Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tác dụng của trà atiso với phụ nữ mang thai

Trà atiso là thức uống thanh lọc gan, kiểm soát cholesterol, giúp trị các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, táo bón, buồn nôn… Vậy bà bầu có nên uống trà atiso không? Tác dụng của trà atiso đối với bà bầu là gì? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé.

Bà bầu có nên uống trà atiso?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên thêm vào thực đơn của mình món trà atiso cực kỳ tốt cho sức khỏe. Hàm lượng đường, chất béo và calo thấp trong trong atiso, cùng với chất xơ dồi dào rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

6 tác dụng của trà atiso đối với bà bầu

Dưới đây là những lợi ích của trà atiso đối với mẹ bầu:

1. Tác dụng của trà atiso cung cấp choline

Uống trà atiso sẽ cung cấp choline cho mẹ bầu, giúp tế bào não ở thai nhi phát triển. Bà bầu được khuyến nghị nạp 450 miligam choline mỗi ngày, một hoa atiso đã cung cấp gần 41 miligam. Choline giúp tăng cường trí nhớ của trẻ và bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh về tâm thần cũng như dị tật ống thần kinh.

Bằng cách giảm axit amino homocysteine trong cơ thể, mẹ bầu sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ ung thư vú, bệnh tim mạch và suy giảm nhận thức.

2. Cung cấp folate

Mẹ bầu không thể thiếu dưỡng chất folate vì nó hỗ trợ quá trình phát triển liên tục của thai nhi, giúp sản xuất tế bào mới. Một hoa atiso cung cấp 107 microgram folate, bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ dị tật ống thần kinh và nứt đốt sống. Folate còn bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật não và sọ. Thiếu hụt folate sẽ dẫn tới nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân.

3. Cung cấp dồi dào chất xơ

Khi mang thai, nhu động ruột của mẹ thường trở nên bất thường, dẫn đến táo bón và buồn nôn nghiêm trọng. Sự phát triển của bào thai cũng tạo áp lực lên ruột. Uống trà atiso sẽ giúp điều hòa nhu động ruột. Chỉ 1 hoa atiso đã cung cấp gần 10g chất xơ, giúp bảo vệ bạn khỏi các vấn đề về đường tiêu hóa.

4. Tác dụng của trà atiso cung cấp magie

Cơ thể mẹ bầu cần một lượng magie cần thiết vì thai nhi cần dưỡng chất để phát triển các mô. Thiếu hụt magie làm tăng nguy cơ chuột rút (vọp bẻ), phù nề và hội chứng chân không yên (gây đau và tê chân khiến mẹ phải di chuyển liên tục). Một hoa atiso cung cấp gần 50 miligam magie, đáp ứng đầy đủ nhu cầu magie hàng ngày của mẹ bầu.

[inline_article id=249093]

5. Ít chất béo và cholesterol

Bà bầu nên ăn thực phẩm chứa ít calo để giảm các nguy cơ biến chứng thai kỳ. Hàm lượng cholesterol nạp vào mỗi ngày không nên vượt quá 300 miligam.

Atiso là một loại rau không chứa cholesterol và chất béo, giúp tim khỏe mạnh và bảo vệ mẹ bầu khỏi các nguy cơ tim mạch.

6. Tác dụng của trà atiso cung cấp các dưỡng chất thiết yếu

Một hoa atiso cung cấp 1,33 miligam niacin hỗ trợ sự phát triển làn da ở thai nhi. Niacin cũng tăng cường phát triển hệ tiêu hóa và thần kinh của thai nhi.

Ngoài ra, một hoa atiso còn cung cấp 8,9 miligam vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Sắt bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ thiếu máu và ngăn ngừa nguy cơ sinh non ở mẹ. Riboflavin, vitamin A, canxi… trong atiso hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.

Cách nấu nước trà atiso tươi

Cách nấu nước trà atiso tươi
Bạn tước cánh hoa atiso cho vào nồi

Bạn rửa hoa atiso. Bắc một nồi nước lên bếp, chờ nước sôi bạn cho hoa atiso vào, không nên tước hoa atiso quá sớm vì sẽ làm hoa bị thâm và mất chất. Do đó khi nước sôi bạn mới tước hoa và cho ngay vào nồi. Bạn tước cánh càng nhỏ càng tốt.

Đun trên lửa lớn cho nước sôi thêm lần nữa, rồi bạn đun thêm 5 phút trên lửa nhỏ thì tắt bếp. Vớt xác ra. Vậy là bà bầu đã có một nồi trà atiso rất mát, thơm, ngon miệng, bổ gan.

Mẹ có thể nấu lâu hơn để atiso ra hết chất, nhưng mà như vậy thì vitamin có thể không còn. Xác atiso mẹ bầu có thể ăn được, rất mềm và ngọt ngon.

Những lưu ý khi bà bầu uống trà atiso

Hoa atiso
Uống nhiều trà atiso có thể khiến mẹ buồn tiểu
  • Lượng đường fructose trong trà atiso có thể khiến mẹ bầu bị đầy hơi, do đó mẹ không nên uống quá nhiều.
  • Atiso kích thích dòng chảy của mật xuống ruột, do đó người bị bệnh gan nên tránh uống trà atiso thường xuyên.
  • Trà atiso có thể gây co thắt túi mật, do đó người bị sỏi mật nên tham khảo bác sĩ phụ khoa trước khi uống loại trà này.
  • Nếu bạn bị dị ứng với hoa cúc, cúc vạn thọ, cây kim sa thì bạn cũng có thể dị ứng với atiso. Triệu chứng dị ứng bao gồm ngứa ngáy, nổi mề đay, khó nuốt, sưng, thở khò khè. Bạn nên đi khám gấp để được bác sĩ cho thuốc chống dị ứng.
  • Atiso có tính chất lợi tiểu, uống quá nhiều trà atiso có thể khiến bạn buồn tiểu liên tục.

Trà atiso mẹ bầu nên uống vào buổi sáng để bổ sung năng lượng và hạ huyết áp. Sau khi ăn các món nhiều dầu mỡ hoặc nhiều muối, mẹ cũng có thể làm một cốc atiso để thanh lọc cơ thể, bài tiết muối dư thừa. Ngoài việc pha trà, mẹ còn có thể xào atiso trong 20-30 phút. Sau đó trộn với muối và dầu ô liu là có thể ăn được. Atiso có thể dùng làm món gia vị cho món ăn thêm hấp dẫn, cũng có thể thêm vào các món uống để tăng vị ngọt.

Atiso
Các hoạt chất trong trà atiso tham gia vào quá trình phát triển của thai nhi

Mùa hoa atiso là vào tháng 1 và tháng 8, ngoài ra còn có atiso đỏ vào tháng 7-10. Nếu có dịp đặt chân đến Đà Lạt vào các thời điểm này thì bà bầu đừng quên mua atiso về pha trà nhé. Hy vọng tác dụng của trà atiso giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về loại rau này và thêm vào thực đơn hàng tuần.

Xuân Thảo

By Thu Hoàng

Hoàng Diệu Thu là biên tập viên dày dạn kinh nghiệm của MarryBaby và có thể viết tốt hầu hết các chuyên mục về Mẹ và Bé.