Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Nhầm lẫn tai hại gây tê tủy sống và gây tê màng cứng

Gây tê tủy sống và gây tê màng cứng là hai thủ thuật sử dụng trong quá trình sinh con hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều mẹ vẫn nhầm lẫn đây là một loại.

Gây tê tủy sống và gây tê màng cứng là 2 phương pháp gây tê giúp mẹ vượt cạn dễ dàng. Tuy nhiên 2 phương pháp gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống hoàn toàn không thể đánh đồng. Nhầm lẫn giữa hai phương pháp này khiến nhiều mẹ chọn lựa sai trong chuyện sinh nở của mình.

Nếu nhất quyết sinh thường tự nhiên thì mẹ phải chọn gây tê ngoài màng cứng. Còn sinh mổ ắt hẳn là gây tê tủy sống. Tráo đổi cho nhau là phản khoa học. Đổi sẽ là đổi luôn cách sinh mẹ nhé!

gây tê tủy sống và gây tê màng cứng
Gây tê tủy sống và gây tê màng cứng áp dụng cho các đối tượng khác nhau

Phân biệt gây tê tủy sống và gây tê màng cứng

Có thể hình dung thêm về sự khác nhau của hai phương pháp gây tê màng cứng và gây tê tủy sống qua bảng dưới đây:

Gây tê màng cứng Gây tê tủy sống
Khái niệm Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng là tiêm thuốc gây tê vào khoang màng cứng. Thuốc thường có hiệu quả sau 10 phút. Gây tê tủy sống các bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê trực tiếp vào dịch não tủy và sẽ có tác dụng ngay gần như ngay lập tức
Cách  dùng
  • Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau trong chuyển dạ tự nhiên hay còn gọi là đẻ không đau. Mẹ có thể yêu cầu ngay lúc nhập viện.
  • Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng thường được tiến hành khi các mẹ đã có dấu hiệu chuyển dạ và cổ tử cung đã mở khoảng  4-5cm
  • Gây tê tủy sống thường được áp dụng khi phẫu thuật mổ lấy thai
  • Kỹ thuật gây tê tủy sống lại được thực hiện theo chỉ định của các bác sĩ khi phẫu thuật mổ lấy thai (tuỳ tình trạng của bệnh nhân) hoặc theo yêu cầu của thai phụ từ ban đầu đẻ mổ chủ động.

 

Nhận biết cơn đau Gây tê ngoài màng cứng cho phép mẹ nhận biết được khi có cơn gò tử cung và vẫn trải qua quá trình rặn đẻ bình thường. Gây tê tủy sống hoàn toàn ngược lại, các mẹ bất động nửa thân dưới trong nhiều giờ dù em bé đã được các bác sĩ nhấc ra khỏi bụng mẹ. Cho đến khi thuốc tê hết tác dụng mẹ mới cảm thấy đau nhức toàn thân.
Thời gian tác dụng của thuốc
  • Thời gian tác dụng của thuốc ngắn. Đặc biệt, thuốc ít tác động lên tim mạch và hệ thần kinh trung ương.
  • Ít gây tổn thương cơ, dây chằng và có thể liệt cơ, suy hô hấp.
  • Thời gian  tác dụng của thuốc dài hơn và có thể tác động lên tim mạch và hệ thần kinh.
  • Ít gây tổn thương cơ, dây chằng. Có thể liệt cơ, suy hô hấp.
[inline_article id=31435]

Những trường hợp không được gây tê ngoài màng cứng

Nếu thuộc 1 trong những trường hợp sau, có thể bà bầu sắp sinh sẽ bị từ chối, không được thực hiện phương pháp đẻ không đau này.

  • Đã và đang dùng thuốc chứa chất làm máu trong thai kỳ.
  • Chất lượng máu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác.
  • Chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc không đạt điều kiện thích hợp cho thủ thuật đẻ không đau, bởi bà bầu rất dễ bị tụt huyết áp đột ngột.
  • Bà bầu bị viêm nhiễm ở vùng lưng.
  • Cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm).
  • Thai phụ bị bệnh lý tim hay gan nặng.
  • bệnh lý về thần kinh , cột sống, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm..

Phương pháp gây tê tủy sống và gây tê màng cứng có thể áp dụng cho hầu hết các bà mẹ sinh tự nhiên. Vẫn còn đó những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu có thể vượt qua được cơn đau đẻ, mẹ nên cân nhắc trước khi yêu cầu sử dụng phương pháp này nhé!

Lâm Phong

Tham vấn y khoa: Bác sĩ chuyên khoa Sản – Thẩm mỹ TẠ TRUNG KIÊN

bác sĩ Tạ Trung Kiên

  • Quá trình học tâp: tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại ĐH Y DƯỢC TP HCM , học phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Y PHẠM NGỌC THẠCH
  • Thâm niên công tác: Khoa sản bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đồng Nai 3 năm
  • Hiện đang cố vấn chuyên môn của phòng khám Sản nhi, cố vấn chuyên môn cho chuỗi phòng khám G-link về các bệnh đường tình dục và công tác tại phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ Thẩm mỹ viện Keangnam Korea TP.HCM.