Ngoài ra, khi bạn tiếp xúc lâu dài với mẫu dịch tiết cơ thể hoặc hóa chất trị bệnh có thể gây dị tật thai nhi bẩm sinh hay sảy thai; thậm chí có thể bị ung thư trong tương lai. Do đó, nếu bất đắc dĩ bạn phải tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc thuốc điều trị của bệnh nhân thì phải thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn nhé.

Bà bầu có kiêng đi thăm người ốm không?

Quan niệm bà bầu không nên đi thăm người ốm là một trong những điều kiêng kỵ trong dân gian khi mang thai. Ông bà ngày xưa cho rằng, bà bầu nên đặc biệt kiêng không có đi thăm người ốm. Vì người bệnh vía nặng có thể khắc thai nhi dẫn đến sinh non, sảy thai. Nếu thai nhi qua khỏi thì sau khi sinh sẽ khó nuôi.

Theo quan niệm của Y học hiện đại, bà bầu cũng nên tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thuỷ đậu, rubella, bệnh ban đào, bệnh bạch cầu đơn nhân, viêm phế quản,… Nhất là, nếu bạn chẳng may mắc phải bệnh thuỷ đậu và rubella có thể dẫn đến nguy cơ bị dị tật thai nhi, mắc phải các biến chứng thai kỳ, thậm chí có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.

Đối với người bệnh ung thư, bạn cũng cần chờ ít nhất 3-5 ngày rồi mới đi thăm người bệnh để tránh những rủi ro tiếp xúc dịch tiết cơ thể của bệnh nhân ung thư.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp hơn?

Cần lưu ý gì khi bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất?

Cần lưu ý gì khi bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất?
Cần lưu ý gì khi bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất?

Bên cạnh vấn đề bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư; nếu bất đắc dĩ bạn phải tiếp xúc với bệnh nhân K thì cần lưu ý những điều sau:

  • Không tiếp xúc với bệnh nhân sau khi truyền hoá chất: Hoá chất khi điều trị bệnh ung thư sẽ được bệnh nhân thải ra khỏi cơ thể từ 48-72 giờ. Tốt nhất, bạn không nên thăm bệnh nhân sau 72 giờ truyền hoá chất.
  • Nếu sức khỏe không đảm bảo thì không nên đi thăm bệnh: Những bệnh nhân ung thư sau khi truyền hoá chất rất dễ bị nhiễm bệnh. Do đó, nếu bạn đang không khỏe và mắc một số bệnh truyền nhiễm từ nhẹ đến nặng thì không nên đi thăm bệnh.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết cơ thể của bệnh nhân: Bạn có thể gặp phải các rủi ro nếu chẳng may tiếp xúc trực tiếp với chất dịch tiết cơ thể của bệnh nhân trong thời gian dài. Nếu bạn phải tiếp xúc với các dịch tiết của bệnh nhân thì hãy đeo bao tay hoặc đồ bảo hộ vào.

[inline_article id=330425]

Như vậy chúng ta đã biết, bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư hay không rồi. Bạn vẫn có thể thăm người bệnh ung thư nhưng nếu họ mới truyền hoá chất thì nên kiêng thăm ít nhất 72 giờ sau điều trị nhé. 

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ có bầu tháng 4 thì tháng mấy sinh? Tính ngày dự sinh sao cho chuẩn?

Với những bạn có thai vào tháng 4 sẽ có nhiều thắc mắc về cách tính ngày dự sinh. Nếu bạn có bầu tháng 4 thì tháng mấy sinh con? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu cách tính ngày mang thai và dự sinh trong bài viết này nhé.

Cách xem ngày dự sinh có chính xác không?

Trước khi tìm hiểu, có bầu vào tháng 4 thì tháng mấy sinh; chúng ta cần tìm hiểu cách xem ngày dự sinh có chính xác không nhé. Thực tế, chúng ta không có phương pháp tính ngày dự sinh nào cho kết quả chính xác nhất. 

Việc bạn sinh con trước hoặc sau ngày dự sinh là điều bình thường. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ có khoảng 1 trong 20 phụ nữ sinh con đúng ngày dự sinh. Bởi vì, ngày dự sinh có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như sự phát triển của thai nhi, các biến chứng thai kỳ và sức khỏe tổng thể của người mẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao tuổi thai lớn hơn ngày quan hệ? 4 cách tính tuổi thai nhi chuẩn xác!

Mẹ có bầu tháng 4 thì tháng mấy sinh con?

Mẹ có bầu vào tháng 4 thì tháng mấy sinh con?
Mẹ có bầu vào tháng 4 thì tháng mấy sinh con?

Mẹ bắt đầu có bầu vào tháng 4 thì tháng mấy sinh con? Với cách tính ngày dự sinh dựa theo kỳ kinh cuối; thai tuần 1 sẽ được tính bắt đầu từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. Cách tính này chỉ phù hợp nếu như bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều. 

Ví dụ, ở chu kỳ kinh trước, bạn có kinh vào ngày 1/3/2024, tháng này bạn biết có thai vào ngày 4/4/2024, thì có thể bạn đã mang thai được 5 tuần. Một thai kỳ sẽ kéo dài 40 tuần (280 ngày), vậy ngày dự sinh của bạn sẽ nằm tầm khoảng 5/12/2024.

Cách tính ngày dự sinh này là phương pháp lấy tên của bác sĩ sản khoa người Đức Franz Karl Naegele.

Quy tắc này giả định rằng, một thai kỳ kéo dài 280 ngày và một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày. Có nghĩa là ngày dự sinh của bạn được tính bằng 280 ngày (9 tháng và 7 ngày) tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. 

Tuy nhiên, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn khoảng 27 ngày thì cần trừ đi một ngày, tức là 9 tháng và 6 ngày. Nếu bạn có chu kỳ dài hơn, thì bạn phải cộng thêm số ngày bổ sung vào mốc 9 tháng và 7 ngày để có được ngày dự sinh của mình.

Bên cạnh cách tính toán có bầu tháng 4 thì tháng mấy sinh; nếu bạn muốn sinh con sớm hơn ngày dự sinh thì có thể tham khảo một số mẹo trên website MarryBaby nhé.

Những phương pháp tính ngày dự sinh khác

Bắt đầu có bầu tháng 4 thì tháng mấy sinh và cách tính ngày dự sinh thế nào?
Bắt đầu có bầu tháng 4 thì tháng mấy sinh và cách tính ngày dự sinh thế nào?

Sau khi đã biết có bầu tháng 4 thì sinh con tháng mấy rồi; chúng ta sẽ tìm hiểu thêm những cách tính ngày mang thai khác để biết rằng việc tính ngày dự sinh rất đa dạng. Tuy nhiên, độ chính xác chỉ mang tính ước lượng thôi nhé.

  • Bánh xe thai kỳ (pregnancy wheel): Bánh xe thai kỳ được chia thành 12 phần tượng trưng các tháng trong năm. Các phần gồm các giai đoạn phát triển của thai nhi trong thai kỳ cho đến ngày cuối cùng của quá trình mang thai.
  • Siêu âm: Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ đo các thông số như chiều dài đầu mông để tính tuổi của thai nhi. Thông qua phương pháp siêu âm, tuổi thai nhi được giải mã chính xác nhất trong các phương pháp trên. Từ đó, bác sĩ dự đoán ngày dự sinh cho bạn.
  • Kiểm tra kích thước tử cung của người mẹ: Cách tính tuổi thai này là tính khoảng cách giữa đáy tử cung và xương mu, tương ứng với từng khoảng cách là tuần thai được xác định. Ví dụ: thai kỳ 20 tuần, tử cung cao ngang rốn của mẹ, tuần thai lớn hơn tử cung sẽ cao trên rốn tương ứng.

[key-takeaways title=””]

Trên đây là những cách cách tính tuổi thai, tuần thai và ngày mang thai để ước lượng được ngày dự sinh cho bạn. Tuy nhiên, việc tính toán này có thể gặp phải sai sót bởi nhiều yếu tố. Để kiểm tra lại kết quả đã tính toán; bạn có thể tìm hiểu công cụ tính ngày dự sinh online của MarryBaby để có ngày dự sinh cho mình nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu sinh con lần 3 có đúng ngày dự sinh không?

Lời khuyên cho mẹ khi gần đến ngày dự sinh

Như vậy bạn đã biết khi có bầu vào tháng 4 thì tháng mấy sinh cũng như các cách tính ngày mang thai và cách tính tuần thai; nếu đang gần đến ngày dự sinh thì hãy lưu ý những lời khuyên dưới đây nhé.

  • Chọn bệnh viện để sinh con: Bạn nên cùng chồng tham khảo chọn một bệnh viện phụ sản uy tín, chất lượng để đăng ký gói sinh con trước khi chuyển dạ.
  • Tập thể dục: Hãy duy trì việc tập thể dục ngay cả vào những ngày gần cuối thai kỳ để giúp kích thích chuyển dạ nhanh chóng và tăng sự dẻo dai khi sinh nở.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Bạn hãy tranh thủ ngủ bù nhiều nhất có thể bằng những giấc ngủ ngắn trong ngày. Bởi vì sau khi sinh con, bạn có thể bị mất ngủ và ít thời gian nghỉ ngơi hơn do phải tập trung thời gian để chăm sóc con yêu đấy nhé.
  • Để ý chế độ dinh dưỡng: Hãy bồi bổ cho cơ thể những chất dinh dưỡng lành mạnh để con yêu khỏe mạnh chào đời bình an nhé.

[inline_article id=281160]

Tóm lại, khi bạn có bầu tháng 4 thì tháng mấy sinh? Nếu có bầu vào tháng 4 thì bạn có thể sinh con vào khoảng tháng 12 cùng năm. Tuy nhiên, ngày sinh chính xác có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác bạn nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tại sao bà bầu hay đói đêm? Bà bầu ăn đêm có tốt không?

Bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao bà bầu hay đói đêm không? Nếu bà bầu đói đêm thì có nên ăn không? Hãy cùng MarryBaby đi tìm hiểu nguyên nhân khiến bà bầu có cảm giác đói bụng liên tục khi mang thai và cách khắc phục ra sao nhé.

Tại sao bà bầu hay đói đêm?

Đói khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các thai phụ. Điều này thường do sự thay đổi của sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong thai kỳ. Cụ thể nguyên nhân khiến bạn có cảm giác đói liên tục khi mang thai gồm:

1. Sự thay đổi nội tiết tố

Sự gia tăng các hormone khi mang thai bao gồm gonadotropin màng đệm ở người (HCG) và progesterone chính là nguyên nhân kích thích sự thèm ăn và gây ra cơn đói cho bạn trong thai kỳ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai bên cạnh vấn đề tại sao bà bầu hay đói đêm để hiểu cơ thể của mình nhiều hơn nhé.

2. Gia tăng sự trao đổi chất

Tại sao bà bầu hay đói đêm? Sự trao đổi chất có thể khiến bà bầu bị đói đêm
Tại sao bà bầu hay đói đêm? Sự trao đổi chất có thể khiến bà bầu bị đói đêm

Mang thai khiến cho tốc độ trao đổi chất tăng cao bởi các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. 

>> Bạn có thể xem thêm: 5 thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang thai bạn cần biết

3. Tăng nhu cầu dinh dưỡng để nuôi thai nhi

Thai nhi đang phát triển cần chất dinh dưỡng khá nhiều để tăng trưởng mỗi ngày. Điều này khiến cho bạn tăng cảm giác thèm ăn để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

Ngoài vấn đề tại sao bà bầu hay đói đêm; cũng có một số bà bầu bị chán ăn khi mang thai. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tình trạng này để hiểu cơ thể của mình thay đổi như thế nào trong thai kỳ nhé.

4. Sự thay đổi trong hệ tuần hoàn máu

Tại sao bà bầu hay đói đêm? Mang thai khiến lượng đường trong máu giảm nên mẹ dễ đói
Tại sao bà bầu hay đói đêm? Mang thai khiến lượng đường trong máu giảm nên mẹ dễ đói

Mang thai khiến cho lượng đường trong máu bị thay đổi, đặc biệt là sự sụt giảm lượng glucose. Tại sao bà bầu hay đói đêm? Chính sự thay đổi vừa được nhắc đến là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đói liên tục khi mang thai do độ nhạy cảm với insulin của cơ thể thay đổi.

>> Bạn có thể xem thêm: Chỉ số đường huyết bình thường của bà bầu nằm ở mức bao nhiêu?

5. Do thay đổi cảm xúc và tâm lý

Mang thai khiến cho bạn có những thay đổi về cảm xúc và tâm lý. Nhất là khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng sẽ khiến cho cơ thể thèm ăn hơn dẫn đến cảm giác đói bụng liên tục.

Bạn có thể tham gia vào cộng đồng của MarryBaby để thảo luận về những cách giảm stress trong thai kỳ. Điều này sẽ giúp bạn vừa hiểu được lý do tại sao bà bầu hay đói đêm do stress vừa biết được những cách khắc phục dễ dàng hơn.

Bà bầu đói đêm có nên ăn gì không?

Tại sao bà bầu hay đói đêm, ăn đêm có sao không? Bà bầu ăn đêm có thể làm thay đổi nhịp sinh học trong cơ thể
Tại sao bà bầu hay đói đêm, ăn đêm có sao không? Bà bầu ăn đêm có thể làm thay đổi nhịp sinh học trong cơ thể

Cơn đói đêm ở đây được hiểu là cảm giác thèm ăn khi bạn ăn rất trễ hoặc thức giấc giữa đêm và muốn ăn. Vậy khi có bầu đói đêm có nên ăn gì không? Bà bầu ăn đêm có tốt không? Thói quen ăn quá khuya được cho là không tốt đối với bà bầu và cả người bình thường.

Trong một nghiên cứu khoa học được công bố vào năm 2020 của nhóm tác giả EN Kroeger trên NCBI (National Library of Medicine) cho biết; khi thai phụ ăn đêm có thể khiến nồng độ glucose tăng cao trong cơ thể. Điều này là do khi đói chúng ta thường có xu hướng chọn các món ăn nhanh như bánh quy, snack, đồ ngọt,… Tuy nhiên, chính điều này lại làm tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Hơn nữa, việc bạn ăn đêm khi mang thai có thể khiến cho đồng hồ sinh học của cơ thể thay đổi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp sinh học khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng như tăng cân, béo phì,…

Để kiểm soát cân nặng thai kỳ dễ dàng nhất, bạn có thể tham khảo công cụ tính cân nặng khi mang thai của MarryBaby nhé,

Bà bầu có nên để bụng đói đi ngủ không?

Khi cơn đói đêm xuất hiện sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, bà bầu không nên để bụng đói đi ngủ nếu cảm thấy khó chịu và cồn cào bao tử. 

Lúc này, bạn nên thưởng thức một bữa ăn nhẹ nhiều chất dinh dưỡng nhưng ít calo. Điều này sẽ giúp xoa dịu cơn thèm ăn mà không làm gián đoạn hay trì hoãn giấc ngủ của bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Vậy khi bà bầu đói đêm có nên ăn gì không? Nếu cơn đói kéo đến khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và không thể ngủ được. Bạn cũng có thể ăn đêm nhưng nên áp dụng theo các mẹo sau:

  • Uống nước: Uống nước sẽ giúp bạn khắc phục cơn đói ngay thôi. Tuy nhiên, bạn nhớ tránh sử dụng các loại thức uống có cồn và có đường nhé.
  • Ăn súp hoặc salad: Những món ăn cho bà bầu đói đêm này vừa bổ dưỡng lại ít đường và chất béo. Do đó, bạn sẽ không lo tăng cân hoặc tăng đường huyết nhé.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ và lành mạnh: Các thực phẩm giàu chất xơ có thể ngăn ngừa chứng khó tiêu và giúp kiểm soát táo bón. Thực phẩm giàu chất xơ cũng làm no và có thể làm giảm cơn đói.
  • Ăn những thực phẩm giàu tryptophan: Cơn đói có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm; lúc này bạn hãy ăn những thực phẩm giàu tryptophan để kích thích hormone serotonin và melatonin trong cơ thể giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Bạn có thể ăn các thực phẩm như chuối, hạnh nhân, sữa không đường, bánh mì nguyên hạt và bột yến mạch.
khi bà bầu đói đêm có nên ăn gì không?
Khi bà bầu đói đêm có nên ăn gì không? Bạn nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, ăn súp hoặc salad 

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Bà bầu đói đêm uống sữa được không?

Bà bầu đói đêm thì nên uống sữa. Vì sữa có chứa tryptophan và melatonin. Cả hai chất này có thể giúp cho giấc ngủ của bạn được ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh uống sữa có đường vì có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn.

[inline_article id=330425]

Như vậy, bạn đã biết tại sao bà bầu hay đói đêm rồi. Bà bầu hay đói đêm là do sự thay đổi của sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng cần tăng lên trong giai đoạn mang thai. Do đó, khi thấy bụng đói cồn cào vào ban đêm thì hãy thưởng thức một bữa ăn nhẹ lành mạnh để xoa dịu cơn đói và giúp giấc ngủ ngon hơn nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có bầu xăm môi được không? Có nguy hiểm cho thai nhi không?

Do đó, nhiều người lo lắng rằng việc xăm môi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và bé. Hãy cùng tìm hiểu có bầu xăm môi được không và những ảnh hưởng của thuốc ủ tê đối với thai kỳ để bạn đưa ra quyết định phù hợp cho mình.

Có bầu xăm môi được không?

Phụ nữ mang thai không nên phun xăm môi dù là ở 3 tháng đầu thai kỳ hay suốt quá trình mang thai.

Tại sao không nên phun môi khi mang thai? Có nhiều lý do giải thích cho điều này bởi nguy cơ nhiễm trùng cao, mực xăm có thể ảnh hưởng đến thai nhi, ảnh hưởng của thuốc ủ tê và những biến chứng do xăm môi để lại.

1. Nguy cơ nhiễm trùng cao

Xăm môi sử dụng kim tiêm để đưa mực xăm vào môi. Việc sử dụng kim tiêm luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng bởi có thể gây ra những vết rách trên môi.

Đặc biệt là khi kim tiêm không được khử trùng sạch làm tăng rủi ro mắc các bệnh lây truyền qua đường máu như viêm gan B, viêm gan C, HIV,… Các bệnh này có thể truyền sang con bạn trong khi mang thai hoặc sau khi sinh.

Ngay cả khi quy trình được thực hiện theo cách hợp vệ sinh nhất có thể, nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra do chăm sóc không đúng cách sau khi thực hiện xăm môi. Ví dụ, bạn dùng tay bẩn chạm vào môi trong quá trình môi đang cần lành vết thương.

>> Xem thêm: Bà bầu có peel da được không? Những lưu ý chăm da khi mang thai

2. Mực xăm có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Có rất ít thông tin về sự an toàn của mực xăm môi đối với thai nhi. Song, có nghiên cứu cho rằng các hóa chất trong mực xăm có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Để tránh nguy hiểm cho em bé, tốt nhất bạn không nên xăm môi trong suốt cả thai kỳ.

3. Ảnh hưởng của thuốc ủ tê

Có bầu xăm môi được không? Thuốc ủ tê xăm môi có hại không?
Có bầu xăm môi được không? Thuốc ủ tê xăm môi có hại không?

Để tạo sự thoải mái cho bạn trong quá trình xăm môi, kỹ thuật viên có thể sử dụng thuốc ủ tê lên môi bạn trước khi xăm. Câu hỏi đặt ra là thuốc ủ tê có hại không? Việc sử dụng bất kì loại thuốc nào đặc biệt đối với phụ nữ mang thai đều cần cân nhắc nguy cơ dị ứng. Dị ứng lidocain (một thành phần chính của thuốc ủ tê) không phải hiếm gặp, tại các cơ sở xăm thường không đủ khả năng cấp cứu.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc da cho bà bầu 3 tháng đầu an toàn giúp làn da mịn màng

4. Xăm môi có thể gây ra những biến chứng

Tại sao không nên phun môi khi mang thai? Với những lí do: Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ nhiễm trùng đặc biệt tại các cơ sở phun xăm không đảm bảo an toàn, tăng nguy cơ lây nhiễm các loại virus, mực xăm có thể chứa nhiều chất độc, kim loại nặng có thể gây ngộ độc cho mẹ và thai, hay gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ nếu đang cho con bú…

Có bầu xăm môi được không? Không vì có thể gây ra những biến chứng
Có bầu xăm môi được không? Không vì có thể gây ra những biến chứng

Với những lý do trên, mẹ không nên xăm môi trong khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

[key-takeaways title=””]

Xăm môi bao lâu thì được có bầu? Không có quy tắc cụ thể về thời gian cần đợi sau khi xăm môi để có thể mang thai. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến nghị bạn nên chờ ít nhất 3 tháng để đảm bảo môi đã hồi phục hoàn toàn và không có vấn đề gì xảy ra trước khi mang thai. Điều quan trọng là tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định xăm môi hoặc có kế hoạch mang thai.

[/key-takeaways]

Cách chăm sóc môi khi mang thai

Môi của phụ nữ mang thai thường dễ bị khô, nứt nẻ do thay đổi nội tiết tố, tăng lưu lượng máu, thiếu nước… Nếu đã biết có bầu xăm môi được không, thì còn cách nào để giữ cho môi luôn mềm mại và khỏe mạnh? Mẹ bầu có thể tham khảo một số cách dưới đây.

1. Uống đủ nước

Thói quen uống đủ nước mỗi ngày giúp da dẻ, môi má căng mịn, hồng hào. Mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. 

Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều trái cây mọng nước và rau quả mọng để môi tươi tắn, sức sống. 

2. Sử dụng son dưỡng môi

Thay vì xăm môi, mẹ bầu nên sử dụng son dưỡng môi có thành phần từ thiên nhiên để chăm sóc môi nứt nẻ
Thay vì xăm môi, mẹ bầu nên sử dụng son dưỡng môi có thành phần từ thiên nhiên để có đôi môi tươi tắn hơn

Bạn hãy chọn son dưỡng môi có thành phần tự nhiên, an toàn và lành tính cho mẹ bầu như dầu dừa, sáp ong, bơ hạt mỡ. 

Lưu ý: Bạn nên tránh sử dụng son dưỡng môi có chứa hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như Paraben, Phthalate hay Sulfat… 

3. Tẩy tế bào chết cho môi

Tẩy tế bào chết cho môi 1-2 lần mỗi tuần giúp loại bỏ da khô, bong tróc. Mẹ bầu có thể sử dụng hỗn hợp đường và mật ong để tẩy tế bào chết cho môi.

4. Một số cách chăm sóc môi khác

  • Sử dụng máy làm ẩm để tăng độ ẩm trong nhà: Điều này giúp cung cấp độ ẩm cho da, để da và môi được mềm mịn.
  • Tránh liếm môi: Liếm môi có thể làm mất độ ẩm cho môi, khiến môi bị khô và bong tróc. 

[inline_article id=325337]

Có bầu xăm môi được không? Câu trả lời là không nên. Xăm môi khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của mẹ và bé như tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, biến chứng sau khi xăm môi hoặc làm ảnh hưởng đến thai nhi. 

Bạn hãy chăm sóc môi đúng cách bằng các nguyên liệu tự nhiên và luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc môi nào nhé. 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hay bầu nhịn đói có làm sảy thai không? Tất cả những điều này sẽ được MarryBaby tìm hiểu trong bài dưới đây. Bạn hãy cùng theo dõi với chúng tôi nhé.

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là một chế độ ăn uống cân bằng các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trước khi tìm hiểu, mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không; chúng ta cần tìm hiểu những lợi ích từ dinh dưỡng mang lại cho thai kỳ nhé. 

Nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể hoạt động bao gồm carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước. Nhất là khi mang thai, bạn cần đảm bảo cung cấp các dưỡng chất trên đầy đủ để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi và sự tăng cân lành mạnh của mẹ trong thai kỳ.

Ngoài ra, dinh dưỡng cân đối trong thai kỳ còn giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, đồng thời giúp duy trì sức khỏe và năng lượng cho mẹ.

Bạn có thể sử dụng công cụ tăng cân nặng khi mang thai của MarryBaby để duy trì mức độ tăng cân lành mạnh trong thai kỳ nhé.

Mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu nhịn ăn 1 ngày có sao không?
Mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bà bầu nhịn ăn 1 ngày có sao không?

Mẹ bầu nhịn đói có sao không? Bà bầu nhịn ăn 1 ngày có sao không? Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về việc mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy; việc mẹ bầu nhịn ăn không gây ảnh hưởng đến cân nặng của em bé khi chào đời hay làm tăng nguy cơ sinh non.

Lý do là vì thai nhi chủ yếu lấy dưỡng chất thông qua nhau thai và dây rốn. Nếu mẹ nhịn đói, thai nhi thường sẽ lấy chất dinh dưỡng từ các dự trữ dưỡng chất có sẵn trong cơ thể của mẹ, bao gồm cả chất dinh dưỡng được tích trữ trong các mô mỡ và các nguồn dự trữ khác để duy trì sự phát triển.

Tuy nhiên, việc mẹ nhịn đói lâu ngày có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Nếu bạn đang ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba thì không nên nhịn đói. Vì lúc này bạn cần được bổ sung thêm 200 calo trong khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ cho thai nhi phát triển và duy trì sức khỏe bản thân.

Hơn nữa, với phụ nữ đang phải “đối mặt” với các biến chứng thai kỳ, chẳng như tiểu đường thai kỳ tốt nhất không nên nhịn ăn. Vì nhịn ăn có thể gây khó khăn cho việc duy trì lượng đường trong máu dẫn đến biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

[key-takeaways title=””]

Nếu bạn muốn nhịn ăn theo nghi thức tôn giáo thì cần phải xin tư vấn từ bác sĩ để phù hợp với cân nặng, lối sống, tình hình sức khỏe của thai kỳ hiện tại.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non

Mẹ bầu nhịn đói có làm sảy thai không?

Mẹ bầu nhịn đói có làm sảy thai không?
Mẹ bầu nhịn đói có làm sảy thai không?

Khi mẹ thiếu dưỡng chất cần thiết, cơ thể sẽ tìm cách lấy từ các dự trữ dưỡng chất có sẵn trong cơ thể, bao gồm cả mô mỡ và các nguồn dự trữ khác. Tuy nhiên, nếu mẹ không cung cấp đủ lượng dưỡng chất cho cả bản thân và thai nhi trong thời gian dài, có thể gây ra nguy cơ sảy thai.

Điều này có thể xảy ra do thiếu hụt dưỡng chất cần thiết để duy trì sự phát triển của thai nhi. Do đó, việc duy trì một chế độ ăn cân đối và đủ dinh dưỡng là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu đói thai nhi có đói không?

Bên cạnh vấn đề mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không; chắc hẳn bạn cũng rất thắc mắc không biết mẹ đói thai nhi có đói không? Điều này thoáng nghe có vẻ rất logic vì mẹ và con thường có mối dây liên kết về cảm xúc.

Thực tế, thai nhi được nhận dưỡng chất liên tục từ nhau thai và dây rốn. Việc mẹ đói có khiến con đói không chưa thể khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là; nếu mẹ bầu không bổ sung đủ chất dinh dưỡng thì thai nhi cũng không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. 

Cũng có một số nghiên cứu cho rằng, thai nhi cử động nhiều hơn bình thường khi người mẹ đói bụng. Dấu hiệu thai nhi đói này có thể do việc sản xuất hormone gây đói ảnh hưởng phần nào đến hành vi của thai nhi trong tử cung. 

>> Bạn có thể xem thêm: Mang thai đói bụng liên tục phải làm sao?

Có phải thai nhi đói sẽ đạp nhiều hơn không?

Có phải thai nhi đói nên đạp nhiều không?
Có phải thai nhi đói nên đạp nhiều không?

Trong một số trường hợp, việc thai nhi đạp nhiều hay ít là dấu hiệu cảnh báo thai chết lưu hoặc có vấn đề ảnh hưởng đến sự sinh tồn của thai nhi. Khi thai nhi đạp nhiều có thể là dấu hiệu thai nhi đói hoặc do lượng đường trong máu của người mẹ giảm xuống.

Tuy nhiên, khi thai nhi đạp ít hơn có thể là do cơ thể không còn đủ năng lượng để tìm kiếm thức ăn nữa. Hoặc khi lượng đường trong máu của người mẹ có quá nhiều cũng khiến thai nhi ít đạp hơn. Điều này là do lượng oxy trong cơ thể đã sử dụng để chuyển hóa glucose trong máu và chỉ còn lại rất ít dành cho hoạt động của thai nhi. Ở hai trường hợp trên thì đây là dấu hiệu rất nguy hiểm mẹ nhé!

[inline_article id=330860]

Như vậy, mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, khi mang thai mẹ không nên nhịn đói, thay vào đó nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng lành mạnh nhé.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Chọc ối là gì? Kiến thức cơ bản về chọc ối cần biết

Hãy cùng tìm hiểu xét nghiệm chọc ối là gì, phương pháp này được thực hiện thế nào, có tốn nhiều tiền không và có nguy hiểm cho thai kỳ hay không nhé. 

Chọc ối là gì?

Chọc ối là một phương pháp xét nghiệm tiền sản thường được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ.

Phương pháp này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán các dị tật bẩm sinh liên quan đến nhiễm sắc thể hoặc các bệnh lý di truyền cho thai nhi. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ chọc ối nếu qua các xét nghiệm trước đó cho thấy thai nhi có nguy cơ cao với bất thường như hội chứng Down. 

Thai nhi phát triển bên trong một chiếc túi chứa đầy nước ối ở trong bụng người mẹ. Nước ối nói trên có chứa một số tế bào mang nhiễm sắc thể có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được một số vấn đề về sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: thai 38 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Mục đích xét nghiệm chọc ối là gì?

Xét nghiệm chọc ối là phương pháp để chẩn đoán các rối loạn nhiễm sắc thể, bệnh di truyền hoặc dị tật bẩm sinh như:

  • Hội chứng Down
  • Bệnh Tay-Sachs (một rối loạn gene hiếm gặp và mang tính di truyền)
  • Các dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống hoặc bệnh não

Ngoài ra, xét nghiệm này còn có thể chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như sau:

  • Bệnh Rh: Đây là một tình trạng nghiêm trọng khi bạn và thai nhi có nhóm máu Rh khác nhau.
  • Điều trị đa ối: Chọc ối đôi khi được sử dụng để điều trị chứng đa ối (túi ối có quá nhiều nước ối) để loại bỏ nước ối dư thừa.

Liên quan đến vấn đề tìm hiểu xét nghiệm chọc ối là gì; bạn có thể tham gia vào cộng động của MarryBaby để tìm hiểu thêm về chứng đa ối có thể gặp phải khi mang thai để biết cách khắc phục nhé.

Xét nghiệm chọc ối là gì và thực hiện với mục đích gì?
Xét nghiệm chọc ối là gì và thực hiện với mục đích gì?

Cần thực hiện chọc ối trong các trường hợp nào?

Sau khi tìm hiểu chọc ối là gì, điều bạn cần biết chính là không phải bất cứ người nào cũng cần thực hiện xét nghiệm này. Chỉ những thai phụ trong trường hợp dưới đây mới cần thực hiện chọc ối:

  • Bác sĩ phát hiện thai nhi có các bất thường về hình thái trong quá trình siêu âm.
  • Kết quả của xét nghiệm sàng lọc trước sinh phát hiện thai nhi có nguy cơ cao với các rối loạn nhiễm sắc thể.
  • Thai phụ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bị mắc một số rối loạn di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh xơ nang các hội chứng di truyền khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm NIPT là gì? 8 điều mẹ bầu cần nên biết

Thực hiện xét nghiệm chọc ối vào thời gian nào?

Hầu hết các thủ tục chọc ối được thực hiện trong khoảng từ tuần 15 – 20 của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ hai). Bởi vì, việc chọc ối sớm trong thai kỳ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, chẳng hạn như sảy thai.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm chọc ối vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Thủ thuật này được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ ba khi cần điều trị chứng đa ối có thể sẽ xảy ra trong giai đoạn này.

Cùng với việc tìm hiểu về xét nghiệm chọc ối là gì; bạn nên tìm hiểu thêm về các phương pháp xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai để kịp thời điều trị cho con trước khi chào đời.

Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện chọc ối?

Thủ tục cần làm trước chọc ối là gì? Bạn cần xét nghiệm máu trước khi chọc ối
Thủ tục cần làm trước chọc ối là gì? Bạn cần xét nghiệm máu trước khi chọc ối

Khi thực hiện chọc ối, bạn cần chuẩn bị trước những điều sau:

  • Xác định nhóm máu trước khi chọc ối: Nếu bạn có nhóm máu Rh-, bạn cần tiêm 1 liều kháng thể miễn dịch (anti-D) sau thủ thuật.
  • Kiểm tra tuổi thai trước khi chọc ối: Đây là việc rất quan trọng vì chọc ối được khuyến cáo thực hiện từ sau tuần thứ 15 của thai kỳ để giảm thiểu những nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Xét nghiệm kiểm tra các bệnh lý truyền nhiễm: Trước khi làm thủ thuật, bạn cần thực hiện xét nghiệm các bệnh lý truyền nhiễm để tránh gây hại cho sức khoẻ như viêm gan B, C, HIV.

Ngoài ra, trước khi thực hiện chọc ối bạn có thể ăn uống bình thường và không cần chuẩn bị gì trước thực hiện thủ thuật này nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 15 tuần đã biết trai hay gái chưa? 4 cách xác định giới tính thai nhi

Các bước thực hiện kỹ thuật chọc ối là gì?

Quy trình thực hiện kỹ thuật chọc ối có thể khác nhau ở mỗi bác sĩ. Dưới đây chỉ là quy trình bạn có thể tham khảo, các bước thực hiện cần được tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ. 

  • Bước 1: Bạn nằm ngửa để lộ bụng trên giường y tế.
  • Bước 2: Bác sĩ làm sạch một vùng nhỏ trên vùng da bụng bằng chất khử trùng để diệt vi khuẩn trên da.
  • Bước 3: Sau đó, bác sĩ thoa một loại gel đặc biệt lên bụng của bạn và dùng đầu dò siêu âm di chuyển trên vùng da đã thoa gel để ghi lại hình ảnh siêu âm của thai nhi.
  • Bước 4: Bác sĩ dùng một cây kim mỏng xuyên qua thành bụng và cơ tử cung đi vào túi ối nhưng cách xa thai nhi, lấy ra một lượng nước ối. Đồng thời, bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim và chuyển động của thai nhi trên siêu âm để đảm bảo thủ thuật trên không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Bước 5: Bác sĩ gửi mẫu nước ối đến phòng thí nghiệm để tách các tế bào ra khỏi nước ối và phân tích. 

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Xét nghiệm double test là gì và có quan trọng khi mang thai không?

Sau khi chọc ối cần lưu ý những gì?

Những lưu ý sau chọc ối là gì bạn đã biết chưa? Sau khi chọc ối, bạn không cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường ý tế. Bạn có thể ngồi dậy và sinh hoạt bình thường nhưng nên tránh các hoạt động nặng.

Khi bạn nhận thấy xuất hiện các triệu chứng như xuất huyết âm đạo, đau bụng, sốt cao hoặc dịch tiết bất thường từ âm đạo; thì nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Còn nếu bạn không xuất hiện các triệu chứng bất thường nào; thì sau 1-2 tuần đầu khi thực hiện chọc ối khả năng cao là không có biến chứng nguy hiểm.

>> Bạn có thể xem thêm: Các xét nghiệm trước khi sinh mổ: Mẹ bầu không nên bỏ qua

Thực hiện xét nghiệm chọc ối có nguy hiểm không?

Những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện xét nghiệm chọc ối là gì?
Những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện xét nghiệm chọc ối là gì?

Chọc ối có nguy hiểm không? Những rủi ro của chọc ối là gì? Xét nghiệm chọc ối là phương pháp an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, chọc ối cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng cho hai mẹ con vì là một thủ thuật xâm lấn. Vì vậy, không một thai phụ nào mong muốn phải chọc ối. Dưới đây là các biểu hiện sau khi chọc ối bạn có thể gặp phải.

[key-takeaways title=””]

Các biến chứng do chọc ối rất hiếm xảy ra. Hầu như, các trường hợp sảy thai và sinh non chỉ chiếm ít hơn 1% số ca chọc ối. Ngoài ra, có khoảng 2% số thai phụ bị xuất huyết âm đạo lốm đốm hoặc đau bụng sau khi chọc ối.

[/key-takeaways]

Thực hiện xét nghiệm chọc ối có đau không?

Bên cạnh vấn đề chọc ối là gì; nhiều thai phụ rất quan tâm đến vấn đề chọc ối có đau không. Mức độ đau của chọc ối cũng tương tự như khi bạn lấy máu ở tay để thực hiện xét nghiệm. Hầu hết các mẹ bầu thực hiện thủ thuật chọc ối đều không cần dùng đến thuốc giảm đau.

Thực hiện chọc ối bao lâu có kết quả?

Kết quả chọc ối bao lâu thì có? Thời gian nhận được kết quả sẽ phụ thuộc vào những xét nghiệm mà phòng thí nghiệm cần tiến hành. Thông thường, kết quả sẽ có sau khi thực hiện chọc ối tầm 1-2 tuần.

Sau khi có kết quả, bác sĩ có thể giải thích ý nghĩa kết quả xét nghiệm và đưa ra một số lời khuyên tuỳ vào từng trường hợp.

>> Bạn có thể xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm HbA1c cho bà bầu giúp tầm soát nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm chọc ối hết bao nhiêu tiền?

Chi phí thực hiện xét nghiệm trung bình từ 2.500.000 – 10.000.000 VNĐ tuỳ vào từng cơ sở y tế và mỗi trường hợp khác nhau. Tốt nhất, bạn nên cân nhắc chọn trung tâm y tế uy tín và chất lượng khi thực hiện xét nghiệm để tránh mọi rủi ro cho bạn và thai nhi nhé.

Thực hiện chọc ối có được thanh toán bảo hiểm không?

Thai phụ thực hiện chọc ối có được thanh toán bảo hiểm không? Bạn có thể được bảo hiểm thanh toán khi thực hiện chọc ối với điều kiện có bảo hiểm y tế và giấy tờ theo yêu cầu đầy đủ và nơi thực hiện chấp nhận thanh toán bằng bảo hiểm. Bạn có thể liên hệ nơi bệnh viện hoặc cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm chọc ối để biết thêm chi tiết về thủ tục thanh toán bảo hiểm nhé.

[inline_article id=52039]

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu những kiến thức cơ bản của xét nghiệm chọc ối là gì. Đây là một phương pháp xét nghiệm trong thai kỳ có thể giúp chẩn đoán các dị tật bẩm sinh liên quan đến nhiễm sắc thể, các bệnh lý di truyền hoặc các vấn đề về sức khỏe của thai nhi.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn hẹ được không? Mang thai cần lưu ý gì khi ăn hẹ?

Dù hẹ là loại rau mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng bà bầu ăn hẹ được không? Đây cũng là thắc mắc của không ít các bà bầu khi lên thực đơn hàng ngày trong thai kỳ. Hiểu được sự băn khoăn này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề bà bầu ăn bông hẹ được không nhé.

Dinh dưỡng có trong cây hẹ

Theo Đông y, cây hẹ có vị cay và ngọt, tính ấm, không độc. Còn theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (U.S. Department Of Agriculture – USDA); trong 100g hẹ có các chất dinh dưỡng sau:

  • Nước: 90.6g
  • Năng lượng: 30kcal
  • Protein: 3.27g
  • Chất béo: 0.73g
  • Carbohydrate: 4.35g
  • Chất xơ: 2.5g
  • Đường: 1.85g
  • Canxi: 92mg
  • Sắt: 1.6mg
  • Magie: 42mg
  • Phốt pho: 58mg
  • Kali: 296mg
  • Natri: 3mg
  • Kẽm: 0.56mg
  • Đồng: 0.157mg
  • Manga: 0.373mg
  • Selen: 0.9 µg
  • Vitamin C: 58.1mg
  • Vitamin B1: 0.078mg
  • Vitamin B2: 0.115mg
  • Vitamin B3: 0.647mg
  • Vitamin B6: 0.138mg
  • Folate: 105 µg
  • Choline: 5.2mg
  • Vitamin A: 218µg
  • Carotene, beta: 2610µg
  • Vitamin E: 0.21mg
  • Vitamin K: 213µg

>> Bạn có thể xem thêm: 9 tác dụng của kỷ tử giúp bà bầu tẩm bổ

Bầu ăn hẹ được không? Giá trị dinh dưỡng của cây hẹ

Bà bầu ăn hẹ được không?

Có bầu ăn canh hẹ được không hay mang thai 3 tháng đầu ăn lá hẹ được không là những thắc mắc của không ít bà bầu về vấn đề ăn rau hẹ. Trong bảng thành phần dinh dưỡng từ 100g hẹ; chúng ta thấy hẹ cung cấp rất nhiều loại dinh dưỡng thiết yếu.

Trong đó, hẹ tươi là nguồn cung cấp dưỡng chất folate tự nhiên giúp thai nhi phát triển trí não, phân chia tế bào và tổng hợp DNA. Lượng folate được cung cấp đủ qua chế độ ăn uống của bạn có thể giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Tốt nhất, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu folate, bao gồm hẹ cùng với thực phẩm giàu vitamin C để phát huy tối đa dưỡng chất nhé.

Ngoài ra, trong rau hẹ còn cung cấp thêm nhiều loại vitamin A, nhóm B, C, K, E và các khoáng chất sẽ giúp cho bạn duy trì sức khỏe tốt trong thai kỳ và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu ăn lá hẹ có tác dụng gì?

Bên cạnh sự quan tâm đến vấn đề có bầu ăn hẹ được không; thì việc ăn lá hẹ có tác dụng gì cũng là điều các bà mẹ thắc mắc. Theo Y học hiện đại, khi chúng ta ăn hẹ sẽ mang đến các lợi ích như:

  • Giúp xương chắc khỏe: Lượng vitamin K và canxi trong hẹ có tác dụng bồi bổ xương cho mẹ và thai nhi.
  • Giảm lượng cholesterol trong máu và làm giảm cao huyết áp: Các dưỡng chất trong hẹ còn giúp bạn tránh các vấn đề về huyết áp trong thai kỳ.
  • Điều trị một số bệnh: Ăn hẹ có tác dụng kháng sinh, điều trị nhiễm trùng da, ngứa, ghẻ, giun kim ở trẻ nhỏ nhờ các chất trong hẹ như allcin, sulfit, odorin,… 
  • Ngăn ngừa ung thư: Lượng lưu huỳnh và flavonoid trong hẹ có khả năng ngăn chặn các gốc tự do phát triển và một số bệnh ung thư như phổi, dạ dày, đại tràng, vú, tuyến tiền liệt,…
Bầu ăn hẹ được không? Bầu ăn hẹ có tác dụng gì?
Bầu ăn hẹ được không? Bầu ăn lá hẹ có tác dụng gì?

Còn theo Đông y, hẹ là một vị thuốc có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý sau:

  • Tán ứ
  • Bổ thận
  • Giải độc
  • Giảm ngứa
  • Tráng dương
  • Điều trị di tinh
  • Chữa mộng tinh
  • Điều trị táo bón
  • Điều trị cảm mạo
  • Giảm đau, tức bụng
  • Làm lành các vết thương
  • Cải thiện lưng gối yếu mềm

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có được ăn măng khô không? Mẹ bầu hãy biết tường tận để tránh nguy hiểm

Bà bầu ăn hẹ mỗi ngày có tốt không?

Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn canh hẹ được không hay bà bầu ăn lá hẹ được không; bạn có thể sẽ muốn biết bà bầu ăn hẹ mỗi ngày có tốt không? Mặc dù hẹ là một thực phẩm có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu không vì thế mà ăn quá nhiều hẹ trong một thời gian dài.

Bởi vì, bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào khi bạn ăn quá nhiều cũng dẫn đến tác dụng ngược. Riêng với việc bạn ăn quá nhiều hẹ sẽ dẫn đến bốc hỏa, âm suy, bứt rứt. Hơn nữa, điều này sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi đang phát triển.

Một số lưu ý khi bà bầu chế biến món ăn với hẹ 

Bầu ăn canh hẹ được không? Lưu ý khi bà bầu chế biến món ăn với hẹ 
Bầu ăn canh hẹ được không? Lưu ý khi bà bầu chế biến món ăn với hẹ 

Như vậy chúng ta đã biết bà bầu ăn bông hẹ được không hay mang thai 3 tháng đầu ăn lá hẹ được không rồi. Song khi chế biến món ăn với hẹ, bạn cũng cần lưu ý những điều sau nhé:

  • Nếu muốn ăn hẹ để điều trị bệnh: Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không nên ăn nhiều hẹ: Thói quen ăn nhiều hẹ có thể dẫn đến tình trạng bốc hỏa, âm suy, bứt rứt.
  • Thời điểm không nên ăn hẹ: Bạn không nên ăn hẹ vào mùa hè để tránh dẫn đến các tác dụng phụ. 
  • Không chế biến rau hẹ với thịt trâu và mật ong: Thịt trâumật ong là những thực phẩm kỵ với rau hẹ khi kết hợp. Nếu bạn ăn phải món ăn này thì có thể dẫn đến những tác dụng ngược không tốt cho cơ thể.

[inline_article id=278799]

Vậy bà bầu ăn hẹ được không? Bà bầu được ăn hẹ trong thai kỳ. Đây là một thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều vì có thể gây phản tác dụng.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Chia sẻ cách phân biệt máu báo thai và máu kinh

Vậy làm sao để phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt? Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng máu báo thai là gì nhé.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng máu báo thai

Máu báo thai xuất hiện khi phôi thai (trứng đã được thụ tinh) bắt đầu bám vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ. Thông thường, lớp niêm mạc tử cung chứa đầy các mạch máu và mô mạch máu. Sự cấy ghép của phôi có thể phá vỡ các mạch máu trong niêm mạc tử cung, từ đó xuất hiện một ít máu báo thai giúp thông báo bạn đã thụ thai thành công.

>> Bạn có thể xem thêm: Máu báo thai xuất hiện khi nào và máu báo thai là gì? Cập nhật ngay bạn nhé!

Cách phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

Để phân biệt hai hiện tượng này, bạn có thể dựa vào các đặc điểm dưới đây.

1. Số lượng

Máu báo thai chỉ ra lốm đốm vài giọt không thể làm đầy một miếng băng vệ sinh
Máu báo thai chỉ ra lốm đốm vài giọt không thể làm đầy một miếng băng vệ sinh

Khi xuất hiện máu báo thai, thường bạn chỉ thấy xuất hiện vài giọt lốm đốm hoặc một vệt máu nhỏ trên quần lót. Thậm chí, có một số phụ nữ chỉ phát hiện bản thân ra máu báo thai khi lau chùi và vệ sinh vùng kín. 

Cách dễ nhất để bạn phân biệt được máu báo thai và máu kinh chính là lượng máu xuất ra từ âm đạo. Hãy nhớ rằng, khi ra máu báo thai thì lượng máu không đủ để làm đầy một miếng băng vệ sinh như khi bạn đến ngày hành kinh.

2. Màu sắc

Màu máu kinh nguyệt thường có màu đỏ tươi đến đỏ sẫm. Khác với màu máu kinh nguyệt, màu sắc của máu báo thai thường nhạt hơn có màu hồng nhạt hoặc màu nâu nhạt.

Ngoài vấn đề phân biết máu báo thai và máu kinh; bạn có thể tham khảo thêm cách phân biết máu báo thai và máu sảy thai để hiểu rõ hơn máu báo thai là thế nào.

3. Lượng máu đông

Ra máu báo thai không xuất hiện các cục máu đông như kỳ hành kinh
Ra máu báo thai không xuất hiện các cục máu đông như kỳ hành kinh

Một yếu tố khác giúp bạn dễ phân biệt máu báo thai và máu kinh là nhìn vào cục máu đông xuất ra. Có một số chị em phụ nữ thường bị ra những cục máu đông khi đến những ngày hành kinh. Tuy nhiên, nếu bạn ra máu báo thai thì sẽ không xuất hiện những cục máu đông như những ngày “dâu rụng”.

>> Bạn có thể xem thêm: Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không?

4. Thời gian

Chảy máu báo thai thường chỉ kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, hiếm khi kéo dài đến 3 ngày. Máu kinh nguyệt ra với thời gian kéo dài hơn (trung bình 3-5 ngày, thậm chí 7 ngày) và với lượng máu nhiều thấm ướt miếng băng vệ sinh.

Xuất hiện máu báo thai thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Ngoài những dấu hiệu phân biệt máu báo thai và máu kinh ở trên; bạn cũng có thể tham khảo thêm các dấu hiệu mang thai sớm khác tại đây

5. Kết quả thử thai

Khi ra máu báo thai, nếu dùng que thử thai sẽ cho kết quả 2 vạch
Khi ra máu báo thai, nếu dùng que thử thai sẽ cho kết quả 2 vạch

Que thử thai hoạt động bằng cách nhận biết lượng HCG trong nước tiểu của thai phụ. 

Sau khi ra máu báo thai bạn có thể thử thai để kiểm tra bản thân có mang thai hay chưa. Nguyên lý hoạt động của que thử chính là lớp giấy quỳ tím trên que sẽ phản ứng với nước tiểu và cho ra kết quả. Nếu bạn thấy que hiện 2 vạch tức là đang mang thai (nước tiểu có HCG); còn que chỉ hiện 1 vạch thì chưa có thai (nước tiểu không có HCG). 

>> Bạn có thể xem thêm: Dùng que thử thai khi nào mới chính xác mẹ biết chưa?

Cách phân biệt máu báo thai và rong kinh

Ngoài ra, nếu bạn bị rong kinh thì phân biệt thế nào? Bạn có thể phân biệt máu báo thai và rong kinh dựa theo các dấu hiệu của rong kinh dưới đây. 

  • Đau bụng dữ dội
  • Xuất hiện các cục máu đông có kích thước lớn 
  • Thời gian xuất huyết âm đạo kéo dài hơn 7 ngày
  • Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, chóng mặt hoặc khó thở
  • Máu kinh ra nhiều phải thay băng vệ sinh hoặc tampon mỗi giờ liên tục, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Khi nào cần đi khám sức khỏe ở bệnh viện?

Sau khi bạn nhận biết được máu báo thai và máu kinh khác nhau như thế nào, đồng thời bạn thử thai cho kết quả hai vạch; thì nên sắp xếp thời gian để đi khám sức khoẻ nhé. Bác sĩ sẽ khám và tư vấn cho bạn cần làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu bạn không có thai và xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì nên đi khám sức khỏe ngay. Các dấu hiệu bất thường như:

  • Ra nhiều máu âm đạo
  • Có các cục máu đông
  • Đau vùng chậu hoặc đau bụng dữ dội 

[inline_article id=306368]

Như vậy chúng ta đã biết cách phân biệt rõ các dấu hiệu ra máu báo thai và máu kinh nguyệt rồi. Để phân biệt chính xác, bạn nên nhận biết rõ sự khác nhau giữa hai hiện tượng dựa trên lượng máu, thời gian ra máu, màu sắc, máu đông và kết quả thử thai nhé.