Tuy nhiên, bà bầu uống nước mía có tốt không? Khi thai nhỏ, bà bầu uống nước mía thai nhi có tăng cân không? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy đọc bài viết này của MarryBaby nhé.
Bà bầu uống nước mía thai nhi có tăng cân không?
Bà bầu uống nước mía có thể giúp thai nhi phát triển tốt, nhất là về cân nặng. Bởi vì, trong nước mía chứa protein là một trong những dưỡng chất cần thiết hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng của thai nhi trong bụng mẹ.
Ngoài ra, nước mía còn chứa axit folic còn được gọi là vitamin B9. Đây là dưỡng chất giúp ngăn ngừa các dị tật thai nhi liên quan đến tật nứt đốt sống có thể gây khó khăn trong học tập, vận động và đường ruột của em bé khi chào đời (1) (2).
Một tác dụng của nước mía nữa là thức uống này giúp thai nhi tăng cân nhưng không làm bạn bị thừa cân vì các hợp chất polyphenol có trong nước mía sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và duy trì cân nặng của bạn trong suốt thai kỳ (3).
[key-takeaways title=””]
Mặc dù nước mía giúp thai nhi tăng cân và giúp bạn kiểm soát cân nặng trong thai kỳ nhưng nếu bạn đang bị tiểu đường thai kỳ thì không nên uống và cần xin tư vấn từ bác sĩ để được hướng dẫn cách khác giúp thai nhi tăng cân nhé.
[/key-takeaways]
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu nên uống nước gì để giải nhiệt ngày hè?
Những lợi ích khác khi bà bầu uống nước mía
Như vậy uống nước mía thai nhi có tăng cân không? Khi bạn uống nước mía sẽ giúp thai nhi tăng cân. Bên cạnh đó, nếu bạn uống nước mía thường xuyên trong thai kỳ còn mang đến những lợi ích cho sức khỏe như:
- Giảm táo bón: Trong thai kỳ, bạn thường bị khó tiêu, táo bón phải không? Nếu bạn thường gặp “rắc rối” về tiêu hoá thì hãy uống nước mía để hỗ trợ tiêu hóa và ngăn nhiễm trùng dạ dày nhé.
- Giảm ốm nghén: Buồn nôn do ốm nghén là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Nếu bạn uống nước mía với một chút gừng sẽ giúp giảm bớt triệu chứng này một cách hiệu quả.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng thường gặp khi mang thai. Nếu bạn uống nước mía sẽ giúp bổ sung chất chống oxy hóa và khoáng chất để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Trong mía có chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng, cảm cúm và cảm lạnh cho hai mẹ con trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, dưỡng chất này còn giúp duy trì mức độ bilirubin trong cơ thể và bảo vệ gan (4).
- Bổ sung năng lượng: Nước mía có thể giúp bạn xua tan mệt mỏi và lấy lại sức khỏe nhanh chóng. Hàm lượng sucrose trong nước mía giúp tăng năng lượng, cung cấp nước, làm dịu cơn khát và bổ sung lượng đường đã mất để chống lại cảm giác mệt mỏi mất sức.
- Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá: Khi mang thai, bạn có thể bị mụn trứng cá do nồng độ estrogen tăng cao. Vậy thì, bạn hãy uống nước mía để bổ sung hàm lượng axit glycolic giúp hỗ trợ điều trị mụn trứng cá nhé (5).
- Ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng: Khi mang thai, bạn cũng sẽ dễ gặp “rắc rối” về răng miệng; nhất là hôi miệng và sâu răng. Nếu bạn uống nước mía có thể ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng vì thức uống này có chứa magie và canxi rất tốt cho sức khỏe răng miệng (3).
[key-takeaways title=””]
Phụ nữ mới có bầu uống nước mía được không? Như bạn đã biết, uống nước mía rất có lợi cho thai kỳ. Do đó, bà bầu nên uống nước mía trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, đừng vì nước mía tốt mà uống quá nhiều có thể gây phản tác dụng đấy nhé.
[/key-takeaways]
Bên cạnh tìm hiểu bà bầu uống nước mía thai nhi có tăng cân không; bạn có thể tìm hiểu vấn đề lúc gần sinh có nên uống nước mía không trên cộng đồng MarryBaby. Hãy mạnh dạn thảo luận với chúng tôi nếu có những thắc mắc về vấn đề này để được các chuyên gia giải đáp nhé.
Những lưu ý khi bà bầu uống nước mía trong thai kỳ
Sau khi tìm hiểu, bà bầu uống nước mía thai nhi có tăng cân không; bạn cũng cần biết thêm những lưu ý sau khi dùng thức uống này trong thai kỳ nhé.
- Thời gian uống nước mía: Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy? Nước mía có thể giúp giảm tình trạng buồn nôn do ốm nghén. Do đó, bạn có thể uống nước mía từ khi mới có thai.
- Lượng nước mía nên uống: Bạn không nên uống quá nhiều nước mía. Vì chế độ ăn uống trong thai kỳ cần đa dạng về thực phẩm cũng như chất dinh dưỡng để hỗ trợ tốt cho sự phát triển của thai nhi.Ngoài ra, tuỳ thuộc lượng nước ối cũng như cân nặng thai ở mỗi lần kiểm tra mà khuyến cáo về số lượng ly nước mía trong tuần sẽ thay đổi.
- Không nên uống nước mía khi bị tiểu đường thai kỳ: Nếu bạn đang bị tiểu đường thai kỳ thì không nên uống nước mía. Vì nước mía có hàm lượng đường cao nên có thể gây trầm trọng hơn các biến chứng của bệnh lý.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Vệ sinh thực phẩm là điều cần thiết và rất quan trọng khi mang thai. Do đó, bạn cần mua nước mía ở quán nước đảm bảo vệ sinh và uy tín chất lượng. Vì nếu uống phải nước mía bẩn bạn sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm trùng dạ dày không tốt cho thai kỳ.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu uống nước mía mỗi ngày: Ngay cả khi bạn không bị tiểu đường thai kỳ, nếu muốn uống nước mía mỗi ngày thì cần xin tư vấn từ bác sĩ. Vì nếu bạn không biết cân bằng các chế độ dinh dưỡng thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác không tốt cho sức khỏe của bạn và thai nhi.
[inline_article id=259240]
Như vậy chúng ta đã biết bà bầu uống nước mía thai nhi có tăng cân không rồi. Khi bạn uống nước mía cũng giúp con bạn phát triển tốt về mặt cân nặng và các chỉ số khác. Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều lợi ích của nước mía với sức khoẻ thì lượng đường cao trong nước mía cũng có thể khiến mẹ bị tăng nguy cơ tiểu đường nếu dùng quá nhiều nước mía hoặc dùng nước mía cùng các thực phẩm khác không cân đối. Do đó, để phát huy được tối đa lợi ích của nước mía, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bạn có thể uống bao nhiêu ly nước mía trong tuần nhé.