Cây sả là loại thực vật lâu năm, lá dài, mỏng và sinh trưởng nhiều ở châu Á. Khi bóc ra, sả có mùi chanh nhưng vị ngọt và nhẹ hơn. Sả thường được sử dụng rộng rãi như một loại cây thuốc và gia vị tại Việt Nam và nhiều nước Châu Á khác.
Tác dụng của sả đối với sức khỏe
Ngoài sử dụng sả như một loại gia vị, mẹ đã bao giờ nghe về những tác dụng của sả đối với sức khỏe? Ít nhất, khi ăn sả, mẹ đã lợi được 6 điều sau:
1/ Thúc đẩy tiêu hóa
Chứa hợp chất khử trùng, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa, sử dụng sả giúp mẹ khắc phục các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, co thắt dạ dày, đau bụng, đầy hơi…
2/ Điều chỉnh mức độ Cholesterol
Không chỉ chứa các chất chống xơ vữa động mạch và hấp thụ cholesterol dư thừa trong ruột, các chất trong sả còn giúp hạn chế tình trạng xơ vữa tích tụ mảng bám. Hơn nữa, sả còn là nguồn kali dồi dào, có tác dụng điều chỉnh huyết áp.
3/ Thanh lọc và giải độc cơ thể
Ngoài ra tác dụng lợi tiểu, sả cũng giúp loại bỏ độc tố, axit uric và cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Với nhiều chất chống oxy hóa, chống nhiễm khuẩn, sả giúp làm sạch và thanh lọc gan, thận, bàng quang, tuyến tụy, tăng cường lưu thông máu.
4/ Chữa cảm lạnh và cúm
Có đặc tính kháng viêm và chống nhiễm khuẩn, sả giúp điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh thông thường như ho, sổ mũi. Sả giúp giãn chất nhầy và đờm tích tụ trong đường hô hấp. Nếu bị viêm phế quản hoặc hen suyễn, mẹ nên uống trà sả chanh để khắc phục các vấn đề hô hấp. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào trong sả cũng hỗ trợ hệ miễn dịch một cách tối đa.
[inline_article id=39167]
5/ Chống ung thư
Hợp chất citral trong sả có thể chống lại các gốc tự do và hạn chế sự phát triển ban đầu của các tế bào ung thư.
6/ Giảm căng thẳng
Mùi dịu và nhẹ nhàng, sả giúp làm giảm trầm cảm, lo âu, thay đổi tâm trạng. Ngoài ra, tác dụng làm dịu và an thần trong dầu sả cũng giúp bà bầu ngon giấc hơn, cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai.
Bà bầu ăn sả được không?
Tuy có nguồn dinh dưỡng dồi dào cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bà bầu không nên dùng quá nhiều sả khi mang thai. Sử dụng nhiều sả có thể kích thích kinh nguyệt, gây chảy máu ồ ạt dẫn đến sảy thai.
Mẹ bầu có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng hoặc dễ bị hạ đường huyết không nên dùng sả, nhất là trà sả. Sả có thể gây dị ứng, dẫn đến phát ban, đau ngực, khó thở. Đồng thời, uống trà sả thường xuyên khi mang thai có thể làm lượng đường trong máu giảm đột ngột.
Sử dụng tinh dầu sả khi mang thai: Nên hay không?
Tinh dầu sả được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, có tác dụng chống côn trùng, diệt kiến và muỗi. Hương thơm nhẹ nhàng, tươi mát trong tinh dầu cũng giúp hỗ trợ trị đau đầu, lo lắng, khó chịu, uể oải, căng thẳng và mất ngủ. Ngoài ra, tinh dầu còn có tác dụng làm thư giãn cơ bắp và giảm các cơn đau nhức vì căng cơ, đau bụng, nhức đầu, đau răng, chuột rút kinh nguyệt và thấp khớp. Mẹ cũng có thể kết hợp tinh dầu sả với các loại tinh dầu khác như cam, chanh để làm sạch, thoáng khí trong phòng.
Khi sử dụng tinh dầu sả, mẹ bầu nên lưu ý: Không bôi trực tiếp tinh dầu lên da. Một lượng nhỏ của sả có thể sẽ không gây hại cho thai kỳ, nhưng tinh dầu sả nồng độ cao có thể làm nóng, gây kích ứng da, bởi nồng độ citral cao trong sả. Để an toàn cho cả mẹ và bé, bạn nên pha kết hợp tinh dầu sả với nhiều loại tinh dầu khác. Chẳng hạn như tinh dầu cam, chanh, hoa hồng, húng quế, oải hương…
[inline_article id=60857]