Vì sao cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng? Tình trạng này có nguy hiểm cho mẹ và bé không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Marrybaby giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Vì sao cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng?
Khi cổ tử cung mở, hầu hết các mẹ đều sẽ thấy đau bụng dữ đội; cơn đau tăng dần cho đến khi sinh xong. Tuy vậy, có một vài trường hợp cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng. Nguyên nhân là do ngưỡng chịu đau của mỗi mẹ là khác nhau. Hơn nữa, tử cung mới mở 1cm là giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ nên cơn co tử cung yếu; không đủ cường độ để kích thích gây đau.
Thông thường, cổ tử cung mở dưới 2cm nhưng không thấy đau bụng thì chưa cần lo lắng gì cả mẹ nhé! Bên cạnh đó, mẹ bầu sử dụng các chất gây nghiện, chất gây ngủ ở những tháng cuối thai kì cũng làm cho mẹ bị mất cảm giác đau.
2. Quá trình tử cung mở và dấu hiệu nhận biết
Cổ tử cung mở là giai đoạn cơ thể người mẹ chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Dấu hiệu này thường được biểu hiện bằng các cơn co thắt. Càng gần giờ sinh, mẹ sẽ càng cảm nhận được các cơn co thắt này tới nhiều hơn và mạnh hơn.
Mẹ có thể xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ trong giai đoạn từ tuần 38-42. Vì vậy, mẹ cần phải chú ý đến các dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dạ để nhập viện sớm.
2.1. Quá trình tử cung mở
Cổ tử cung là một bộ phận nằm giữa âm đạo và tử cung của phụ nữ. Khi mang thai, vị trí này chịu rất nhiều sức ép. Tuy vậy, trong thời kỳ mang thai, cổ tử cung luôn đóng kín và sẽ có thêm một yếu tố bảo vệ gọi là nút nhầy. Nút nhầy giúp cổ tử cung luôn khép chặt; qua đó bảo vệ tốt hơn cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
Khi mẹ tới ngày sinh nở, nút nhầy sẽ tự bong ra và cổ tử cung cũng sẽ mở rộng để thai nhi chui ra ngoài. Bạn có thể cảm nhận được những thay đổi rõ rệt trong cơ thể. Đầu tiên là áp lực co bóp tử cung đẩy thai nhi xuống ở cổ tử cung, khiến bộ phận này giãn ra và mỏng dần. Quá trình co thắt tiếp tục cho tới khi cổ tử cung được co ngắn lại và gần như biến mất; gọi là quá trình xóa cổ tử cung.
Lý do cổ tử cung có thể thay đổi đáng kể như vậy là bởi chúng được cấp nhiều nước và máu hơn bình thường. Màu sắc của bộ phận này cũng thay đổi; đồng thời trở nên mỏng và mềm hơn. Nhờ vậy mà cổ tử cung mới có thể chịu được nhiều cơn co thắt hơn khi chuyển dạ.
Cổ tử cung có thể mở cực lớn trong giai đoạn chuyển dạ, khoảng 10cm. Nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi để em bé ra ngoài. Quá trình này sẽ diễn ra như sau:
- Giai đoạn chuyển dạ sớm hay giai đoạn tiềm ẩn: Cổ tử cung xóa và mở từ 0-3cm.
- Giai đoạn chuyển dạ tích cực: Cổ tử cung mở từ 4-10cm.
- Giai đoạn mở hoàn toàn: Cổ tử cung mở 10cm, em bé chào đời.
2.2. Dấu hiệu nhận biết cổ tử cung mở
Hầu hết những trường hợp, khi cổ tử cung mở, mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu:
- Triệu chứng đầu tiên thường là cơn đau co thắt xảy ra khoảng 30s, khoảng giữa những cơn đau là 5 – 10 phút.
- Dấu hiệu đi kèm đó là xuất hiện chất nhầy ở vùng kín của thai phụ. Nếu tử cung đã mở, chất nhầy này sẽ có lẫn chút màu đỏ của máu.
- Dịch ối rỉ ra từ từ hoặc vỡ ối, thậm chí có nhiều mẹ còn vỡ ối luôn tại nhà. Lúc này, một dòng nước ối khá nhiều sẽ chảy ra từ cơ thể người mẹ qua đường sinh dục.
Khi thấy có những dấu hiệu này, biện pháp tốt nhất là hãy đưa ngay thai phụ đến bệnh viện nhé!
Cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, tử cung mở 1cm vài tuần trước khi sinh mà không có những dấu hiệu chuyển dạ khác như co thắt, ra nhầy hồng âm đạo hay vỡ ối là bình thường. Đây chỉ là một trong những cách cơ thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, không đồng nghĩa bạn sắp chuyển dạ.
Một số trường hợp dưới đây có thể là nguy hiểm khi cổ tử cung đã mở mà không đau bụng:
3. Lưu ý khi cổ tử cung mở
3.1. Nở 1 phân có nên nhập viện?
Cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng vì bạn đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ. Điều này là bình thường nếu bạn chưa xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ khác như bong nút nhầy, ra dịch nhầy hồng âm đạo, vỡ ối.
Khi khám bác sĩ sẽ căn cứ vào cơn go tử cung, tình trạng tim thai, nước ối trên siêu âm, tình trạng xóa mở cổ tử cung. Sau khi khám bác sĩ có chỉ định nhập viện để theo dõi thì nên nhập viện. Nếu chưa chuyển dạ và chưa có dấu hiệu nguy hiểm mà nhập viện sớm sẽ tăng cảm giác chờ đợi mệt mõi và tốn viện phí.
3.2. Cổ tử cung mở 1cm bao lâu thì sinh?
Thời gian từ lúc tử cung mở rộng đến khi sinh con khác nhau ở mỗi thai phụ. Có người từ lúc tử cung mở đến khi sinh con chỉ trong vài giờ, song có người tử cung mở 1-2 cm trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi có quá trình chuyển dạ sảy ra.
Thông thường, phụ nữ lần đầu tiên mang thai, tử cung không mở cho đến khi quá trình chuyển dạ bắt đầu và tiến triển. Với những phụ nữ mang thai từ lần 2 trở lên, tử cung có thể bắt đầu mở rộng từ vài ngày hoặc tuần trước khi có chuyển dạ.
[inline_article id=266323]
3.3. Làm sao để cổ tử cung mở nhanh?
Cổ tử cung mở càng nhanh thì em bé sinh ra sẽ càng dễ dàng hơn. Do vậy, mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp để cổ tử cung mở nhanh hơn như sau:
- Đi bộ thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ: Việc đi bộ sẽ khiến cơ thể người mẹ tập quen với các cơn co thắt nhẹ ở cơ bụng. Khi cơ thể đã làm quen với điều này, các cơn co thắt tử cung sẽ dễ dẫn tới mở cổ tử cung dễ dàng hơn.
- Ăn thực phẩm thúc đẩy chuyển dạ ở những ngày cuối dự sinh.
- Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng
- Kích thích đầu vú cho người mẹ. Việc này giúp mẹ sản sinh oxitocin gây co bóp tử cung; dẫn đến cơn co tử cung chuyển dạ.
- Tiêm thuốc để kích sinh: phương pháp này cần bác sĩ chỉ định và theo dõi tại phòng sinh
[inline_article id=262151]
Hiện tượng cổ tử cung mở 1cm nhưng không đau bụng thường không nguy hiểm. Tuy vậy, mẹ vẫn nên thăm khám với bác sĩ để được theo dõi. Nếu đã có những dấu hiệu chuyển dạ khác đi kèm, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ nhập viện. Trong mọi tình huống, hãy bình tĩnh và làm theo chỉ định từ bác sĩ mẹ nhé!