Mẹ cần chuẩn bị những gì khi sắp chuyển dạ và để sinh nở dễ dàng hơn? Những gợi ý trong chuyên mục này chắc chắn không làm mẹ thất vọng khi gia đình sắp chào đón thành viên mới.
Tỷ lệ sinh mổ ngày càng tăng cao có thể là do biện pháp này cho phép bạn chọn ngày, giờ, phương pháp gây tê và có thể cùng em bé về nhà vào cuối ngày. Nếu bạn sinh mổ lần 1 hoặc mổ đẻ lần 2 do tự nguyện hay vì nguyên nhân bệnh lý, các lời khuyên dưới đây có thể giúp ca sinh mổ của bạn diễn ra một cách suôn sẻ hơn.
Nếu bạn chủ động muốn sinh mổ, nên tắm sạch sẽ trước khi vào phòng sinh
Để giảm lượng vi trùng trên vùng da bị mổ, bạn nên tắm rửa trước bằng xà phòng diệt khuẩn. Bằng cách này, nguy cơ nhiễm trùng sau khi mổ của bạn sẽ thấp hơn. Nhiễm trùng sau khi mổ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng hậu sản phổ biến nhất.
Giữ ấm
Bị lạnh trước hoặc trong khi phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi đang chờ phẫu thuật hoặc trong khi phẫu thuật, bạn nên xin một cái chăn ấm để đắp vì các phòng mổ thường rất lạnh.
Dùng tông đơ thay vì dao cạo
Một trong những bước cần phải làm để chuẩn bị sinh mổ là cạo lông trên vùng da sắp phẫu thuật. Trước đây người ta dùng dao cạo nhưng thực tế hiện nay cho thấy sử dụng tông đơ có thể loại bỏ lông hiệu quả và giảm tỉ lệ nhiễm trùng so với sử dụng dao cạo.
Đi bộ sớm sau khi phẫu thuật
Để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, chị em nên cố đi bộ càng sớm càng tốt sau khi mổ. Đi bộ sẽ giúp bạn hồi phục vết mổ nhanh hơn và ít đau hơn. Điều này sẽ rất hữu ích nếu bạn phải một mình chăm sóc con ở nhà.
Chăm sóc vết thương đúng cách
Theo sát các hướng dẫn chăm sóc vết thương và chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng ngay khi chúng mới xuất hiện. Một phút chủ quan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả bạn và bé.
[inline_article id=72654]
Dù bạn chọn sinh mổ lần 1 hay sinh mổ lần 2, thì cũng nên ghi nhớ những lưu ý MarryBaby đã chia sẻ trong bài viết này để bảo vệ sức khỏe sau sinh nhé
Toàn bộ quá trình sinh nở được chia thành 3 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn đầu.Biểu hiện của giai đoạn này là bạn bắt đầu có những cơn co thắt, cổ tử cung nở từ từ cho đến khi cổ tử cung hoàn toàn giãn ra. Giai đoạn này được chia thành 2 thời kỳ, thời kỳ chuyển dạ sớm và thời kỳ chuyển dạ tích cực.
Khó xác định được chính xác khi nào sự chuyển dạ sớm bắt đầu. Bởi vì những cơn co thắt khi chuyển dạ sớm thường khó phân biệt được với những cơn gò Braxton Hicks mà bạn vẫn cảm thấy trong ba tháng cuối thai kỳ.
Trong thời kỳ chuyển dạ sớm, trừ khi có biến chứng hoặc do bác sĩ yêu cầu, nếu không bạn có thể nằm nghỉ ở nhà. Tuy nhiên bạn cũng cần có bác sĩ kiểm tra để bảo đảm.
Thời kỳ chuyển dạ sớm kết thúc khi cổ tử cung của bạn giãn khoảng 4cm và sự chuyển dạ bắt đầu tăng tốc. Lúc này, bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực với những cơn co thắt thường xuyên hơn, lâu hơn và mạnh mẽ hơn.
Khi cổ tử cung đã giãn được 8-10cm nghĩa là bạn đã ở cuối thời kỳ chuyển dạ tích cực. Đây được gọi là kỳ chuyển tiếp vì nó đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn chuyển dạ thứ 2. Lúc này bạn sẽ nhận thấy những cơn co thắt khá mạnh, đến liên tục sau mỗi vài ba phút và kéo dài một phút hoặc hơn.
Giai đoạn 2.Một khi cổ tử cung đã hoàn toàn giãn nở, giai đoạn chuyển dạ thứ 2 bắt đầu và cũng là thử thách cuối cùng trước khi bé được sinh ra. Đây là giai đoạn “rặn đẻ”, có thể kéo dài nhiều tiếng (thường sẽ nhanh hơn nếu trước đây bạn đã từng sinh thường).
Đầu của bé sẽ tiếp tục được đẩy dần ra theo mỗi đợt rặn cho tới khi đầu bé chuẩn bị lọt ra ngoài – đó là khi bác sĩ đỡ đẻ có thể nhìn thấy phần rộng nhất của đầu em bé. Sau khi đầu của bé thoát ra, bác sĩ sẽ hút miệng và mũi bé và tìm dây rốn quanh cổ bé. Đầu bé sẽ quay sang một bên trong khi vai bé xoay bên trong xương chậu của mẹ để tìm vị trí chui ra.
Những đợt rặn tiếp theo sẽ đẩy vai bé ra, sau đó là cả thân người bé. Bạn có thể cảm thấy rất nhiều cảm xúc: sảng khoái, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích… và tất nhiên, nhẹ nhõm vì mọi chuyện đã xong. Trong khi nhiều sản phụ cảm thấy kiệt sức, một số sản phụ khác lại cảm thấy bùng nổ năng lượng và không hề buồn ngủ.
Giai đoạn 3. Giai đoạn cuối cùng của cả quá trình chuyển dạ được tính từ lúc bé được sinh ra cho đến khi nhau thai được cắt. Các cơn co thắt ở sản phụ trong giai đoạn này thường tương đối nhẹ.
Dưới đây là những điều có thể xảy ra trong vài tuần đến vài ngày trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu:
♦ Bé tụt xuống thấp. Nếu đây là lần đầu mang thai, bạn có thể cảm thấy sự sa bụng một vài tuần trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu do bé đang tụt xuống thấp hơn vào xương chậu của bạn. Bạn có thể cảm thấy áp lực nặng nề ở vùng xương chậu trong khi lồng ngực nhẹ nhàng hơn và bạn thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên, đối với những người sinh con lần thứ hai, thứ ba, cảm giác này khá mơ hồ và mẹ bầu chỉ thực sự cảm thấy chúng khi “giờ G” đã điểm.
♦ Bạn nhận thấy có sự gia tăng các cơn co thắt. Đây là dấu hiệu “báo động” rõ ràng và chính xác nhất. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau quặn, thắt như tử cung đang siết chặt (cảm giác quặn như khi có kinh nguyệt) chuẩn bị “tống” bé ra khỏi người mẹ. Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới, tới phần bụng dưới và cuối cùng là tới hai chân của bạn. Những cơn co thắt thường xuyên và mạnh mẽ hơn có thể là dấu hiệu tiền chuyển dạ. Lúc này, cổ tử cung của bạn đang được chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ thật.
♦ Bong nút nhầy tử cung. Nút nhầy cổ tử cung là một khối nhỏ chất nhầy đặc chặn đường dẫn từ cổ tử cung đến tử cung của bạn. Nút chặn này có thể thoát ra một lúc thành một mảng, hoặc tiết ra theo dạng dịch âm đạo trong nhiều ngày. Nút nhầy này có thể có lẫn máu (màu hồng, nâu hay đỏ).
♦ Vỡ nước ối. Hầu hết phụ nữ bắt đầu có những cơn co thắt thường xuyên trong một khoảng thời gian trước khi nước ối vỡ, nhưng trong một số trường hợp, nước ối vỡ mà không có dấu hiệu co thắt báo trước. Một khi nước ối vỡ, quá trình chuyển dạ thường mau chóng theo sau. (Nếu các cơn co thắt không tự bắt đầu, bạn sẽ được thực hiện các phương pháp giục sinh).
Thông thường, quá trình sinh con sẽ diễn ra ngay khi nước ối vỡ. Mặc dù vậy, không giống như trong phim ảnh, khi mẹ bầu vỡ ối, không phải bé nào cũng lập tức chào đời một cách dễ dàng. Thậm chí, một số bé còn chờ tới vài tiếng đồng hồ mới chịu “chui” ra khỏi bụng mẹ. Dù nước ối tuôn ra mạnh hay chỉ nhỏ giọt, bạn cũng hãy đến bệnh viện ngay.
Làm sao để biết đó là chuyển dạ thật hay giả?
Đôi khi rất khó phân biệt được chuyển dạ giả với giai đoạn đầu của chuyển dạ thật. Dưới đây là một số điều có thể giúp bạn phân biệt:
Những cơn co thắt chuyển dạ giả diễn ra bất ngờ, không thường xuyên, khác nhau về độ dài và cường độ. Mặc dù co thắt chuyển dạ thật lúc ban đầu cũng có thể đột ngột, nhưng sau đó chúng sẽ trở nên đều đặn hơn, sau đó mạnh hơn và kéo dài lâu hơn chỉ khoảng thời gian ngắn.
Với chuyển dạ giả, cơn đau do co thắt thường tập trung ở vùng bụng dưới. Với chuyển dạ thật, bạn sẽ cảm thấy cơn đau ở vùng lưng dưới và bao quanh bụng.
Những cơn co thắt chuyển dạ giả có thể tự giảm dần. Chúng cũng có thể biến mất khi bạn bắt đầu hoặc ngừng một hoạt động hay thay đổi tư thế. Trong khi đó, những cơn co thắt chuyển dạ thật vẫn tồn tại và diễn ra bất kể bạn làm gì.
Để tính tuổi thai bác sĩ dựa vào siêu âm, đo chiều cao tử cung, thời điểm thai cử động và tim thai…. Tuy nhiên để việc chuẩn bị trước khi sinh thuận lợi, chị em cũng có thể tự dự đoán được ngày sinh với một số cách đơn giản:
Quy tắc 9 tháng 10 ngày
Lấy ngày đầu kỳ kinh cuối cùng, đếm đến tháng thứ 9 rồi cộng thêm 10 ngày
Ví dụ: ngày đầu chu kỳ kinh cuối của bạn là 1/3/2013 thì dự kiến sinh ngày 11/12/2013
Đếm tuần thai
Chu kỳ mang thai thường là 280 ngày = 40 tuần.
Bạn lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, đánh dấu vào lịch, xem nó vào ngày thứ mấy trong tuần (ví dụ thứ 5 chẳng hạn). Sau đó đếm đủ 40 cái thứ 5 đó là ngày dự sinh.
Luật Nagele (+7/-3)
Là cách lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối thêm 7 ngày và trừ đi 3 tháng. Phương pháp tính này dựa trên chu kỳ kinh 28 ngày.
Ví dụ: ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là 10-6, vậy bạn sẽ sinh vào ngày 17 – 3 năm sau.
Biết trước ngày sinh bé rất cần thiết để bà bầu chuẩn bị. Tuy nhiên thời gian có thể sớm hoặc trễ hơn 2 tuần so với ngày dự kiến sinh, vì việc mang thai bình thường có thể thay đổi từ 38 đến 42 tuần.
2. Xin nghỉ thai sản
Thường các mẹ bầu có tâm lý sẽ đi làm tới ngày lâm bồn để có nhiều thời gian chăm sóc con sau khi bé chào đời. Điều này không nên vì trước khi sinh mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn, soạn đồ đạc sẵn sàng… để chuẩn bị tới bệnh viện. Tốt nhất bạn nên xin nghỉ trước ngày dự sinh 1-2 tuần.
3. Cùng chồng lên kế hoạch tài chính
Sẽ có rất nhiều khoản vợ chồng bạn phải chi tiêu trong thời gian tới, mặt khác khoản lương của bạn có thể ít đi trong thời gian nghỉ thai sản. Hãy cùng chồng lên kế hoạch cụ thể về những khoản chi tiêu để bạn chủ động và yên tâm hơn về tài chính trước khi sinh.
4. Tham gia lớp học tiền sản. Lớp học tiền sản sẽ trang bị cho bạn:
Những kiến thức cơ bản về vấn đề chuyển dạ, phương pháp đẻ thường với đẻ mổ
Những hướng dẫn cơ bản về những chuẩn bị về mặt thể chất, tinh thần cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc chào đón một em bé sơ sinh trong cuộc sống của các cặp đôi.
Một số hướng dẫn để giúp các mẹ có thể vượt cạn dễ dàng như: cách thở, cách rặn đẻ…
Những kiến thức cơ bản về việc làm quen với bé sơ sinh, chăm sóc bé lúc mới sinh (dinh dưỡng, vệ sinh, các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh..)
Cách chăm sóc sản phụ sau khi sinh (vệ sinh, dinh dưỡng, tâm lý…)
5. Dọn dẹp nhà cửa
Nếu không có điều kiện thuê người giúp việc, bạn hãy cùng chồng dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa một chút. Điều này sẽ giảm phần nào áp lực công việc sau khi sinh nở, và quan trọng là khi trở về nhà hai mẹ con sẽ cảm thấy thoải mái, ấm áp hơn với không gian sạch sẽ, ngăn nắp, thoáng mát.
6. Tìm người chăm sóc mẹ và bé
Mẹ bầu nên tìm người giúp việc ngay từ bây giờ để chăm sóc cho hai mẹ con nếu không có ông bà nội ngoại gần bên. Có thể nhờ người quen, bạn bè giới thiệu để tìm được người giúp việc đáng tin cậy nhé.
7. Tìm bác sỹ cho con
Tìm trước cho em bé sơ sinh một bác sỹ thật tốt đề phòng chẳng may bé bị bệnh. Trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng kém, dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm nên việc kiếm sẵn một bác sỹ chưa bao giờ là thừa.
8. Hãy thư giãn
Lo lắng, sợ hãi, vội vàng đều ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé. Tạo cho mình một cảm giác thoải mái, vui vẻ bằng cách:
Xem bộ phim mà bạn yêu thích hay nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, du dương
Đi Spa hoặc nhờ chồng massage tại nhà nếu bạn làm biếng ra ngoài
Tập thể dục với những động tác nhẹ nhàng không những giúp tinh thần sảng khoái mà còn rèn luyện cho bạn sức khỏe trước khi lâm bồn.
Trò chuyện cùng người thân
9. Ngủ đủ giấc
Là một trong những việc quan trọng số một mà mẹ bầu cần thực hiện trước khi bước vào “cuộc chiến”. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe vì khi đến phòng sinh, bạn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi cộng với quá trình sinh nở cũng rất mất sức.
10. Vệ sinh cá nhân
Việc vệ sinh cá nhân không chỉ tạo cho mẹ bầu cảm giác sạch sẽ, thoải mái mà còn có thể hạn chế cho bé một số bệnh lây nhiễm khi chào đời.
Cắt móng tay móng chân, bôi sạch màu sơn trên móng: Bàn tay mẹ thường xuyên tiếp xúc với bé khi bế, cho con bú. Móng tay dài và sơn là môi trường để vi khuẩn gây bệnh cho trẻ phát triển, nhất là các bệnh về đường ruột. Hơn nữa da trẻ sơ sinh vốn mỏng và dễ bị tổn thương. Móng tay của mẹ dài có thể làm trầy xước da bé bất kỳ lúc nào
Cắt tóc ngắn để không vướng víu khi vượt cạn là việc làm rất tốt. Nếu vẫn muốn giữ mái tóc dài, bạn cần kẹp tóc gọn gàng. Tắm rửa sạch sẽ, mặc những trang phục rộng, thoáng mát, dễ thấm mồ hôi.
11. Điện thoại luôn sẵn sàng
Bạn và ông xã phải đảm bảo điện thoại luôn hoạt động và còn tiền. Lưu cẩn thận số của bệnh viện, người hộ sinh và taxi để khi có dấu hiệu chuyển dạ bạn chỉ cần alô.
12. Soạn đồ đạc để nhập viện
Đồ cho mẹ và bé: Kiểm tra lại xem đồ của mẹ và bé đã đủ chưa, hãy cùng người thân sắp xếp thật gọn gàng vào vali, giỏ sách. Nếu bạn muốn con mặc bộ đồ nào đầu tiên khi chào đời, hãy gói chúng lại và để lên trên cùng vali, đồ xuất viện khi trở về nhà bạn nên để dưới cùng để không phải mất thời gian lục lọi tìm kiếm.
Chuẩn bị những giấy tờ hành chính: sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế, xã hội, giấy phân tích nhóm máu. Đây là những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục tại nhà hộ sinh.
13. Liên hệ bác sĩ
Thường xuyên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt trong những ngày cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ có chuẩn đoán cuối cùng về thai nhi: tư thế và trong lượng của thai nhi, kích thước của nó so với độ nở của xương chậu, từ đó có thể tư vấn cho bạn nên sinh thường hay sinh mổ.
Nên chuẩn bị và liên hệ trước bộ phận làm thủ tục để tránh trường hợp “nước đến chân mới nhảy”.
14. Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ
Sắp đến ngày sinh bà bầu thường có các dấu hiệu: cảm giác sa bụng (không thấy rốn), đi tiểu nhiều lần trong ngày, vùng lưng dưới có cảm giác đau, dây chằng ở xương chậu và tử cung căng ra. Có thể xuất hiện dịch âm đạo màu trắng đục giống lòng trắng trứng gà hoặc chất nhầy màu hồng.
Khi có dấu hiệu chuyển dạ bạn nên nhờ người thân đưa đến bệnh viện để tiện cho bác sĩ theo dõi, chăm sóc. Hãy hít thở thật sâu và làm theo những gì bác sĩ hướng dẫn, chắc chắn bạn sẽ làm tốt mọi thứ và trở thành một bà mẹ tuyệt vời.
Đứng dựa lưng vào tường, tay dang ra, lòng bàn tay hướng về phía trước. Hít vào thật sâu, thở ra và chậm rãi nâng tay lên cho đến khi bạn cảm thấy nặng tay. Giữ tư thế trong vòng 15 giây. Nếu bạn không thể giữ tay áp vào tường, hãy hạ tay xuống đến khi nào bạn có thể áp tay. Giữ vị trí rồi cố gắng duỗi tay thẳng lên trên.
Bài tập 2:
Ngồi lên cạnh ghế vững vàng, không có lưng tựa. Đặt một dải băng chịu lực (hoặc có thể dùng dây buộc váy tắm) dưới một bàn chân, hai tay nắm lấy đầu kia. Hít vào, thở ra, sau đó từ từ nghiêng người về sau cho đến khi bạn cảm thấy cơ bụng co lại (giống như khi bạn cười rũ rượi). Giữ vị trí và đếm đến 5. Quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại toàn bộ các động tác trên 10 lần. Đổi chân.
Bài tập 3:
Đứng với chân dang rộng hơn vai, tay dang thẳng lên trời, lòng bàn tay hướng lên. Hít vào, thở ra và nghiêng người về bên phải. Giữ đầu gối thẳng và đừng vặn thân. Lướt tay phải xuống chân phải khi bạn nghiêng người. Giữ chân hoặc cổ chân ở yên vị trí đó vài giây. Sau đó lặp lại các động tác tương tự cho bên kia.
Bài tập 4:
Tư thế này thích hợp nhất khi bạn có cảm giác căng cơ, một triệu chứng khá thường gặp ở cuối thai kỳ. Nhẹ nhàng chống tay và đầu gối xuống một mặt phẳng mềm. Hít không khí vào thật sâu. Thở ra và kéo về các cơ bụng, xương cụt và mông. Vận sức dồn xuống tay, nâng lưng hướng về phía trần nhà sao cho vị trí cột sống theo gờ tròn. Quay trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại toàn bộ động tác trên từ 5 đến 10 lần.
Bài tập 5:
Vào tư thế bò, tay – vai thẳng hàng, đầu gối thẳng hông. Duỗi thẳng tay trái về phía trước. Duỗi thẳng chân phải về phía sau, ráng giữ chân cao ngang với hông. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây sau đó đổi bên. Làm 5 lần cho mỗi bên.
Đắn đo khi sinh con?
Vai trò con cái xưa và nay
Thời xưa, quan niệm của cha ông ta trong đời sống hôn nhân rất khắt khe và trách nhiệm “nối dõi tông đường” đặt nặng trên vai người phụ nữ. “Tam niên vô tử bất thành thê” – nếu 3 năm, người phụ nữ chưa “khai hoa nở nhụy” sẽ không còn được thừa nhận là người vợ trong gia đình.
Ngày nay, tuy quan niệm về con cái của các cặp vợ chồng trẻ đã có phần cởi mở hơn và chuyện hiếm muộn không còn là trách nhiệm chỉ nghiêng về phía phụ nữ, nhưng đâu đó nỗi khao khát có con cái vẫn mang đậm hơi thở truyền thống. Với hầu hết các gia đình trẻ Việt Nam hiện nay, thời điểm tốt nhất để có con là từ 1-2 năm sau đám cưới vì lúc này, cuộc sống mới của đôi vợ chồng son đã dần đi vào ổn định cả về mặt tâm lý lẫn tài chính.
Khi nào nên có con?
Đi tìm lời giải đáp cho vấn đề trên không phải là điều dễ dàng. Trừ những trường hợp “tai nạn do không lường trước hậu quả”, việc lên kế hoạch để sinh con phải đạt được sự đồng thuận tuyệt đối của cả vợ lẫn chồng.
Bên cạnh độ tuổi sinh sản, việc có con còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng tài chính của cả hai vợ chồng, quỹ thời gian tốt nhất dành cho việc chăm sóc trẻ; việc đã chuẩn bị tâm lý làm cha mẹ hay kiến thức chăm sóc, nuôi dạy con… Trong đó, phải kể đến quỹ thời gian dành cho bạn bè, thư giãn, du lịch, thậm chí là chuyện chăn gối với bạn đời cũng sẽ phải tiết giảm đi rất nhiều. Vì thế, hãy vạch ra thật chi tiết tất cả những mặt được và mất khi sinh con để có thể lường trước hết những khó khăn mà đôi vợ chồng trẻ sẽ phải đối mặt.
Độ tuổi thích hợp để có con
Người Việt Nam hay có câu nói: “Sinh con nên mẹ” – việc sinh nở giúp người phụ nữ hoàn thiện thiên chức mà tạo hóa đã dành riêng cho mình. Về mặt sinh lý, độ tuổi thích hợp cho việc sinh nở ở người phụ nữ là từ 22-29 tuổi vì cơ thể đã phát triển toàn diện, số lượng, chất lượng trứng cũng ở thời kỳ tốt nhất và ít có nguy cơ sảy thai.
Ở độ tuổi 30–34, phụ nữ có 15% cơ hội mang thai trong mỗi kỳ rụng trứng, cơ hội thụ thai là 75% trong năm đầu quan hệ nhưng từ 35 tuổi, khả năng này chỉ còn 65%.
Từ tuổi 35 trở đi, khả năng sinh sản của phụ nữ bị suy giảm nhiều, nguy cơ thai nhi bị mắc bệnh Down và hiện tượng đột biến gen cũng tăng cao hơn theo số tuổi.
Hãy để con chờ
Trong nhiều trường hợp, có con khi cả bố lẫn mẹ chưa sẵn sàng là nguyên nhân khiến nhiều gia đình tan vỡ. Khi các đôi kết hôn còn quá trẻ, thiếu kỹ năng sống, thiếu kinh nghiệm lẫn kiên nhẫn để làm cha mẹ, khả năng tài chính bấp bênh…, đứa con sẽ thực sự trở thành gánh nặng. Thực tế có không ít trường hợp “bố mẹ trẻ con” tị nạnh nhau việc cho con bú, dỗ con khóc lúc nửa đêm. Stress, căng thẳng kéo dài, những rạn vỡ trong tình cảm là điều không tránh khỏi.
Nếu cảm thấy mình chưa sẵn sàng cho vai trò làm cha mẹ, các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục là điều cần thiết để không có sự cố có thai ngoài ý muốn. Các đôi vợ chồng trẻ nên bảo toàn sức khỏe, chuẩn bị tốt thể chất, tinh thần, kiến thức, tâm lý để có thể sẵn sàng đối mặt với chuyện con cái khi thích hợp.
Khi vượt qua những nỗi vất vả của “9 tháng bầu bí”, của những đêm mất ngủ, của những nỗi lo âu con trẻ, những đôi vợ chồng trẻ sẽ thật sự cảm nhận được niềm hạnh phúc thiêng liêng khi trở thành cha mẹ. Để con cái trở thành nguồn hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng, chúng tôi thật sự mong bạn có cái nhìn sáng suốt và sự chuẩn bị thấu đáo cho sự kiện quan trọng không kém gì tổ chức lễ cưới là: sinh con.
Một khi cổ tử cung của bạn giãn ra hết cỡ, giai đoạn tiếp theo của quá trình sinh con bắt đầu: thai nhi đi xuống lần cuối và chuẩn bị ra đời. Để biết rõ hơn về quá trình sinh thường như thế nào, bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Khi chuẩn bị sinh, phụ nữ sẽ trải qua 2 kỳ co thắt. Sau kỳ co thắt mạnh đầu tiên, phụ nữ sẽ trải qua đợt co thắt tiếp theo do áp lực tống đẩy em bé ra ngoài.
Tử cung co bóp sẽ gây sức ép lên bé để di chuyển bé xuống đường sinh. Vì vậy, nếu mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, bạn nên từ tốn để cho tử cung làm việc, cho đến khi cảm thấy sự thôi thúc từ bên trong làm cho bạn muốn đẩy em bé ra ngoài. Việc chờ đợi này giúp bạn đỡ mất sức và đuối vào phút cuối.
Tuy nhiên, trong nhiều bệnh viện, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí từng cơn co thắt với nỗ lực thúc bé nhanh di chuyển xuống phía dưới để tăng tốc quá trình sinh con thay vì chờ đợi. Vì vậy, nên nói cho bác sĩ biết nếu bạn muốn đợi cho đến khi cảm thấy một sự thôi thúc tự nhiên để sinh con.
Nếu bạn chọn cách gây tê ngoài màng cứng khi sinh con có thể làm giảm sự thôi thúc đẩy này, vì vậy bạn có thể không nhận thấy cảm giác co thắt này cho đến khi đầu em bé đã ló ra một chút. Sự kiên nhẫn sẽ làm cho quá trình này kỳ diệu hơn.
Quá trình sinh thường như thế nào trong những bước tiếp theo? Dưới đây là những bước mà bà đẻ nên thực hiện khi con yêu xuống đường sinh, lộ đỉnh đầu và khi đầu em bé ra ngoài.
Quá trình sinh thường như thế nào khi bé chuyển xuống đường sinh?
Quá trình sinh thường như thế nào? Bước đầu tiên là bé di chuyển xuống đường sinh. Sự di chuyển xuống dưới của bé có thể diễn ra nhanh chóng ở giai đoạn cuối của quá trình sinh con. Tuy vậy, đối với việc sinh con lần đầu, việc này diễn ra chậm hơn. Nếu bạn đang tích cực rặn đẩy tự nhiên sẽ gây sức ép làm cho bé tiếp tục di chuyển xuống dưới qua đường sinh.
Khi các cơn co thắt đi qua và tử cung của bạn được nghỉ ngơi, đầu của bé sẽ hơi rút xuống một chút theo nguyên tắc “xuống 2 bước lên 1 bước”. Thử các tư thế khác nhau để rặn cho đến khi tìm thấy tư thế phù hợp với bạn một cách có hiệu quả. Việc thay đổi tư thế liên tục trong lúc sinh con là chuyện bình thường.
Quá trình sinh thường như thế nào khi bé lộ đỉnh đầu?
Sau một thời gian, đáy xương chậu của bạn, phần mô giữa âm đạo và trực tràng, sẽ bắt đầu phình ra cùng với mỗi lần rặn đẩy. Chẳng bao lâu sau, da đầu của bé sẽ lộ ra. Đây là một khoảnh khắc rất tuyệt và là dấu hiệu cho thấy cuối cùng quá trình sinh con cũng đã gần kết thúc. Bạn có thể yêu cầu xem qua gương để có thể nhìn thấy phần đầu tiên trong cơ thể của con bạn. Bạn có thể cố gắng cúi xuống và chạm vào đỉnh đầu của bé.
Bây giờ sự thôi thúc để đẩy trở nên hấp dẫn hơn. Với từng cơn co thắt, đầu của bé sẽ ngày càng ló ra nhiều hơn. Lúc này, áp lực đầu của bé vào đáy chậu của bạn sẽ rất mạnh. Bạn có thể cảm thấy trong người rất nóng hoặc cảm giác như bị châm chích vì các mô của bạn bắt đầu được căng ra.
Quá trình sinh thường như thế nào khi đầu em bé ra ngoài?
Đầu em bé vẫn tiếp tục đi xuống phía dưới cùng với mỗi lần bạn dùng lực đẩy bé xuống cho đến khi đầu bé lọt ra ngoài. Đây cũng là lúc phần rộng nhất của đầu bé được nhìn thấy. Niềm vui sinh con ngày một dâng lên khi lần lượt từng phần trên khuôn mặt bé xuất hiện: trán, mũi, miệng và cuối cùng là cằm.
Sau khi đầu em bé xuất hiện, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn sẽ kéo bé ra dần dần rồi lần lượt hút chất nhầy trong mũi và miệng cho bé. Sau đó, họ kiểm tra xem dây rốn có quấn cổ bé hay không. Nếu dây rốn quấn xung quanh cổ của em bé, bác sĩ sẽ kéo nó qua đầu bé. Nếu cần, họ sẽ kẹp và cắt nó.
Sau đó, đầu của bé sẽ quay sang một bên khi vai bé bắt đầu xoay bên trong xương chậu của bạn để chuẩn bị đi ra. Với cơn co thắt tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn để dùng lực đẩy khi vai bé ló ra, rồi đến cơ thể của bé được đẩy ra ngoài. Quá trình sinh con đã hoàn tất!
Cuối cùng, bạn đã đươc ôm bé vào lòng!
Khi từ bụng mẹ chuyển qua sống trong bầu khí quyển, bé cần phải được giữ ấm và được lau khô bằng khăn. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể sẽ nhanh chóng hút miệng và mũi bé một lần nữa nếu như bé còn nhiều chất nhầy trong đường hô hấp.
Nếu không có gì bất thường, bé sẽ được đặt lên bụng của bạn để bạn có thể chạm vào, hôn hay chỉ đơn giản là nhìn bé. Sự tiếp xúc da thịt với mẹ sẽ làm cho bé dễ chịu và ấm áp. Bé sẽ được quấn kỹ trong một tấm chăn ấm áp và có lẽ bé sẽ được đội chiếc mũ đầu tiên của mình để giữ ấm cơ thể.
Bác sĩ sẽ kẹp dây rốn của bé ở hai vị trí và sau đó sẽ cắt khoảng giữa 2 vị trí này. Chồng của bạn có thể sẽ được vinh dự mời làm việc này.
Lúc này bạn sẽ đắm chìm trong những cảm xúc lẫn lộn như hưng phấn, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích… và tất nhiên cảm giác căng thẳng cũng được giảm đi. Sau đó, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hay tràn đầy năng lượng,…
Giai đoạn thứ 2 sẽ kéo dài trong bao lâu?
Toàn bộ giai đoạn thứ hai có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nếu không dùng cách gây tê ngoài màng cứng, thời gian trung bình là gần một giờ cho lần sinh con đầu tiên và khoảng 20 phút nếu bạn đã từng sinh qua ngã âm đạo trước đó. Nếu bạn lựa chọn gây tê ngoài màng cứng, giai đoạn này thường kéo dài lâu hơn.
Kinh nghiệm đi sinh: Chuẩn bị trước khi sinh con ở bệnh viện như thế nào? Trước khi ngày dự sinh đến, bạn và chồng nên sớm tìm hiểu kỹ những đường ngắn nhất để tới bệnh viện. Chớ quên tìm chỗ đậu xe, hãy nhớ rằng gia đình bạn sẽ phải để xe ở đó ít nhất 24 giờ. Để chuẩn bị trước khi sinh con ở bệnh viện, bạn nên hỏi thăm các nhân viên bệnh viện từ trước xem bạn nên vào đâu nếu đến bệnh viện ngoài giờ hành chính.
Giai đoạn chuẩn bị trước khi sinh sẽ như thế nào? Nếu đã đăng ký trước, bạn nên theo những chỉ dẫn đã nhận được, thông thường bạn có thể bỏ qua bàn tiếp tân và đi thẳng đến khu thai sản. Nếu chưa đăng ký trước, bạn vẫn có thể đi thẳng đến khu thai sản. Thường sẽ có một bàn đăng ký và nhân viên ở đó sẽ giúp bạn điền các loại giấy tờ cần thiết. Ở khu vực thai sản, các bác sĩ và y tá chuyên về việc chuyển dạ và sinh nở sẽ kiểm tra tình trạng của bạn để xác định xem bạn đã sẵn sàng nhập viện hay chưa.
Bạn có thể sẽ được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu. Sau đó bạn sẽ được kiểm tra các dấu hiệu quan trọng như các cơn co thắt của bạn bắt đầu khi nào với tần suất ra sao, nước ối đã vỡ hay chưa và mẹ có bị chảy máu âm đạo hay không. Bạn cũng nên báo cho bác sĩ hoặc y tá những thông tin như: bé của bạn có đang cử động hay không, bạn vừa mới ăn hay uống gì, và bạn đối phó với cơn đau như thế nào.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tần suất, thời gian của mỗi cơn co thắt ở bạn cũng như nhịp tim của bé. Đặc biệt, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ hơn bụng và âm đạo của bạn. Nếu có vẻ như bạn chưa chuyển dạ hoặc mới bắt đầu chuyển dạ trong khi bạn và bé vẫn bình thường, có thể bạn sẽ được cho về nhà cho đến khi cơn chuyển dạ diễn ra mạnh hơn. Ngược lại, bạn sẽ được cho nhập viện và thực hiện các thủ tục cần chuẩn bị trước khi sinh.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi nhập viện? Mẹ sẽ được lấy mẫu máu (để xác định nhóm máu của mẹ và dùng cho một số mục đích khác) và có thể được lắp ống truyền tĩnh mạch trong các trường hợp sau: mẹ có kết quả xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B và cần truyền thuốc kháng sinh; mẹ cần truyền nước vì không thể uống được, mẹ muốn gây tê cột sống hay gây tê ngoài màng cứng, mẹ cần điều trị oxytocin (thuốc gây co bóp tử cung), hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe hay biến chứng thai kỳ nào. Đây là giai đoạn chuẩn bị trước khi sinh.
Y tá hướng dẫn có nhiệm vụ chỉ cho bạn cách sắp xếp, bố trí trong phòng và cho chồng bạn biết nơi để nguồn nước nóng/ lạnh. Đừng ngại yêu cầu những thứ mà bạn có thể cần như ghế, khăn mát hay một chiếc chăn, hoặc hỏi bất cứ câu hỏi nào chưa kịp hỏi. Trong trường hợp bạn phải liên tục theo dõi tim thai, bạn sẽ cần quan tâm đến cách thức máy đo hoạt động: dòng nào cho thấy các cơn co thắt của bạn và dòng nào hiển thị nhịp tim. Bạn có thể yêu cầu tăng giảm âm lượng của máy nếu muốn. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về việc đăng ký trước tại bệnh viện để không phải lo lắng gì khi ngày sinh nở đến.