Có nên bôi vitamin E để qua đêm? Bạn từng nghe điều kỳ diệu mà vitamin E có thể hoạt động trên làn da, từ chống khô đến ngăn ngừa nếp nhăn? Nhưng đó chưa phải là tất cả, vitamin E là một chất chống oxy hóa hòa tan trong chất béo còn có thể chống lại các độc tố để trẻ hóa cho cả làn da và sức khỏe. Vitamin E đặc biệt có lợi cho những phụ nữ mang thai và mới sinh. Nhưng bà bầu có nên bôi vitamin E để qua đêm không?
Đó là một thắc mắc mà nhiều phụ nữ mang thai rất tò mò muốn biết. MarryBaby chia sẻ ngay vấn đề này để các bà bầu biết được có nên bôi vitamin E để qua đêm hay không nhé.
Bà bầu có nên bôi vitamin E để qua đêm không?
Vitamin E dung nạp bằng đường uống thì chỉ nên hạn chế ở mức không quá 15mg/ngày nhưng nếu dùng thoa ngoài da rất lành tính vì chúng không đáng kể. Do đó, dù bà bầu thoa ngoài da một lúc hoặc để qua đêm cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi trong bụng.
Tuy nhiên, nếu có làn da dầu và mụn, bạn không nên thoa vitamin E lên mặt và để qua đêm. Dịch vitamin E là một dạng gel bết dính có thể gây bít lỗ chân lông, khiến da khó hấp thụ oxy và dễ tích tụ chất nhờn lẫn cặn bã. Do đó, việc thoa vitamin E rồi để qua đêm dễ tạo thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây mụn phát triển, khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
Như vậy, đối với làn da trên cơ thể, bà bầu có thể thoải mái thoa vitamin E và để qua đêm. Còn đối với làn da mặt đang bị mụn, hay tiết dầu thì bạn không nên thực hiện việc này.
Vitamin E giàu tính nuôi dưỡng và chống oxy hóa, vì thế bà bầu có thể tham khảo những cách thoa vitamin E ngoài da và tóc để chăm sóc cơ thể trong thai kỳ như phần dưới đây.
Gợi ý cho bà bầu những cách dùng vitamin E để chăm sóc da và tóc trong thai kỳ
♦ Bôi một loại dầu giàu vitamin E, như dầu dừa, lên bụng và đùi của bạn. Cách này sẽ bổ sung độ ẩm và độ đàn hồi cho da, từ đó giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm các vết rạn da.
♦ Thêm vitamin E vào chế độ chăm sóc da của bạn để chống lại mụn trứng cá và bệnh chàm do mang thai. Ngoài ra, bạn có thể thay thế các sản phẩm hiện tại của mình bằng dầu vitamin E hoặc tự làm hỗn hợp dầu vitamin E và tinh dầu hoa oải hương để làm dịu bất kỳ chứng viêm và mẩn đỏ nào liên quan đến mụn trứng cá do mang thai.
♦ Xoa dầu vitamin E lên mặt để điều trị nám da khi mang thai, do lượng estrogen tăng đột biến kích thích sản xuất dư thừa melanin (tăng sắc tố). Vì làn da được tái tạo qua đêm, tốt nhất bạn nên thoa trước khi đi ngủ và rửa sạch vào buổi sáng.
♦ Nếu da dễ bị khô, hãy nhớ uống nhiều nước và thoa dầu vitamin E lên mặt để khóa ẩm.
♦ Nếu bạn đang mang thai và muốn tránh hóa chất trong sữa rửa mặt, hãy nhỏ vài giọt dầu vitamin E vào miếng bông để lau bụi bẩn và tạp chất trên mặt. Dịch vitamin E sẽ làm sạch da mặt, loại bỏ các thành phần độc hại và giữ cân bằng dầu cho da. Chăm sóc da bằng cách này rất phù hợp với các bà bầu có làn da khô.
[inline_article id=2339]
♦ Nếu bạn sinh mổ, hãy nhẹ nhàng thoa dầu vitamin E lên vết sẹo để vết sẹo nhanh mờ hơn. Dầu có thể tăng cường lớp niêm mạc của tế bào da, sửa chữa và làm lành làn da bị tổn thương.
♦ Hãy massage đáy chậu với dầu vitamin E. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cách này có thể làm giảm tỷ lệ rách trong quá trình sinh nở.
♦ Sau sinh, nếu da đầu khô, tóc mỏng, gãy và rụng, bạn có thể dùng vitamin E để giải cứu. Massage da đầu và tóc của bạn với hỗn hợp dầu vitamin E và dầu ô liu, sau đó giữ nguyên trong 30 phút. Dưỡng chất này không chỉ mang lại mái tóc bóng mượt, khỏe mạnh hơn mà còn cung cấp nước cho da đầu và thúc đẩy sự phát triển của tóc. Bởi vì vitamin E dưỡng tóc và sửa chữa các nang bị hư hỏng, thúc đẩy tóc phát triển khỏe mạnh một cách hiệu quả.
Vitamin E là một dưỡng chất thiết yếu để chăm sóc cơ thể từ bên trong cho thai kỳ. Vitamin E cũng có tác dụng tốt trong việc dưỡng da, tóc khỏe đẹp, bóng mượt, ngăn ngừa lão hóa. Mọi bà bầu đều có thể dùng loại vitamin này để thoa ngoài da, tuy nhiên đối với làn da mụn và da dầu, bạn chú ý không nên thoa vitamin E để qua đêm nhé. MarryBaby hy vọng, bài viết này có thể giúp bà bầu tháo gỡ được thắc mắc “có nên bôi vitamin E để qua đêm không” và biết cách chăm sóc da với loại vitamin này.
Hanako
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/vitamin-e-for-face
https://www.byrdie.com/vitamin-e-oil-uses
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-vitamin-e/art-20364144