Khi mang thai, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ, bụng mẹ ngày càng to khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, trong đó có việc gội đầu. Vậy làm sao để khi mang bầu, mẹ vẫn giữ được mái tóc sạch sẽ, thơm tho. Hãy cùng MarryBaby khám phá tư thế gội đầu cho bà bầu vừa sạch, vừa an toàn trong bài viết dưới đây nhé.
Tư thế gội đầu ảnh hưởng như thế nào đến bầu?
Bất kỳ tư thế nào trong thai kỳ cũng sẽ tác động ít nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, nếu không chú trọng các tư thế đứng, ngồi, trong đó có tư thế gội đầu cho bà bầu, mẹ có thể gặp rắc rối liên quan đến tê, phù chân, đau lưng, giãn tĩnh mạch, đặc biệt là khiến tử cung bị chèn ép, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Sở dĩ như vậy là vì thai nhi ngày càng lớn, một sang chấn mạnh khi mẹ té ngã, tai nạn cũng có thể gây áp lực lớn lên tử cung, chèn ép mạnh và làm bóc tách bánh nhau khỏi tử cung hoặc thậm chí gây vỡ tử cung.
Hiểu được những nguy hiểm tiềm ẩn vì gội đầu sai tư thế đem đến, mẹ hẳn sẽ tự hỏi mình có nên gội đầu không? Gội đầu như thế nào mới an toàn?
>>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Mẹ cần lưu ý gì khi đi vệ sinh?
Đâu là tư thế gội đầu an toàn cho bà bầu?
Tuy không nên ngồi xổm và ngồi lên gót chân khi gội đầu, nhưng mẹ bầu có thể chọn những tư thế gội đầu khác an toàn hơn. Một số tư thế mà mẹ bầu có thể tham khảo như:
1. Tư thế ngồi
Nếu mẹ bầu đang ở những tháng cuối thai kỳ, “ngồi gội đầu” không phải là tư thế gội đầu cho bà bầu được chuyên gia khuyến khích.
Song, tin vui cho mẹ bầu nào thích ngồi khi gội đầu là mẹ có thể dùng kèm một loại chậu gội đầu chuyên dụng dành cho bà bầu. Nếu dùng loại chậu này, mẹ sẽ không cần phải cúi người xuống trước hay ngả người ra sau mà chỉ cần ngồi thẳng, chậu sẽ được gắn sát vào lưng bằng đai cố định. Tư thế này cực kỳ an toàn cho mẹ ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
Với sự hỗ trợ từ thiết bị chuyên dụng này, mẹ không cần đến tiệm gội đầu nhưng sẽ cần sự giúp đỡ từ người thân. Tư thế này khá an toàn với phụ nữ trong hầu hết các giai đoạn khi mang thai.
>>Bạn có thể quan tâm: Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Bà bầu ngồi tư thế nào mới tốt?
2. Tư thế đứng thẳng
Đây là tư thế tắm gội dễ thực hiện và an toàn. Tư thế này cũng áp dụng cho mẹ trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể tự mình gội đầu mà không cần sự trợ giúp nào khác.
Tuy nhiên, tư thế gội đầu cho bà bầu này cũng tiềm ẩn rủi ro sàn trơn trượt làm mẹ dễ bị ngã. Những cú ngã gây ra va chạm mạnh, đặc biệt là ngã sấp sẽ khiến mẹ có nguy cơ rất lớn gây ảnh hưởng đến thai nhi.
3. Tư thế nằm ngửa gội đầu
Tư thế nằm ngửa rất phổ biến trong số các tư thế gội đầu cho bà bầu nói riêng và chị em phụ nữ nói chung. Với tư thế này, mẹ sẽ cần người giúp đỡ và có thể ra tiệm hoặc thực hiện ngay tại nhà.
Dù thế, đôi khi mẹ bầu nằm ngửa gội đầu và kèm theo massage thư giản thì thời gian nằm kéo dài, đặc biệt ở những tháng giữa và tháng cuối thai kỳ thì không tốt cho tuần hoàn. Khi nằm ngửa, trọng lượng của tử cung sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn dẫn đến đau lưng, bệnh trĩ và suy tuần hoàn làm cho bạn khó chịu và có thể gây giảm tạm thời tuần hoàn thai nhi.
>>Bạn có thể quan tâm: Tắm sau khi ăn có sao không? Chờ bao lâu sau ăn mới được tắm?
Mẹ nên lưu ý gì khi gội đầu?
Ngoài các tư thế gội đầu cho bà bầu, mẹ phải lưu ý các vấn đề sau đây để bảo vệ bản thân và thai nhi khi gội đầu.
1. Thời điểm gội đầu
Trong suốt thai kỳ, sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm nghiêm trọng, cơ thể mẹ vô cùng nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ nên virus và vi khuẩn có hại rất dễ xâm nhập. Do đó, mẹ nên tránh các thời điểm gội đầu sau để tránh bị nhiễm bệnh:
- Gội vào đêm khuya
- Gội đầu vào lúc sáng sớm
- Gội đầu khi đang đói vì đôi khi nhiệt độ lạnh của nước dễ làm mẹ thấy khó chịu
- Gội đầu khi đang đổ mồ hôi sau hoạt động nhiều hoặc khi đang quá nóng
- Gội đầu khi sức khỏe đang yếu hoặc đang bị bệnh như sốt, cảm
>>Bạn có thể quan tâm: Để tăng đề kháng, bà bầu uống trà tắc được không?
2. Số lần gội đầu
Khi mang thai, mẹ tùy vào tình trạng sức khỏe để cân nhắc gội đầu, cụ thể:
- Nếu mẹ bị ốm hoặc thời tiết lạnh hay không hoạt động nhiều, việc gội đầu thường xuyên có thể không cần thiết nhưng đôi khi lại là liệu pháp khiến cơ thể mẹ thoải mái và thư giãn hơn.
- Nếu mẹ khỏe mạnh, mẹ nên gội đầu theo thói quen của phụ nữ thông thường tuỳ vào tình trạng sức khoẻ da đầu cũng như các vấn đề của tóc, việc vệ sinh đều đặn sẽ giúp mẹ hạn chế nguy cơ viêm nhiễm mẹ nhé.
>>Bạn có thể quan tâm: Rụng tóc khi mang thai là do đâu và cách khắc phục hiệu quả đơn giản tại nhà
3. Dầu gội đầu
Khi mang thai, việc sử dụng một số chất ngoài da vẫn có khả năng bị hấp thụ qua da đầu, làm ảnh hưởng đến thai nhi không phải không có. Tốt nhất, mẹ bầu nên tránh sử dụng hóa chất trong tạo kiểu tóc và nên thay bằng dầu gội có thành phần thân thiện hoặc dược liệu được công bố đủ điều kiện sử dụng cho phụ nữ có thai,…
Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về tư thế gội đầu cho bà bầu. Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ nắm được cái tư thế gội đầu cho bà bầu an toàn cho mẹ và bé.