Thận ứ nước độ 1 khi mang thai có nguy hiểm không? Thận là bộ phận chịu trách nhiệm lọc máu và chất thải, bài tiết nước tiểu, điều hòa thể tích máu… cho cơ thể. Đặc biệt trong thời gian mang thai, thận hoạt động nhiều hơn bình thường.
Do đó, những bệnh lý liên quan đến thận, mẹ bầu nên chú ý. Tuy không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nhưng thận ứ nước trong thai kỳ có thể dẫn đến những bệnh lý khác.
Thận ứ nước là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu thận ứ nước độ 1 khi mang thai, bạn cần biết về căn bệnh này. Thận ứ nước (Hydronephrosis) là tình trạng nước tiểu bị ứ đọng và kẹt lại bên trong thận do một số nguyên nhân. Khi lượng nước kẹt lại vượt quá giới hạn chịu đựng của thận, bộ phận này sẽ bắt đầu giãn nở và sưng lên.
Sau đó, lượng nước sẽ làm mềm các tế bào bên trong thận khiến chúng bị tổn thương và phá hủy. Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị, bệnh thận ứ nước có thể gây các biến chứng nguy hiểm như suy thận, huyết áp cao, bệnh thận ứ nước mãn tính…
Thận ứ nước có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên thận. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có khả năng gặp bệnh thận ứ nước cao hơn người bình thường.
Bệnh thận ứ nước gồm có 4 cấp độ: cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4. Bà bầu bị thận ứ nước độ 1 không nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, bệnh thận ứ nước độ 2 khi mang thai và bệnh thận ứ nước độ 3 khi mang thai là hai cấp độ mẹ bầu nên chú ý.
Trong bài viết này, MarryBaby sẽ đi sâu vào thận ứ nước độ 1 khi mang thai.
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh thận ứ nước độ 1 khi mang thai
Mẹ bị thận ứ nước độ 1 khi mang thai cần tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu để biết cách bảo vệ sức khỏe mình.
1. Nguyên nhân của thận ứ nước cấp độ 1 khi mang thai
Cơ thể phụ nữ khi mang thai luôn có những biến đổi thất thường. Theo khảo sát, từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi, tỷ lệ mắc thận ứ nước độ 1 khi mang thai thường ở mức tương đối.
Nguyên nhân chính là thai nhi phát triển nhanh gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh, trong đó có thận. Khi bào thai chèn lên bàng quang và đường tiết niệu vô tình khiến thận không hoàn thành tốt quá trình lọc của mình, dẫn đến tình trạng thận ứ nước.
[inline_article id=189388]
Ngoài ra, mẹ bầu mắc các bệnh sau đây khiến thận ứ nước trong thai kỳ:
- Ung thư: Ung thư bàng quang hoặc một số bộ phận xung quanh là thủ phạm gây nên thận ứ nước cấp độ 1 khi mang thai.
- Sỏi thận: Sỏi thận sẽ chặn lại đường thoát nước trong thận và bệnh thận ứ nước bắt đầu hình thành.
- Hẹp niệu quản: Chứng hẹp niệu quản khiến cho quá trình đào thải độc tố trong thận bị tắc nghẽn, nước tiểu sẽ đọng lại và không thể thải ra bên ngoài.
2. Biểu hiện thường gặp
Bạn nên chú ý đến các biểu hiện thường gặp của bệnh, đặc biệt là bà bầu bị thận ứ nước độ 1:
- Đau ở hai bên sườn: Phụ nữ mang thai mắc chứng thận ứ nước độ 1 sẽ thường có triệu chứng đau hai bên sườn. Những cơn đau này sẽ xuất hiện ngày một nhiều khi di chuyển. Cảm giác đau ngày càng dữ dội và có thể lan xuống phần háng.
- Rối loạn tiểu tiện: Trong thời kỳ mang thai, nếu bạn thường bị tiểu rắt, tiểu buốt hay nước tiểu có màu bất thường thì cũng là biểu hiện của bệnh thận ứ nước.
- Buồn nôn, choáng váng: Những biểu hiện này đôi khi không hoàn toàn do thai nghén mà ra. Do thận ứ đọng nước nên giảm đi khả năng điều hòa máu lên não. Vì thế, mẹ bầu thường cảm thấy bị choáng, chóng mặt và buồn nôn.
- Rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng cao: Bà bầu bị thận ứ nước độ 2 khi mang thai và thận ứ nước độ 3 khi mang thai có thể ảnh hưởng tới tim mạch và làm cho huyết áp tăng cao.
Bệnh thận ứ nước cấp độ 1 khi mang thai có nguy hiểm không?
Không giống như bà bầu bị thận ứ nước độ 2, bệnh thận ứ nước cấp độ 1 khi mang thai là mức độ nhẹ nhất.
Có khoảng 75% thai phụ phát hiện mình bị mắc chứng thận ứ nước cấp độ 1. Trong đó, 85% thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường, mẹ bầu không cần quá lo lắng. Vậy nên, bạn hãy yên tâm và giữ vững tinh thần để mẹ và em bé đều có sức khỏe tốt nhé.
Tuy nhiên, thận ứ nước thường xảy ra ở bên phải nhiều hơn bên trái, khoảng 80%. Và có 3% trong số phụ nữ bị nhiễm khuẩn trong thai kỳ do thận ứ nước gây ra.
Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm khuẩn thai kỳ có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé:
- Huyết áp cao
- Nhiễm trùng tiết niệu
- Suy thận
- Giảm lọc máu ở thận
- Biến chứng viêm cầu thận
- Mất nước
Những điều cần làm để cải thiện bệnh thận ứ nước cấp độ 1 khi mang thai
Nếu không may mắc bệnh thận ứ nước cấp độ 1 khi mang thai, mẹ bầu cần thực hiện những điều sau đây để cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và bé:
1. Khắc phục theo nguyên nhân bệnh lý
Điều đầu tiên bạn cần làm là đến ngay bệnh viện nếu bệnh thận ứ nước do nguyên nhân bệnh lý gây ra. Việc cần làm tiếp theo là uống đủ nước mỗi ngày, tránh xa các nhóm thực phẩm chứa vitamin C và vệ sinh vùng kín đúng cách.
2. Khắc phục theo nguyên nhân sinh lý
Nếu do nguyên nhân sinh lý, bạn nên bình tĩnh và thả lỏng tinh thần để tập trung bồi dưỡng sức khỏe.
3. Điều trị bằng các bài thuốc dân gian
Tuyệt đối không được tự điều trị bệnh thận ứ nước cấp độ 1 khi mang thai nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ. Nhóm dược liệu nổi tiếng để điều trị bệnh thận ứ nước hiệu quả chính là hoa hồng, kim tiền thảo, đại bi,…
4. Chế độ ăn dinh dưỡng và sinh hoạt
Khi mắc bệnh, mẹ tuyệt đối không nên bỏ bê chế độ dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày dành cho bà bầu. Mẹ nên bổ sung thêm chất xơ để quá trình thải độc tố diễn ra nhanh hơn, thuận lợi hơn.
Tiếp theo là canxi – dưỡng chất thiết yếu để xương của bé phát triển chắc khỏe. Đồng thời, canxi còn là hợp chất tương đối tốt do có khả năng đào thải độc tố lẫn kim loại ra ngoài.
Ngoài ra, mẹ không nên ăn đồ ăn quá mặn, chất béo gây hại, protein động vật, vì những nhóm chất này sẽ khiến tình trạng thận ứ nước nặng thêm.
Phía trên là toàn bộ thông tin về bệnh thận ứ nước độ 1 khi mang thai. Ngoài bệnh thận ứ nước, mẹ bầu cũng nên chú ý đến các bệnh lý khác dễ mắc phải trong quá trình mang thai. Vì sức khỏe mẹ và bé là quan trọng nhất!
AN HY