Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Kinh nghiệm đi sinh: Chuẩn bị trước khi sinh con ở bệnh viện

Nghĩ đến ngày sinh con ra ở bệnh viện khiến bạn bồn chồn. Bạn bối rối không biết nên chuẩn bị gì, bạn lo lắng những chuyện sẽ diễn ra khi bạn chỉ có một mình? Một vài sự chuẩn bị và hình dung trước có thể giúp bạn có tâm lý vững vàng hơn.

Kinh nghiệm đi sinh: Chuẩn bị trước khi sinh con ở bệnh viện như thế nào?
Trước khi ngày dự sinh đến, bạn và chồng nên sớm tìm hiểu kỹ những đường ngắn nhất để tới bệnh viện. Chớ quên tìm chỗ đậu xe, hãy nhớ rằng gia đình bạn sẽ phải để xe ở đó ít nhất 24 giờ. Để chuẩn bị trước khi sinh con ở bệnh viện, bạn nên hỏi thăm các nhân viên bệnh viện từ trước xem bạn nên vào đâu nếu đến bệnh viện ngoài giờ hành chính.

Giai đoạn chuẩn bị trước khi sinh sẽ như thế nào?
Nếu đã đăng ký trước, bạn nên theo những chỉ dẫn đã nhận được, thông thường bạn có thể bỏ qua bàn tiếp tân và đi thẳng đến khu thai sản. Nếu chưa đăng ký trước, bạn vẫn có thể đi thẳng đến khu thai sản. Thường sẽ có một bàn đăng ký và nhân viên ở đó sẽ giúp bạn điền các loại giấy tờ cần thiết. Ở khu vực thai sản, các bác sĩ và y tá chuyên về việc chuyển dạ và sinh nở sẽ kiểm tra tình trạng của bạn để xác định xem bạn đã sẵn sàng nhập viện hay chưa.

kinh nghiệm đi sinh
Sắp xếp đồ đạc là một trong những việc cần chuẩn bị trước khi sinh

Bạn có thể sẽ được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu. Sau đó bạn sẽ được kiểm tra các dấu hiệu quan trọng như các cơn co thắt của bạn bắt đầu khi nào với tần suất ra sao, nước ối đã vỡ hay chưa và mẹ có bị chảy máu âm đạo hay không. Bạn cũng nên báo cho bác sĩ hoặc y tá những thông tin như: bé của bạn có đang cử động hay không, bạn vừa mới ăn hay uống gì, và bạn đối phó với cơn đau như thế nào.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tần suất, thời gian của mỗi cơn co thắt ở bạn cũng như nhịp tim của bé. Đặc biệt, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ hơn bụng và âm đạo của bạn. Nếu có vẻ như bạn chưa chuyển dạ hoặc mới bắt đầu chuyển dạ trong khi bạn và bé vẫn bình thường, có thể bạn sẽ được cho về nhà cho đến khi cơn chuyển dạ diễn ra mạnh hơn. Ngược lại, bạn sẽ được cho nhập viện và thực hiện các thủ tục cần chuẩn bị trước khi sinh.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi nhập viện?
Mẹ sẽ được lấy mẫu máu (để xác định nhóm máu của mẹ và dùng cho một số mục đích khác) và có thể được lắp ống truyền tĩnh mạch trong các trường hợp sau: mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B và cần truyền thuốc kháng sinh; mẹ cần truyền nước vì không thể uống được, mẹ muốn gây tê cột sống hay gây tê ngoài màng cứng, mẹ cần điều trị oxytocin (thuốc gây co bóp tử cung), hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe hay biến chứng thai kỳ nào. Đây là giai đoạn chuẩn bị trước khi sinh.

Y tá hướng dẫn có nhiệm vụ chỉ cho bạn cách sắp xếp, bố trí trong phòng và cho chồng bạn biết nơi để nguồn nước nóng/ lạnh. Đừng ngại yêu cầu những thứ mà bạn có thể cần như ghế, khăn mát hay một chiếc chăn, hoặc hỏi bất cứ câu hỏi nào chưa kịp hỏi. Trong trường hợp bạn phải liên tục theo dõi tim thai, bạn sẽ cần quan tâm đến cách thức máy đo hoạt động: dòng nào cho thấy các cơn co thắt của bạn và dòng nào hiển thị nhịp tim. Bạn có thể yêu cầu tăng giảm âm lượng của máy nếu muốn. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về việc đăng ký trước tại bệnh viện để không phải lo lắng gì khi ngày sinh nở đến.