Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Thai ngôi đầu và những thông tin không thể bỏ qua

Thai ngôi đầu là gì? Bạn biết không ngôi thai quyết định mẹ sẽ sinh thường hay sinh mổ đấy. Ngôi thai thai đầu hay còn gọi là ngôi thuận chiếm hơn 95%, ngôi ngược khoảng 4%, ngôi ngang dưới 1%. Trong đó, 40% ngôi ngược là thai non tháng.

 

thai ngôi đầu 1
Theo thống kê, 95% các mẹ mang thai đều có thai ngôi đầu

Thai ngôi đầu là gì?

Thai ngôi đầu là đáng mừng hay đáng lo? Khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba, ngôi thai đầu được xem là ngôi thai thuận lợi thuận nhất cho việc sinh tự nhiên. Thai nhi ở vị trí này luôn về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về ngực mẹ, tư thế giúp bé dễ dàng chui ra.

Trong những lần khám thai định kỳ, bác sẽ dễ dàng đánh giá được liệu phần đầu có chui ra dễ dàng hay không, từ đó quyết định sớm nên sinh thường hay sinh mổ. Sinh thường hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng thai nhi, khung xương chậu của mẹ…

Các loại thai ngôi đầu

Tùy theo tương quan giữa đầu và thân thai nhi, các chuyên gia phân biệt thai ngôi đầu:

  • Ngôi chỏm: Là lúc thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống phía âm hộ của mẹ.
  • Ngôi trán: Thai nghi gơi ngửa đầu, trục của thai nhi với trục của mẹ. Khi khám cho mẹ bác sĩ chỉ sờ được thóp trước.
  • Ngôi thóp trước: Đầu em bé ngửa lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm.
  • Ngôi mặt: Thai nhi ngửa đầu nhiều nhất, mặt là điểm thấp nhất sẽ ra ngoài trước tiên. Bác sĩ chỉ sờ được cằm khi khám.

Khi nào nhận biết được ngôi thai?

Để biết được có phải thai ngôi đầu hay không? Bạn có thể làm việc này bằng cách khám ngoài và sờ nắn bụng, sau đó xác định lại kết quả thông qua việc thăm khám âm đạo và siêu âm thai. Tư thế xoay đầu xuống dưới: Có thể biết điều này vào tháng thứ 7 của thai kỳ.

 

thai ngôi đầu 3
Từ tuần 28, bác sĩ có thể cho mẹ biết ngôi thai thuận hay ngược

Nếu thai thuận, bụng sẽ có hình  ôvan, kéo từ trên xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu. Ở phần trên tử cung, bác sĩ sẽ thấy được mông thai nhi (to và mềm), ở phần dưới tử cung là đầu (tròn và cứng), hai bên sườn là lưng và tay chân của bé.

[inline_article id=5241]

Ngôi thai đầu hạ vị là gì?

Ngôi thai này có nghĩa là em bé đã xoay đầu xuống phía hạ vị, thành ngôi thai thuận hoặc gọi là ngôi đầu – có thể theo dõi để sanh ngả cô bé khi vào chuyển dạ. Đây là dấu hiệu tốt.

Thai ngôi đầu thế trái là gì?

Thế trái hay thế phải là do tương quan giữa điểm mốc của ngôi với bên phải hoặc bên trái khung chậu người mẹ.

Các tư thế của thai nhi trong bụng mẹ theo từng giai đoạn thai kỳ

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Nước ối nhiều, tử cung rộng nên thai nhi có thể nằm xoay chuyển theo các hướng khác nhau.
  • 3 tháng giữa: Lúc này, cổ tử cung bắt đầu to ra, đáy tử cung rộng phù hợp với thai lúc này có phần đầu to hơn mông nên thai thường ở tư thế ngược.
  • 3 tháng cuối: Thai uốn cong lưng, hai đùi và cẳng chân gấp lại cùng với khối mông khiến phần dưới trở nên to hơn phần đầu, vì thế thai quay đầu xuống dưới để mông quay lên phía đáy tử cung.

Ngôi thai ngược là gì?

Ngôi thai ngược hay còn gọi là ngôi mông, thai nhi có tư thế ngược với ngôi thai đầu. Ngôi thai gây khó sinh, do tình trạng thai nhi nằm vắt ngang qua tử cung với phần lưng hoặc vai quay xuống dưới cổ tử cung. Nếu là ngôi ngang thì không thể sinh thường theo ngả âm đạo, bắt buộc phải mổ lấy thai.

Ngôi thai bất thường là gì?

Với thai dưới 28 tuần chưa xác định được ngôi thai, gọi là ngôi bất thường. Sau 28 tuần, thai lớn dần, theo trọng lực và sự bình chỉnh của thai, đầu thai nhi xoay dần xuống dưới về phía khung chậu. Thai 32 tuần ngôi đầu, bạn đã kiểm tra chưa? Nếu chưa thì tiến hành ngay để biết bạn nhé!

[inline_article id=2459]

Những nguyên nhân khiến ngôi thai bất thường

Có nhiều lý do khác nhau khiến ngôi thai bất thường. Có thể bắt đầu từ những bất thường của cơ thể mẹ, của thai hoặc phần phụ của thai. Cụ thể:

  • Do hình dạng tử cung, xương chậu của mẹ bất thường
  • Mẹ bị nhau tiền đạo, u xơ tử cung, khối u tử cung chèn ép làm em bé không xoay đầu
  • Thai nhi bị dị tật như có khối u, đầu to, bụng to
  • Thai to quá cũng khó xoay đầu hoặc nhỏ quá thai không đủ sức để bình chỉnh tư thế.
  • Dây rốn quá ngắn, quá dài hoặc quấn cổ, vị trí nhau bám không bình thường…

Khám thai định kỳ thường xuyên mẹ có thể biết được thai ngôi đầu hay thai bất thường và nguyên nhân bắt đầu từ đâu. Điều quan trọng là tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

So với con so, con rạ thường sinh sớm hay muộn?

Nhà có hai anh/chị – em luôn là mang lại nhiều niềm vui bất ngờ cho cha mẹ. Quyết định sinh thêm con cũng được coi là “dũng cảm” của nhiều bà mẹ hiện đại, bởi nuôi con thời nay không hề dễ dàng. Vậy con rạ thuồng sinh sớm hay muộn, dấu hiệu sinh có giống như con so hay không? Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé.

Con rạ là gì?

Con rạ là những đứa con được sinh sau con đầu lòng, con rạ còn gọi là con thứ. Theo cách hiểu đơn giản nhất, con so là em bé đầu tiên được sinh ra sau khi vợ chồng kết hôn. Trong các phong tục dân gian thì con so được trở thành người con trưởng, con rạ là con thứ.

con rạ thường sinh sớm hay muộn 1
Con rạ là gì? Đơn giản là con sinh sau con đầu thôi!

Con rạ thường sinh sớm hay muộn?

Mang thai con so hay con thứ thì một thai kỳ khỏe mạnh thường có thời gian là 9 tháng 10 ngày. Tuy cách tính toán này không hoàn toàn chính xác. Dù đã có kinh nghiệm sinh con so đầy mình nhưng mẹ cũng không nên quá chủ quan.

Một thai kỳ bình thường sẽ có thể kéo dài từ 38 đến 40 tuần thai từ. Con so thường sinh sớm, con rạ cứ đủ ngày đủ tháng là sinh thôi!

Dấu hiệu chuẩn bị sinh con rạ

Các dấu hiệu sắp sinh con rạ khá giống với con so, có khác chăng là tâm trạng của mẹ đã bớt lo lắng hồi hộp hơn trước và cảm nhận rõ rệt hơn từng chuyển biến khác lạ.

Những dấu hiệu sắp sinh con rạ dưới đây sẽ giúp cho các mẹ có thêm sự chuẩn bị tốt nhất trước ngày “chiến đấu”:

Bụng bầu tụt xuống thấp

Khác với lần đầu mang thai, xương chậu trong lần chuẩn bị sinh con rạ đã có sự giãn nở vừa đủ nên mẹ dễ dàng cảm nhận dấu hiệu này. Cách đơn giản nhất là dùng tay áp vào phần ngực của nếu như phần ngực không chạm được với phần bụng thì chắc chắn thai nhi đã bị tuột sâu xuống dưới. Mẹ nên nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn lần thứ 2 này. 

Đau lưng dưới

Đây là dấu hiệu thường dễ nhận thất nhất với các mẹ sắp sinh, dù là con rạ hay con so. Gần tới lúc chuyển dạ,  vào giai đoạn sắp sinh phần lưng dưới của thai phụ sẽ bị đau nhức rất dữ dộ vì khi ấy thai nhiđã khá nặng và tụt xuống dưới  góp phần tạo áp lực cho phần lưng. Nếu đã có kinh nghiệm thì lúc này nên đến bệnh viện ngay mẹ nhé.

Vỡ nước ối

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, vỡ nước ối là dấu hiệu sinh học chính xác nhất cho biết mẹ sắp sinh rồi. Nước ối trà ra ào ạt thì không lâu sau bé sẽ chào đời. Nếu không được đỡ đẻ kịp còn nguy hiểm tới tính mạng người mẹ.

Ra máu báo

Gần sinh, phần dịch được tiết ra từ âm đạo sẽ nhiều và đặc hơn bình thường. Nút dịch nhầy ở cổ tử cung bong ra kèm theo một chút máu mà nhiều người vẫn hay gọi là “máu báo”.

con rạ thường sinh sớm hay muộn 2
Những cơn đau co thắt tử cung vẫn chẳng hề suy giảm so với lần sinh đầu chút nào!

Co thắt tử cung

Những cơn co thắt tử cung luôn là nỗi ám ảnh với mẹ chọn phương pháp sinh tự nhiên. Khi phát hiện những cơn co thắt tử cung mạnh mẽ, kéo dài khoảng 1 phút và lặp lại liên tục thì đã đến lúc bé sắp ra đời. So với dấu hiệu sắp sinh con so thì cơn đau này ở con rạ sẽ không còn làm cho phụ nữ trở nên bỡ ngỡ.

[inline_article id=176331]

Sinh con rạ có nhanh không?

Thông thường sinh con rạ nhanh hơn con so. Lần sinh đầu utieen thường kéo dài 12 tiếng nhưng trung bình lần thứ 2 chỉ kéo dài khoảng 8 tiếng.

Lý do ư? Bởi vì quá trình đau đẻ của mẹ có xu hướng nhanh hơn nên nó sẽ không kéo dài quá lâu và bởi vì âm đạo của bạn bây giờ đã co giãn tốt hơn nên đẩy em bé ra nhanh hơn. Tuy nhiên, những cơn đau sẽ không vì thế mà giảm bớt nhé.

Con rạ và con so – con nào thông minh hơn?

Đề tài được nhiều bà mẹ bàn tán chính là ” Con so và con thứ, con nào thông minh hơn?’. Tất cả chỉ là phỏng đoán vì không có một cơ sở khoa học nào cho rằng con rạ  thông minh hơn con so. Bé có thông minh, một phần nhờ vào chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ.

Mẹ nên có chế độ dinh dưỡng khoa học trong suốt quá trình mang thai để mẹ có đủ dưỡng chất quý cho bé phát triển khỏe mạnh cả thể chất lẫn trí tuệ.

[inline_article id=143679]

Con rạ thường sinh sớm hay muộn so với ngày dự sinh? Câu trả lời là phụ thuộc vào bé thôi, chỉ có những cơ sở khoa học tính mức trung bình, không chính xác hoàn toàn với tất cả các mẹ nhé! Cứ vững tâm chờ ngày có dấu hiệu sinh mẹ nhé!

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Chi phí đi đẻ từ siêu rẻ tới siêu đắt, mẹ chọn bệnh viện nào?

Không phải chỉ bệnh viện Quốc tế mới có khu chăm sớc đặc biệt và dịch vụ phục vụ chuyên nghiệp như khách sạn 5 sao mà tại các bệnh viện phụ sản công uy tín, chi phí đi đẻ của gia đình cao thì sản phụ cũng nhận được sự nhiệt tình từ nhân viên và nhiều tiện ích khác.

Với phụ nữ hiện đại, lựa chọn mang thai một lần không phải là ít, nhu cầu sinh một con để nuôi dạy tốt trong thời buổi kinh tế thị trường cũng là hợp lý. Chính vì vậy chị em sẵn sàng chi tiền cho một lần sinh nở cao cấp. Nắm bắt được tâm lý này, các bệnh việc từ công từ Quốc tế đều đầu tư nâng cấp dịch vụ sau sinh. Cùng MarryBaby điểm danh một số bệnh viện có chi phí sinh tốt nhất hiện nay.

chi phí đi đẻ 1
Tùy vào mức chi phí bỏ ra mà mẹ có thể thoải mái lựa chọn các dịch vụ sinh tại bệnh viện

Bệnh viện Từ Dũ

Nếu có bảo hiểm y tế, chi phí sinh tại bệnh viện Từ Dũ có thể dao động trong mức giá sau:

  • Sinh thường: Từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng
  • Sinh mổ: 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng

Đây là chi phí nếu mẹ lựa chọn nằm giường do bệnh viện sắp xếp. Nếu đăng ký phòng dịch vụ và đăng ký sanh, mổ dịch vụ, tiền công sanh, mỗi dịch vụ sẽ cộng thêm riêng.

  • Tiền công sanh thường dịch vụ là 1.500.000 đồng và tiền công sanh mổ dịch vụ là 2.500.000 đồng.
  • Dịch vụ sinh gia đình cho người nhà vào cùng sản phụ khi sản phụ lên bàn sinh chi phí thêm khoảng: 2.500.000 đồng – 3.000.000 đồng.
  • Chi phí phòng nằm dịch vụ tai Từ Dũ có giá từ 200.000 đồng – 2.000.000 đồng.

Mẹ có thể tham khảo các loại phòng dịch vụ tại tầng trện khu H của bệnh viện khi đến khám thai định kỳ.

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM

Bệnh viện Hùng Vương

Đây là bệnh viện được nhiều sản phụ tin chọn vì có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, có thể xử lý tốt các ca sinh khó. Chi phí sinh ở đây cũng khá tốt:

  • Sinh thường: 4.500.000 đ đồng – 10.000.000 đồng, bao gồm công đỡ sinh, viện phí, tiền phòng…
  • Sinh mổ: 8.100.000 đồng – 15.500.000 đồng nếu sinh mổ\, bao gồm công đỡ sinh, viện phí, tiền phòng…
  • Phòng dịch vụ 2 giường/phòng/ngày: 300.000 đồng
  • Chi phí mũi tiêm gây tê ngoài màng cứng: 800.000 đồng

Địa chỉ: 128 Hùng Vương, Phường 12, Quận 5, TP. HCM

Bệnh viện Phụ sản MêKông

Trong những năm gần đây, rất nhiều sản phụ chọn bệnh viện Phụ sản MêKông là nơi khám thai và sinh nở bởi dịch vụ Quốc tế và giá cả phải chăng.

  • Sinh thường nằm phòng giá khoảng 1.300.000 đồng: Giá khoảng  9.000.000 đồng chưa bao gồm gây tê màng cứng và may thẩm mỹ tầng sinh môn. Mỗi dịch vụ cộng thêm trên dưới 2.000.000 đồng. Sinh mổ giá 17.000.000 đồng
  • Sinh thường nằm phòng khoảng 1.600.000 đồng: Giá khoảng 10.000.000 đồng cũng chưa bao gồm dịch vụ gây tê màng cứng và may thẩm mỹ tầng sinh môn. Sinh mổ giá 19.000.000 đồng.

Mẹ cũng có thể lựa chọn các loại phòng khác với mức giá tham khảo:

  • Phòng Vip loại 2 giường có phòng khách: 2.000.000 đồng
  •  Phòng Vip loại 2 giường: 1.500.000 đồng -1.600.000 đồng
  • Phòng Vip loại 1 giường: 1.100.000 đồng -1.300.000 đồng
  • Phòng lớn loại 2 giường: 900.000 đồng
  • Phòng thường loại 2 giường: 600.000 đồng
  • Phòng thường loại 3 giường: 400.000 đồng

Địa chỉ: 243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Q.Tân Bình, TP.HCM

Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn 

Với sản phụ có phân khúc thu nhập cao có thể lựa chọn bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn. Bệnh viện chỉ có khoảng 120 giường nhưng phòng nào cũng chuẩn “5 sao” cung cách phục vụ tại đây cũng rất chu đáo, y bác sĩ tận tình…

  • Chi phí sinh thường: 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng
  • Chi phí sinh mổ khoảng: 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng
  • Tiền phòng dao động: từ 500.000 đồng – 2.000.000 đồng /ngày.

Địa chỉ: 63 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM

chi phí đi đẻ 2
Sinh con tại bênh viện Quốc tế không còn là lựa chọn hiếm hoi nữa mà ngày càng phố biến

Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc

Đây là bệnh viện nhiều sao việt lựa chọn làm nơi sinh con đầu lòng. Chi phí ở đây khá đắt đỏ. Khi đi sinh đa phần sản phụ sẽ chọn gói sinh bao gồn viện phí, tiền phòng, chi phí dịch vụ khác theo yêu cầu.

Gói sinh tham khảo:

  • Gói Vuông Tròn  trị giá từ 13.700.000 đồng
  • Gói Hạnh Phúc trị giá từ 22.600.000 đồng
  • Gói Viên Mãn trị giá từ 28.000.000 đồng

Bảng giá phòng tham khảo

Sinh thường: 2 đêm

  • Phòng 4 giường – 17.000.000 đồng
  • Phòng 2 giường – 19.000.000 đồng
  • Phòng đơn – 22.000.000 đồng
  • Phòng hạng sang – 25.000.000 đồng
  • Phòng VIP – 30.000.000 đồng

Sinh mổ: 3 đêm

  • Phòng 4 giường – 25.000.000 đồng
  • Phòng 2 giường – 26.000.000 đồng
  • Phòng đơn – 30.000.000 đồng
  • Phòng hạng sang – 35.000.000 đồng
  • Phòng VIP – 40.000.000 đồng

Địa chỉ: Đại Lộ Vĩnh Phú,, QL13, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương

[inline_article id=180291]

Chi phí đi đẻ của mỗi mẹ là khác nhau. Tùy vào nhu cầu cũng như mức tiền của mỗi gia đình mẹ có thể lựa chọn dịch vụ tốt nhất cho lần vượt cạn của mình. Dù là siêu đắt hay bình dân thì quan trọng nhất là mẹ tròn con vuông mẹ nhé!

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Trước khi sinh mổ, ăn ít cháo loãng cũng đe dọa tính mạng thai phụ

Sinh mổ là cuộc đại phẫu quan trọng, tác động rất lớn đến sức khỏe của thai phụ cũng như thai nhi trong bụng. Do vậy, các bác sĩ luôn dặn dò rất kỹ lưỡng việc không được ăn bất kỳ loại thức ăn nào trước khi lên bàn sinh.

Sinh mổ an toàn

Ăn uống trước khi sinh mổ, nguy hiểm khó lường

Một chia sẻ trên Facebook gần đây gây xôn xao cho các mẹ bầu. Một mẹ bầu kể lại chuyện chị chứng kiến khi đi sinh con:

“Em vừa sinh con được 1 tuần các mẹ ạ, sinh mổ. Hôm bữa đó cùng sinh với em có 3 mẹ nữa. Em mổ đầu tiên nên được chuyển ra phòng hậu sản sớm nhất.

Khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ sau thì 2 mẹ kia cũng ra. Ai nấy đều được nằm cạnh con yêu, cố gắng kích sữa về sớm cho con bú. Nằm mãi mà không thấy mẹ còn lại chuyển vô.

Em đâm thắc mắc, không biết mẹ ấy có chuyện gì không mà lâu thế, hay là chờ không nổi nên đẻ thường rồi được chuyển qua phòng khác luôn.

Đang nằm lơ mơ ngủ thì má chồng em đi mua một ít đồ trở vào. Má chồng em mặt biến sắc, chắp miệng, chắp lưỡi kể:

– Con bé mặc đầm hồng lúc sáng đợi mổ cùng con á, nhớ không? Nó chết rồi. Má nghe mà nổi hết cả da gà…Nghe y tá bảo đang mổ bị trào ngược dạ dày, tràn dịch màng phổi gì á, mà bị nặng không trở tay kịp, chỉ mổ bắt được em bé thôi, 3,6 kg, đang bú nhờ người khác ngoài kia kìa.

Đúng là ghê thật. Không biết tại sao mẹ ấy lại bị trào ngược dạ dày, tràn dịch màng phổi dẫn đến bi kịch như vậy. Đến chiều bác sĩ vô khám kể chuyện em mới biết đấy các mẹ. Mẹ ấy sức khỏe hoàn toàn bình thường, được chỉ định sinh mổ vì đến ngày mà thai không chịu quay đầu cộng với kích thước quá to mà khung xương chậu lại hẹp.

Trước ngày mổ, bác sĩ có dặn mẹ ấy không được ăn uống gì trong 6 – 7 tiếng trước khi lên bàn mổ. Mẹ ấy nhớ nhưng vì lịch mổ quá trưa (sau em và 2 mẹ nữa lận) nên mẹ ấy đói bụng cồn cào. Mà các mẹ biết đấy, bà bầu mà đói bụng thì không tài nào chịu nổi.

Mẹ ấy mới cùng chồng ra trước cổng bệnh viện ăn tạm bát cháo thịt bằm. Mẹ ấy cũng sợ nên dặn bà bán cháo múc ít cái nhiều nước, loãng loãng vậy, ăn vô một hồi đi tiểu thì hết chắc không sao. Thế là cứ yên tâm chén tì tì.

Một hồi sau, chuẩn bị mổ bác sĩ hỏi lại sớm giờ có ăn gì không, mẹ ấy sợ bị quở trách, với lại đinh ninh đã tiêu hóa hết bát cháo loãng rồi nên nói dối là không ăn gì hết trơn. Bác sĩ bắt tay vào gây tê nửa thân dưới, gắn dây oxi hỗ trợ thở rồi mổ. Đang mổ, mẹ ấy bị tác dụng phụ của thuốc gây tê nên buồn nôn, ói liên tục.

Vì đang ở tư thế nằm ngửa nên dịch dạ dày và cháo ăn lúc nãy chưa tiêu hết nôn ra bị hít ngược vào phổi. Dịch và thức ăn ở dạ dày khi tràn vào phổi sẽ làm tổn thương phổi và gây ra các phản ứng viêm nhu phổi cấp tính.

Hít chất dịch có axit từ dạ dày làm biểu mô phế nang phù nề và tiết dịch gồm albumin, fibrin, mảnh vụn tế bào và hồng cầu.

Mẹ này bị tổn thương phổi nặng và sự việc diễn ra quá nhanh, quá bất ngờ, đang mổ lấy thai nữa nên các bác sĩ mặc dù đã cố gắng hết sức vẫn không thể cứu nổi. Cuối cùng, chỉ có thể nhanh chóng đưa đứa con ra ngoài để bé khỏi ngộp mà thôi.

Các bác sĩ đã rất sốc khi thấy mẹ ấy bị tai biến nặng đến như vậy, rõ ràng họ đã hỏi kĩ mẹ ấy có ăn gì trước lúc mổ không, chị ấy chắc chắn là không, vậy mà dịch dạ dày và cả các hạt cháo nữa ở đâu trào lên rất nhiều.

Đó là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người mẹ trẻ này. Cuối cùng, mẹ ấy vĩnh viễn không được nhìn thấy con yêu chào đời. Đứa con thơ còn đỏ hỏn ra đời mà thiếu hơi ấm và dòng sữa ngọt lành của mẹ. Chua xót biết nhường nào!”

Sau khi đăng tải câu chuyện đã được chia sẻ chóng mặt. Nhưng đây không phải lần đầu tiên xảy ra vụ  việc này. Trước đó, ngày 17-5-2017, chị Vũ Thị Trà Mi (xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương) trở dạ khi đang mang thai ở tuần thứ 40 và được gia đình đưa tới Bệnh viện đa khoa huyện Bình Giang để sinh mổ. 7h5, gia đình Mi ra bệnh viện đẻ. Trước đó cháu hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống bình thường. Khoảng 8 giờ, cháu được đưa vào phòng mổ. Sau 10 phút đứng ngoài chờ đợi, các bác sĩ chạy nháo nhào với những dấu hiệu bất thường. Khoảng hơn 2 tiếng, bác sĩ thông báo Mi phải chuyển lên bệnh viện tỉnh để cấp cứu. Khi đó, thai phụ đã bất tỉnh hoàn toàn, người tím tái.

Anh Vũ Đình Thà (chồng sản phụ) cho biết bác sĩ giải thích tình trạng vợ anh là do: “Sản phụ ăn quá no, nghi do sốc phản vệ”. Đây là lời cảnh tỉnh cho tất cả các mẹ bầu, đừng xem thường việc ăn trước khi sinh kẻo nguy hiểm sức khỏe cả mẹ và con

[inline_article id=150346]

Trước khi sinh mổ cần chuẩn bị những gì?

Kinh nghiệm của các mẹ bầu là nên nhịn ăn trước khi sinh, kể cả sinh thường hay sinh mổ. Khi sinh thường, các mẹ có thể bị chuyển qua cho mổ đẻ nếu bác sĩ phát hiện nhau quấn cổ, thiếu ối, thai có điều bất thường…

Sinh mổ
Tuyệt đối tuân thủ những khuyến cáo của bác sĩ là cách tốt nhất giữ an toàn cho cả mẹ và con

Tuyệt đối tránh ăn

Quá trình mổ sinh hay phẫu thuật đều phải gây mê, gây tê. Nếu không chịu nỗi con đói bụng, ăn lót dạ bất kỳ thứ gì trước khi sinh 6-7 tiếng đều gây nguy hiểm. Thức ăn trong dạ dày trào ngược vào phổi. Biến chứng mẹ bầu phải chịu là tím tái, thở khò khè, co thắt phế quản, phù phổi, có thể gây đột tử do biến chứng của phổi…

Trường hợp đã lỡ ăn, mẹ bầu nrn phụ. ên nói thật với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ lùi giờ mổ. Trường hợp khẩn cấp, bác sĩ mở ống thông dạ dày để không gây sặc, trào ngược dạ dày cho sản phụ.

Các lưu ý khác

  • Chuẩn bị các vật dụng cần thiết: Mổ thường lưu lại bệnh viện khoảng 3 ngày. Mổ đẻ ở lại 5-7 ngày cho bác sĩ theo dõi và cắt chỉ. Mẹ nên chuẩn bị đủ đầy vật dụng như băng vệ sinh cỡ đại, tấm trải vệ sinh, phòng trường hợp băng vệ sinh bệnh viện cấp sử dụng hết. Các vật dụng chăm sóc mẹ bầu như khăn sạch, vớ, tấm lót sữa, máy hút sữa…
  • Cạo lông vùng kín sạch sẽ: Nhân viên bệnh viện sẽ dọn lông vùng kín cho bệnh nhân sạch sẽ trước khi sinh mổ. Nếu ngại, bạn nên làm việc này ở nhà trước khi chính thức bước lên bàn mổ.
  • Mang tất cả hồ sơ khám thai và hồ sơ sức khỏe cá nhân, giúp bác sĩ dễ theo dõi lịch sử thai kỳ của bạn. Đặc biệt, nếu bạn có vấn đề sức khỏe hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh mạn tính nên nói rõ cho bác sĩ biết trước khi bước vào quá trình sinh mổ.

[inline_article id=88776]

Những lời khuyên trên không bao giờ thừa khi bạn chuẩn bị sinh mổ. Sự cẩn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt lời dặn dò của bác sĩ giúp bạn khỏe mạnh đón con yêu chào đời.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

4 bệnh viện cho phép chồng “vượt cạn” cùng vợ

Không còn cảnh một mình đối diện với những cơn đau đẻ, không còn cảnh một mình mẹ sinh con mà không có chồng và người thân bên cạnh và cũng không còn phải quan tâm đến tâm trạng đứng ngồi không yên không biết vợ đã sinh chưa, có đau đớn lắm không… hiện nay các bệnh viện đã cung cấp dịch vụ phòng sinh gia đình để chồng vượt cạn cùng vợ.

Vẫn còn nhiều cặp vợ chồng chưa biết đến dịch vụ này của các bệnh viện và cũng chưa nhiều bệnh viện thông tin về việc cho phép người thân vào phòng sinh cùng sản phụ nhưng không phải là không có. Vậy bệnh viện nào cho chồng vào phòng sinh cùng vợ? Bệnh viện công có Từ Dũ với giá khá “mềm”, còn một số bệnh viện Quốc tế khu vực TP. HCM thì khi mua thai sản trọng gói mẹ thường tặng kèm dịch vụ người thân vào phòng sinh.

Gói sinh dịch vụ gia đình tại Bệnh viện Từ Dũ

Chi phí sinh dịch vụ gia đình hiện tại khoảng 4.500.000 đồng.

Chi phí trên chưa bao gồm tiền thuốc và tiền phòng nằm sau sinh (giá từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng/phòng/ngày – tùy theo loại phòng bạn chọn, bạn sẽ được tư vấn về số lượng người 1 phòng cùng với giá phòng tại quầy chăm sóc khách hàng).

bệnh viện nào cho chồng vào phòng sinh cùng vợ
Gói sinh gia đình tại bệnh viện Từ Dũ được đánh giá cao từ các mẹ bầu

Với dịch vụ sinh gia đình, khi bạn vào phòng chuẩn bị sinh thì chỉ có thể chọn 1 trong những người thân của mình để cùng bạn trải qua cuộc vượt cạn.

Bệnh viện Từ Dũ hiện có nhiều khu khác nhau nên khi đăng ký lấy phòng khu nào thì bạn phải đóng tiền phòng tạm ứng trước, tùy theo sinh thường hay sinh mổ mà sẽ thu bao nhiêu ngày (sinh thường 3 ngày, sinh mổ 5 ngày).

Bệnh viện nào cho chồng vào phòng sinh cùng vợ? Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec

Khi lựa chọn các gói thai sản trọn gói, mỗi mẹ bầu đều được quyền lựa chọn một người thân cùng vượt cạn. Người được ưu tiên số một chính là các ông bố. Bố ở bên lúc em bé chào đời sẽ giúp mẹ yên tâm và tự tin vượt cạn. Khi các ông bố được trải nghiệm giờ phút thiêng liêng đó thì niềm vui đón chào thành viên mới được nhân lên gấp bội và trở thành ký ức không thể quên của hai vợ chồng.

Gói sinh tham khảo:

  • Thai sản trọn gói khi khám từ tuần thứ 12 tuần: Sinh tường từ 28.000.000 đồng; Sinh mổ từ 40.000.000 đồng.
  • Sinh trọn gói 1 (theo dõi từ tuần thứ 27): Sinh thường từ 23.000.000 đồng; Sinh mổ từ 34.000.000 đồng
  • Sinh trọn gói 2 (theo dõi từ tuần 36): Sinh thường từ 22.000.000 đồng, sinh mổ từ 31.000.000 đồng.
  • Sinh trọn gói 3 (theo dõi từ tuần 38-40): Sinh thường từ 18.000.000 đồng, sinh mổ từ 28.500.000 đồng.

[inline_article id=179023]

Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vũ Anh

Đây là một bệnh viện có khoa phụ sản khá nổi tiếng tại TP. HCM. Lựa chọn gói sinh tại đây mẹ sẽ được hưởng trọn các dịch vụ sau:

  • Khám thai trước sinh
  • Siêu âm thai, theo dõi tim thai và cơn gò bằng monitoring
  • Bộ xét nghiệm tiền phẫu
  • Sàng lọc sau sinh cho bé (G6PD+TSH+17-OHP)
  • Chích ngừa cho bé (Lao, VitK, viêm gan siêu vi B)
  • Vật tư tiêu hao và thuốc cho mẹ và bé
  • Dịch vụ phòng (Bao gồm 3 bữa ăn chính/ngày và tiện nghi theo dịch vụ phòng)
  • Vật lý trị liệu cho bé và xông hơ cho mẹ.
  • Miễn phí một thân nhân ở lại

Chi phí các gói sinh tại đây như sau:

Sinh thường (nằm viện 3 ngày)

  • Phòng đôi (giường đơn) – 15.000.000 đồng
  • Phòng đôi (bao phòng) – 18.000.000 đồng
  • Phòng đơn – 18.000.000 đồng
  • Phòng VIP – 20.000.000 đồng

Sinh mổ (nằm viện 5 ngày)

  • Phòng đôi (giường đơn) – 26.000.000 đồng
  • Phòng đôi (bao phòng) – 31.000.000 đồng
  • Phòng đơn – 30.500.000 đồng
  • Phòng VIP – 34.000.000 đồng

Chia sẻ về một lần sinh mổ tại đây, một sản phụ cho biết: Với phòng sinh gia đình, chồng cô ở ngay bên cạnh, nắm chặt tay động viên và tiếp thêm sức mạnh để cả hai cảm nhận trọn vẹn hạnh phúc trong giây phút đón đứa con đầu lòng.

Đặc biệt ngay sau sinh, mẹ được xông hơi bằng dung dịch sát khuẩn với công nghệ hiện đại và được sấy khô, khử trùng bằng tia hồng ngoại giúp giảm đau, phù nề và tụ máu vùng tầng sinh môn.

Bệnh viện nào cho chồng vào phòng sinh cùng vợ? Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc

Lựa chọn các gói sinh tại bệnh viện Hạnh Phúc, mẹ hoàn toàn yên tâm vào chất lượng phục vụ cao cấp. Đây cũng là bệnh viện được nhiều sao Việt lựa chọn đón con đầu lòng. Giá phòng sinh tại bệnh viện cho phép người thân vào:

Sinh thường

  • Phòng đơn – 22.000.000 đồng
  • Phòng hạng sang – 25.000.000 đồng
  • Phòng VIP – 30.000.000 đồng

Sinh mổ

  • Phòng đơn – 30.000.000 đồng
  • Phòng hạng sang – 35.000.000 đồng
  • Phòng VIP – 40.000.000 đồng
vượt cạn 2
Trang thiết bị hiện đại cũng những dịch vụ ngàn đô giúp mẹ bầu hoàn toàn thoái mái khi sinh con tại Hạnh Phúc

Tại bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, các khoản chi phí cho dịch vụ sinh sẽ bao gồm:

  • 3 bữa chính và 1 bữa phụ cho mỗi ngày
  • Dịch vụ điều dưỡng chăm sóc 24/24
  • Bác sĩ Sản và Nhi thăm khám
  • Chăm sóc dưỡng nhi (12 tiếng/ngày)
  • Chi phí tiêm vitamin K và ngừa lao
  • Phí sinh/phòng mổ
  • Vật tư y tế và chi phí thuốc (giảm đau, dịch truyền cơ bản 24 giờ, thuốc co bóp tử cung…)
  • Một người thân ở lại

Sau khi sinh, sản phụ được phục vụ thoải mái như ở nhà, tới bữa cơm, thích ăn món gì thì gọi, có người bưng vào tận giường. Chồng khi “vượt cạn” cùng vợ cũng có tặng kèm xuất ăn nên khi lựa chọn sinh tại đây chỉ cần đi “người không” là được mẹ nhé!

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, có đáng lo?

40 tuần thai là khoảng thời gian thai nhi hình thành, phát triển và chào đời nhưng không phải mẹ nào cũng sinh đúng như ngày dự sinh. Thông thường ngày sinh sẽ chênh lệch với thời gian dự kiến khoảng từ 1-2 tuần. Vì vậy, nếu đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Vì sao đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Cách tính ngày dự sinh chuẩn nhất của bà bầu được thông thường dựa vào ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của thai kỳ. Vì vậy, khi thông tin càng chính xác thì khả năng sinh đúng thời gian dự kiến sẽ càng cao. Nhưng thường phụ nữ không để tâm đến vấn đề này, đôi khi không biết mình mang thai vào lúc nào nên dẫn đến sự sai sót trong quá trình tính toán. Thậm chí có trường hợp ngày sinh chênh lệch lên đến đến 4 tuần so với dự kiến.

đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ
Siêu âm thai càng sớm càng dễ xác định được ngày dự sinh chuẩn xác

Bên cạnh đó, việc siêu âm thai càng sớm ngay từ khi bắt đầu có thai càng giúp xác định được ngày dự sinh một cách chính xác. Thông thường nhất là trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, siêu âm càng trễ thì xác suất tính ngày dự sinh càng sai sót.

Chính vì vậy, nếu đã đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bạn không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Hay buộc phải có sự can thiệp của bác sĩ để thực hiện phương pháp sinh mổ.

Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ kéo dài từ 37-41 tuần, trẻ sinh ra trong thời gian này được gọi là trẻ sơ sinh đủ tháng. Nhưng trường hợp thai kéo dài quá lâu đến 42, 43 tuần thì mẹ cần đặc biệt lưu ý.

[inline_article id=24299]

Xử lý khi thai 40 tuần chưa chuyển dạ

Nếu mẹ vẫn chưa thấy có dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mặc dù đã đến ngày sinh thì cũng không nên quá lo lắng mất bình tĩnh, có thể do dự đoán ngày dự sinh bị không đúng. Tuy nhiên, trường hợp quá ngày sinh hơn 1 tuần thì tốt nhất mẹ cần đi khám bác sĩ thường xuyên hơn.

Theo dõi sự phát triển và an toàn của thai nhi bằng biện pháp siêu âm từ 5-7 ngày một lần hoặc thực hiện các cuộc kiểm tra khác. Nếu tình trạng tốt bác sĩ có thể khuyên bạn nên đợi thêm vài ngày để có cuộc sinh nở tự nhiên. Nhưng nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng của mẹ và bé thì bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.

Có thêm một biện pháp nữa đó là kích thích chuyển dạ khởi phát hay còn gọi là đẻ chủ động. Các chuyên gia sẽ cho me dùng một số loại thuốc nhằm giúp cơ thể tạo nên các cơn chuyển dạ để sinh thường.

[inline_article id=77948]

Nguy cơ khi thai quá tuổi

Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bắt đầu tính từ tuần thứ 41 trở đi nếu chưa sinh bé yêu có thể gặp một số nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển thậm chí là tử vong, mẹ cần thận trọng về vấn đề này.

Theo đó, trường hợp nhau thai đang già đi nó có thể làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của bé. Nếu nhau thai vẫn hoạt động bình thường thai nhi có thể sẽ phát triển quá lớn gây khó khăn cho việc sinh đẻ.

Sau 42 tuần nguy cơ suy thai và thai chết lưu sẽ tăng lên đáng kể đặc biệt đối với người lần đầu mang thai. Bé có thể bị nhiễm trùng nếu chất lỏng từ trong túi ối bị rò rỉ ra ngoài hoặc bị vỡ túi ối. Chưa kể đến việc thai quá tuổi có thể bị hít phải phân su gây khó thở rất nguy hiểm.

Lượng nước ối bắt đầu giảm dần khi thai nhi phát triển lớn hơn, môi trường bên trong tử cung trở nên chật hẹp không đủ cho bé.

Tóm lại, khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ là tình trạng thường hay gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Vì vậy, mẹ không cần lo lắng quá nhiều và để yên tâm hơn, đảm bảo hơn mẹ cần thường xuyên đi khám thai. Việc này giúp sớm phát hiện những biến chứng khác thường có thể xảy ra đồng thời, có hướng xử trí sớm và kịp thời.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Biến chứng gây tê tủy sống và những tác hại không thể coi thường

Sản phụ bị nhau tiền đạo, nhau bong non, tiền sản giật, sản giật đều không được dùng phương pháp gây tê tuỷ sống. Biến chứng gây tê tủy sống được ghi nhận, đưa đến nhiều tai biến: Tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng…

Biến chứng gây tê tủy sống không thể coi thường

Gây tê tủy sống: Nhiều lợi lắm hại

Phương pháp gây tê tủy sống khi sinh mổ là phương pháp gây tê vùng, từng được khen là phương pháp hiện đại giúp sản phụ bớt đau đớn. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào vùng dịch não tủy ở vị trí giữa lưng để gây tê cục bộ. Sản phụ vẫn tỉnh táo, nhịp tim và huyết áp điều hòa ổn định trong quá trình mổ lấy thai. Xác suất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh được đánh giá là ở mức thấp nhất.

Tuy nhiên, khi xảy ra biến chứng sinh sản, phương pháp này lại cực kỳ nguy hiểm. Một số người cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, khó thở, vị trí tiêm đau buốt sau 30 phút tiêm. Một số trường hợp phản ứng mạnh với thuốc, gây rối loạn nhịp tim, co giật và hôn mê.

[inline_article id=145620]

Biến chứng lâu dài sau sinh

Biến chứng gây tê tủy sống không chỉ diễn ra trong lúc sinh mổ, mà kéo dài từ vài tuần cho tới tận vài năm, gây khó khăn cho các bà mẹ trẻ.

Nhức đầu

Tiêm gây tê tủy sống có thể gây ra những cơn đau đầu sau sinh, thậm chí gây co thắt và đau cơ cột sống. Nguyên nhân do mạch máu thức phát và áp lực nội sọ giảm mạnh. Nếu không chữa trị dứt điểm, phụ nữ có khả năng mắc bệnh lý thần kinh sọ, tụ máu ngoài màng cứng.

Đau lưng

Những người từng dùng phương pháp gây tê tủy sống đều gặp trường hợp đau lưng dai dẳng sau sinh. Rất nhiều yếu tố dẫn đến đau lưng dưới: Trọng lượng thai nặng, tăng cân nhanh khi mang thai, đa thai, sinh nhiều… Trong đó, có cả nguyên nhân tiêm tủy sống.

Biến chứng gây tê tủy sống lâu dài
Biến chứng gây tê tủy sống lâu dài, gây đau lưng và nhiều khó chịu khác

Liệt thần kinh

Tiêm gây tê tủy sống có thể gây thất thoát dịch não tủy, ảnh hưởng thần kinh. Mẹ bầu có thể gặp chứng liệt thần kinh sọ, nhìn một thành hai, đầu ong ong từ 3-10 ngày. Tình trạng này có thể kéo dài lâu hơn, đến hàng tháng. Thính lực giảm trầm trọng.

Tổn thương thần kinh

Điểm gây tê có thể xác định sai, làm sản phụ đau đớn vô cùng, tổn thương chóp tủy, tủy sống và thần kinh. Biến chứng này có thể không phục hồi được.

Làm sao để tránh khó chịu do biến chứng

Để tránh đau đớn cho phụ nữ sau sinh, các bác sĩ thường cho uống các loại thuốc này có chứa caffeine giúp co mạch máu não và giảm áp lực trong não. Nhưng thuốc chỉ có tác dụng nhất thời. Mẹ trẻ phải tích cực tập luyện thể thao sau khi sinh vài tháng, kết hợp việc nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý.

Tránh bồng bế con quá lâu, bê đồ quá nặng gây ảnh hưởng cột sống.

[inline_article id=69051]

Với tình trạng đau lưng sau sinh do biến chứng gây tê tủy sống, các mẹ nên massage hoặc châm cứu tại bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe chuyên khoa để giảm đau lưng. Nếu không khỏi, có thể phải theo đuổi liệu trình vật lý trị liệu.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

9 BÍ MẬT ĐÁNG SỢ về SINH THƯỜNG chính bác sĩ cũng giấu bạn

Có thể khẳng định việc sinh nở em bé đầu tiên là trải nghiệm đáng sợ nhưng cũng đầy bất ngờ với các bà mẹ. Mặc dù đã nhận được trất nhiều điều tư vấn từ chuyên gia, người thân, bạn bè nhưng vẫn còn có rất nhiều điều bạn chưa hề nghe nói tới mà chỉ khi chính thức trải qua mới hiểu được.
Dưới đây là những bí mật về chuyện sinh nở mẹ nên tham khảo trước khi bước lên bàn đẻ để không bị sốc: 

Đi đẻ là phải… cạo?
Theo bác sĩ sản phụ khoa Kelly Kasper, hầu hết các bác sĩ, chuyên gia đỡ đẻ đều không quan tâm đến việc mẹ bầu có cạo lông vùng kín, bôi sáp hay tắm rửa trước đó hay không. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy việc này sẽ khiến bạn tự tin, thoải mái hơn thì vẫn nên làm.


Theo bác sĩ sản phụ khoa Kelly Kasper, hầu hết các bác sĩ, chuyên gia đỡ đẻ đều không quan tâm đến việc mẹ bầu có cạo lông vùng kín. (ảnh minh họa)

Đi nặng khi rặn đẻ 
Không ít phụ nữ chia sẻ rằng họ vô cùng xấu hổ và tự ti khi bị nôn ói hoặc thậm chí rặn ra phân khi rặn đẻ. Đây là vấn đề khá phổ biến nhưng bác sĩ cũng như những y tá không quan tâm nhiều đâu nên mẹ không cần quá lo lắng.

Tuyệt đối không được ăn khi đau đẻ?
Nếu mẹ muốn ăn vặt giữa các cơn co thì nên nhờ chồng hoặc người thân chuẩn bị sẵn và không phải quá kiêng khem ép mình không được làm việc này. Các chức năng của cơ thể chỉ hoạt động hiệu quả khi mẹ được ăn no. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị sẵn những đồ ăn nhẹ nhàng.

Sinh nở diễn ra rất nhanh?
Bạn nghĩ rằng sau khi vỡ ối thì sẽ sinh con trong khoảng 12-24 giờ tới là cùng để phòng nguy cơ nhiễm trùng, tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều ca sinh kéo dài suốt 72 giờ và em bé vẫn chào đời an toàn.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Tạp chí Y học New England, 50% phụ nữ bị vỡi ối sinh con trong vòng 5 giờ sau đó, trong khi 95% trong số những phụ nữ còn lại phải chờ đợi tới 28 giờ sau đó em bé mới chào đời.


Có rất nhiều ca sinh kéo dài suốt 72 giờ và em bé vẫn chào đời an toàn. (ảnh minh họa)

Phải nằm ngửa sinh con?
Hãy cho trong lực của cơ thể có cơ hội giúp mẹ trong việc sinh con bằng các tư thế như thẳng đứng hoặc ngồi xổm sẽ giúp rặn đẻ dễ hơn. Tuy nhiên những vị trí sinh con này không mấy phổ biến ở Việt Nam và mẹ nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như lắng nghe cơ thể mình. Hãy chọn một vị trí sinh con dễ chịu nhất để hoàn thành ca sinh.

Sinh con trong phòng quá sáng – tốt hay không?
Các ca sinh nở thường diễn ra trong những căn phòng đầy ảnh điện nhưng điều này chỉ có lợi cho các y bác sĩ chứ không mang lại lợi ích cho mẹ. Thực tế thì các thụ thể melatonin trong tử cung giúp oxytocin – hormone tạo ra cơn co khi sinh nở – sẽ được tạo ra nhiều trong phòng mờ tối hơn là sáng.

Đứng ngồi không yên vì không biết rặn đẻ
Hỏi 10 bà mẹ mang thai thì có đến 9 người nói rằng họ vô cùng lo lắng vì không biết rặn đẻ thế nào. Tuy nhiên theo nữ hộ sinh Tracy Donegan, mẹ đừng quá lo lắng về việc này bởi đến khi những cơn đau quặn lên, đầu em bé lọt dần xuống cửa mình thì tự nhiên phản xạ rặn đẻ sẽ đến để đẩy em bé ra ngoài.
Nữ hộ sinh này cũng cho biết dù mẹ có áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng thì cũng sẽ nhận ra và không cưỡng lại được phản xạ này.

Ngoài ra, mẹ cũng hãy bình tĩnh rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên rặn bừa sẽ gây tổn thương cho vùng chậu. Việc quan trọng là cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.


Mẹ không cần quá lo lắng về việc rặn đẻ. (ảnh minh họa)

Người thân vào phòng sinh cùng chưa hẳn đã tốt
Trong khi hầu hết các bà mẹ đều muốn mẹ hoặc chồng có mặt trong phòng sinh cùng mình thì sau đó không ít người cảm thấy hối hận với quyết định này.

Thực tế sinh đẻ là một trải nghiệm tế nhị và riêng tư, vì vậy nhiều mẹ có cảm giác ngại ngùng hoặc chính người chồng chứng kiến cũng bị sợ hãi vì thấy quá nhiều máu. Vì vậy nếu muốn có người thân vào cùng, bạn nên chuẩn bị tâm lý ngay từ đầu. 

 

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

“Tuyển tập” các mẹo dân gian giúp sinh nhanh

Nhắc đến những cơn đau đẻ, ngay những mẹ đã từng trải qua đều chưa hết “sợ”. Có mẹ đau nhanh rồi hạ sinh bé, nhưng có mẹ cổ tử cung mở “3-5 phân” rồi nhưng 2-3 ngày sau mới sinh. Đó cũng là lý do nhiều mẹ mong may mắn vượt cạn dễ dàng sẽ đến với mình. Những mẹ từng vượt qua nhẹ nhàng hơn thường truyền tai nhau mẹo dân gian giúp sinh nhanh, rút ngắn thời gian đau đẻ.

Uống nước dừa từ tháng thứ 5

Vượt cạn nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bà bầu nhưng sử dụng mẹo dân gian giúp sinh nhanh cũng là một cách giúp mẹ vững tâm hơn để một mình đối diện với những cơn đau dồn dập trong thời gian tới.

Từ tháng thứ 5 trở đi, uống nước dừa thường xuyên, ăn men cơm rượu sẽ giúp sinh nhanh. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng cách mẹo ăn mía hay uống nước mía thường. Theo lời truyền miệng cách này giúp sinh con sạch, bụ bẫm.

Bà bầu uống nước dừa
Uống nước dừa từ tháng thứ 5 giúp mẹ vượt cạn nhanh và dễ dàng trong tương lai

Chè mè đen và mát-xa với dầu dừa từ tháng thứ 8

Từ tuần thai thứ 34 trở đi, mẹ có thể nấu chè mè đen, mát-xa dầu dừa cũng giúp phát huy công dụng vượt cạn nhanh, đồng thời cũng giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

Ăn chè mè đen

Về phương diện khoa học, mè đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, a-xít folic. Đồng thời, hạt mè đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt.

Mẹ có thể nấu mè đen với bột sắn dây hoặc ăn kèm với chéo quẩy chiên cũng rât ngon. Nếu được, mẹ nên vào mỗi buổi sáng hoặc 3 lần/tuần, nhưng chú ý chỉ nên bắt đầu ăn từ tuần thai thứ 34-35. Mỗi lần ăn 1 chén.

Thoa dầu dừa lên tầng sinh môn

Mát-xa dầu dừa lên tầng sinh môn cũng là cách được nhiều mẹ tin dùng. Dầu dừa lành tính nên sẽ không gây dị ứng da, mỗi lần mát-xa nhẹ nhàng khoảng 5 phút. Cách này giúp làm tăng tính đàn hồi cho da vùng sinh môn, giúp cổ tử cung dễ dàng mở khi sinh nở. Đặc biệt massage tầng sinh môn mỗi ngày sẽ giúp sản phụ khi đẻ không bị rạch.

[inline_article id=155750]

Chuẩn bị khi gần ngày sinh

Nếu được gặp con sớm sau khi sinh, càng tới ngày gần dự sinh hoặc khi có dấu hiệu chuyển dạ, theo kinh nghiệm dân gian mẹ bầu uống nước lá tía tô hoặc nước dừa nóng sẽ giúp sinh nhanh hơn.

Uống nước lá tía tô

Mẹ bầu có thể uống nước lá tía tô nấu với lá khế khoảng 1 tuần trước ngày dự sinh, hoặc uống ngay khi có cơn đau đầu tiên. Mỗi lần uống khoảng nửa lít, uống dần cho đến khi sinh. Theo kinh nghiệm, uống khi thấy những cơn đâu chuyển da sẽ giúp cổ tử cung mềm ra và mở nhanh, chỉ cần “rặn đúng” một vài lần là mẹ gặp bé yêu.

Một số kinh nghiệm về việc uống nước tía tô khác như: Khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, sản phụ nên nhờ người nhà nấu cho một ly nước với lá tía tô. Lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi nước đun, nước tía tô càng đặc càng tốt. Sau đó uống liên tục khoảng 500ml-1 lít. Có mẹ lại lưu cách nấu nước lá tía tô thật loãng thôi rồi uống ngày 1 ly ngay từ tháng thứ 8 cũng có công dụng giúp mềm cổ tử cung và giúp cổ tử cung mở nhanh hơn khi sinh nở.

Uống nước dừa nóng

Nếu mẹ thấy xuất những cơn đau chuyển dạ nhờ người thân lấy một quả dừa tươi, chặt phía trên đầu, sau đó để nguyên quả dừa như vậy và đặt lên bếp đun cho nóng nước dừa phía trong rồi lấy ống hút uống hết chỗ nước dừa ấy ngay khi còn nóng. Sau đó mẹ bầu nên ăn thêm trứng luộc sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn.

Trước khi đi sinh có mẹ còn cầm con cá ngựa( loại dùng để ngâm rượu thuốc) vào lòng bàn tay, “nghe bảo” cách này giúp vượt cạn dễ dàng.

[inline_article id=145148]

Mẹo dân gian giúp sinh nhanh chủ yếu được các mẹ truyền tai nhau là chính. Một số phương pháp như uống nước lá tía tô còn hạn chế với một số mẹ mắc bệnh lý và các bác sĩ thường không khuyến khích. Mẹ có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia nếu cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh, có thể cần kiêng kỵ các mẹ này.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

So Sánh Ưu – Khuyết Điểm Giữa SINH THƯỜNG và SINH MỔ

SINH THƯỜNG

Sinh thường là phương pháp sinh con tự nhiên và phổ biến nhất hiện nay. Có tới 75% các bà mẹ lựa chọn phương pháp này. Đây cũng là cách sinh con truyền thống từ ngàn xưa, với nhiều ưu điểm.

1. Ưu điểm

  • Với người mẹ

– Phương pháp sinh thường giúp người mẹ có một khoảng thời gian dài để chuẩn bị cho chuyện sinh nở. Ngoài ra, mẹ cũng có cơ hội để cảm nhận từng khoảnh khắc ra đời của con. Việc sinh thường dù mang lại đau đớn nhưng lại rất thiêng liêng. Đó là quá trình mẹ và con cùng nhau vượt cạn để đón chào một cuộc sống mới.
– Ngoài ra, khi sinh thường mẹ cũng không cần phải lo ngại về những tác dụng phụ của thuốc gây tê, thuốc kháng sinh khiến mẹ mất cảm giác và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
– Bên cạnh đó, ưu điểm tuyệt vời nhất của việc sinh thường là nguồn sữa sẽ về rất nhanh. Quá trình sinh con tự nhiên sẽ kích thích cơ thể mẹ tiết sữa sớm, nhờ đó em bé nhanh chóng được hưởng nguồn sữa non quý giá. Sau sinh thường, cơ thể mẹ cũng hồi phục nhanh hơn và có sức lực để chăm con. Việc ăn uống và vận động sau sinh cũng dễ dàng hơn.

  • Với bé

– Em bé được sinh bằng phương pháp thông thường, sẽ được hưởng chất endorphins  (một loại thuốc giảm đau tự nhiên) tiết ra từ người mẹ, giúp tăng khả năng thích nghi của trẻ với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Ngoài ra, quá trình sinh thường sẽ kích thích nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp tự nhiên của bé sau khi ra đời. Do đó, bé sinh thường ít có nguy cơ ngạt thở hơn so với sinh mổ.
– Một ưu điểm vượt trội nữa của việc sinh thường là em bé sẽ nhanh chóng được ăn sữa non từ mẹ. Điều này vô cùng quan trọng, bởi sữa non cung cấp lượng lớn kháng thể, giúp hình thành hệ miễn dịch cho bé. Trẻ được ăn sữa non sớm thường khỏe mạnh và thông minh hơn. Thêm nữa, hầu hết việc sinh con tự nhiên giúp giảm thiểu tối đa sự trợ giúp của các loại máy móc và thuốc gây mê nên sẽ gây rất ít tổn hại hay tác dụng phụ cho cả mẹ và bé.

2. Nhược điểm

  • Với người mẹ

Phương pháp sinh thường khiến người mẹ phải trải qua quá trình chuyển dạ kéo dài và rất đau đớn, dễ dẫn đến mất sức. Ngoài ra, với những bà bầu gặp vấn đề bất thường trong thai kỳ như nhau tiền đạo hoặc mẹ bị tử cung bé, xương chậu hẹp… hay bà bầu có thể trạng cơ thể yếu thì việc sinh thường sẽ không an toàn.

  • Với bé

Trong quá trinh sinh, nếu xảy ra sự cố thì việc xử lý sẽ rất khó, bởi thai nhi lúc này đã tụt xuống cổ tử cung, nên không thể dùng các phương pháp khác thay thế được nữa. Trong trường hợp này sẽ rất nguy hiểm với thai nhi.

SINH MỔ

Sinh mổ là phương pháp sinh con nhờ vào sự can thiệp của các bác sĩ, mổ để lấy em bé ra khỏi bụng mẹ. Đây là phương pháp sinh con hiện đại, thường áp dụng với những trường hợp sản phụ có bất thường trong thai kỳ hoặc khi chuyển dạ.

1. Ưu điểm

  • Với người mẹ

– Phương pháp đẻ mổ là cứu cánh cho mẹ bầu và thai nhi gặp bất thường như đầu thai không thuận, thai nhi bị bệnh tật có tính chất nguy hiểm như bệnh tim, bệnh thận, nhau tiền đạo… Phương pháp này không khiến mẹ bầu mất sức do không phải chịu đựng cơn đau đẻ và hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình ca mổ đẻ diễn ra.
– Lợi thế dễ nhận thấy nhất của phương pháp này là việc sinh nở diễn ra rất nhanh chóng, chỉ sau khoảng 30 phút lên bàn sinh, mẹ đã có thể gặp được em bé của mình.

  • Với bé

Sinh mổ sẽ giúp em bé an toàn hơn khi chào đời vì phương pháp này dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra, đặc biệt với những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm, vì mổ đẻ có thể lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh chóng.
2. Nhược điểm

  • Với người mẹ

– Để sinh mổ, sản phụ buộc phải dùng đến thuốc gây mê. Tuy nhiên, thuốc gây mê rất có hại cho sức khỏe và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ như tụt huyết áp, ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ… Ngoài ra, việc sinh mổ sẽ khiến tử cung bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự co thắt bình thường.
– Bên cạnh đó, việc sinh mổ cũng khiến sản phụ mất máu nhiều hơn, khiến cho hàm lượng máu để co rút tử cung giảm thiểu, ảnh hưởng đến sự hồi phục của tử cung, khiến cho sự hồi phục sức khoẻ sau khi sinh của người mẹ lâu hơn.
– Quá trình sinh mổ cũng có thể để lại nhiều di chứng cho người mẹ như tử cung bị mẩn đỏ, dễ dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang, và không thể loại trừ nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ, vết mổ không lành và đau nhức, ngứa ngáy vết mổ.
– Nhược điểm lớn nhất của phương pháp sinh mổ là ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ. Sau phẫu thuật mổ đẻ, sản phụ mất nhiều máu và lâu hồi phục hơn, các hormone kích thích tiết sữa không được giải phóng nhiều như sinh thường nên việc tiết sữa hạn chế, khiến sữa lâu về hơn.
– Một rủi ro nữa mà các mẹ cần biết trước khi quyết định đẻ mổ là trong một số trường hợp, vết thương tử cung có thể gây hiện tượng vỡ tử cung, nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người mẹ và cả đứa trẻ với những lần mang thai sau. Với sản phụ sinh mổ, muốn có thai lần nữa cần chờ ít nhất là hai năm và khoảng cách tốt nhất là 5 năm. Nếu mang thai lần tiếp theo sau khi đẻ mổ mà tiến hành phá thai, dễ phát sinh tình trạng thủng tử cung. Chị em cần đặc biệt lưu ý những nguy cơ này.

  • Với bé

– Trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ mổ sẽ thiếu đi sức ép cần thiết của đường sinh sản so với khi sinh tự nhiên, rất có thể phát sinh hội chứng trụy hô hấp, xuất huyết nội, viêm phổi. Khả năng miễn dịch với bệnh của trẻ đẻ mổ thường kém hơn so với những trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ thường nên các trẻ này sau khi trưởng thành dễ mắc bệnh hơn.
– Không chỉ vậy, trẻ đẻ mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn bé sinh thường và có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ. Khi sinh mổ sữa mẹ về chậm hơn, nên trẻ sinh mổ lâu được hưởng nguồn sữa non từ mẹ, vì thế hệ miễn dịch sẽ kém hơn so với trẻ sinh thường.