Phần lớn các trường hợp ngôi thai ngang đều được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé. Vậy ngôi thai ngang nguy hiểm như thế nào? Làm thế nào để nhận biết thai nhi đang nằm ngang? Ngôi thai ngang nên mổ ở tuần bao nhiêu? Mẹ hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời nhé.
Thai ngôi ngang là gì?
Trước khi tìm hiểu ngôi thai ngang nên mổ ở tuần bao nhiêu, bạn cần biết ngôi thai ngang là gì? Vị trí của thai nhi là một trong những yếu tố quyết định sự thuận lợi của ca sinh nở. Ngôi thai ngang là tình trạng ít khi xuất hiện nhưng lại phức tạp và có khả năng gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
Thông thường, từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 35 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu xoay người, chúc đầu xuống phía dưới xương chậu để chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên, có những trường hợp bé chỉ quay đầu có nửa vòng rồi nằm chắn ngang cổ tử cung của mẹ.
Lúc này, vị trí bé không nằm theo trục dọc mà lại nằm ngang trong bụng mẹ. Cũng có trường hợp bé nằm xiên, đầu ở phía hố chậu và mông ở phía hạ sườn.
Đây được gọi là hiện tượng thai ngôi ngang (ngôi thai ngang), ngôi vai hay ngôi xiên. Vậy ngôi thai ngang nên mổ ở tuần bao nhiêu?
Khi sinh thường, em bé sẽ đi qua cổ tử cung và khung chậu đã giãn nở của mẹ để chào đời. Dựa vào vị trí của thai nhi so với đường đi này (gọi là kênh sinh), có thể chia tình trạng thai ngôi ngang thành 3 hình thái sau:
- Ngôi vai trái: Vai trái của bé đối diện với kênh sinh. Thai nhi ở vị trí này có nguy cơ dẫn đến tình trạng sa dây rốn. Sa dây rốn khiến thai nhi khó được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Trong trường hợp xấu nhất, thai nhi có thể tử vong nếu không được mổ kịp thời.
- Ngôi vai phải: Vai phải của bé đối diện với kênh sinh. Tư thế này cũng có nguy cơ gây nguy hiểm cho em bé, cần được can thiệp để hạn chế rủi ro.
- Ngôi ngang: Bé nằm ngang trong bụng mẹ, chắn ngay trước cổ tử cung. Với tư thế này, bé không thể nào đi vào ngả âm đạo nên mẹ không thể sinh thường. Đây là loại ngôi thai rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% trong các kiểu ngôi thai.
Nguyên nhân khiến ngôi thai ngang
Thai ngôi ngang được xem là ngôi thai bất thường. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:
- Mẹ mang song thai hoặc đa thai: Khi mẹ mang thai từ hai bé trở lên, tử cung thường không đủ chỗ cho cả hai xoay đầu về đúng vị trí ngôi thai thuận.
- Nhau tiền đạo: Nếu nhau thai nằm chắn ngay cổ tử cung, bé sẽ khó có thể quay đầu vào vị trí thuận lợi để chào đời.
- Vấn đề nước ối: Mẹ bầu có quá ít hoặc quá nhiều nước ối đều có thể ảnh hưởng đến vận động xoay đầu của bé.
- Sinh non: Khi mẹ bầu phải sinh non, em bé chưa có đủ thời gian để quay đầu xuống phía dưới.
- Cấu trúc xương chậu: Trong nhiều trường hợp, sự bất thường ở cấu trúc xương chậu của mẹ bầu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngôi thai ngang.
Cách nhận biết thai ngôi ngang
Ngôi thai ngang nên mổ ở tuần bao nhiêu? Mẹ cần biết cách nhận biết thai ngôi ngang, từ đó có cách xử lý phù hợp.
Thông thường, vào kỳ tam cá nguyệt thứ 3, các bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra vị trí của bé trong mỗi lần khám định kỳ. Thông qua việc sờ bụng hoặc siêu âm, bác sĩ sẽ xác định được bé có đang xoay đầu ngang hay không.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể phán đoán được vị trí của bé cưng thông qua một số mẹo nhỏ như:
- Dựa vào cử động của bé: Nếu thai nằm ngang, mẹ sẽ thấy những cú đạp mạnh của bé xuất hiện ở bụng trái hoặc bụng phải.
- Dựa vào khi sờ thành bụng: Đầu và mông bé là hai bộ phận cứng nhất và thường nhô ra một chút. Nếu mẹ sờ bụng thấy hai khối cứng ở cả hai bên bụng trái và phải thì nhiều khả năng em bé đang nằm ngang.
Mẹ lưu ý, các mẹo để phán đoán ở trên chỉ có tính chất tham khảo. Để biết chính xác bé có nằm ở thai ngôi ngang hay không, mẹ cần sự kết luận từ bác sĩ nhé.
Thai ngôi ngang nguy hiểm như thế nào?
Với trường hợp thai ngôi ngang, hầu như 100% mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ. Do thai nhi nằm chắn ngang tử cung nên em bé sẽ không thể đi theo đường ống sinh, qua khung xương chậu để chào đời.
Bên cạnh đó, tình trạng thai ngôi ngang dễ khiến màng thai rách sớm, sa dây rốn, nguy cơ suy thai, sảy thai hoặc vỡ tử cung.
Nếu được chẩn đoán thai ngôi ngang vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ cần được tăng số lần thăm khám định kỳ và theo dõi thật cẩn thận. Nếu có dấu hiệu bất thường, mẹ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Ngôi thai ngang nên mổ ở tuần bao nhiêu?
Ngôi thai ngang là hiện tượng khá hiếm gặp. Theo thống kê, cứ 500 bé thì chỉ có 1 bé nằm ngang trong những tuần cuối của thai kỳ. Ngoài ra, trong tổng số các trường hợp thai nhi nằm sai tư thế thì có khoảng 20% bé rơi vào thai ngôi ngang.
Tuy nhiên, nếu xét ở thời điểm tuần thứ 32 thì cứ 50 bé sẽ có 1 bé nằm ngang. Lúc này, nếu mẹ chưa tới ngày dự sinh thì mẹ không cần quá lo lắng. Nhiều khả năng bé chỉ đang trong quá trình xoay đầu và sẽ tiếp tục xoay về vị trí thai thuận.
Mẹ thắc mắc ngôi thai ngang nên mổ ở tuần bao nhiêu?
Tùy vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, bác sĩ sẽ có chỉ định lúc nào nên mổ lấy thai ngôi ngang. Nếu tình hình vẫn đang tiến triển tốt, nhiều khả năng ngôi thai ngang sẽ được mổ ở tuần thứ 38. Thời điểm này, bé đã phát triển tương đối ổn định và có thể chào đời ít rủi ro.
Tuy nhiên, nếu thai ngôi ngang ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến bé có thể gặp nguy hiểm, bác sĩ có thể sẽ mổ em bé sớm hơn dự kiến.
Việc ngôi thai ngang nên mổ ở tuần bao nhiêu tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có tư vấn và chỉ định cho mẹ.
Có thể thay đổi vị trí thai ngôi ngang được không?
Bên cạnh vấn đề ngôi thai ngang nên mổ ở tuần bao nhiêu, nếu mẹ vẫn chưa đến ngày dự sinh và tình trạng thai ngôi ngang vẫn trong tầm kiểm soát, mẹ có thể thử một số cách để hỗ trợ bé xoay đầu đúng.
- Mẹ quỳ bằng tứ chi theo tư thế em bé tập bò, sau đó rướn người lên xuống trong vài phút.
- Cũng xuất phát từ tư thế bò, mẹ tiếp tục di chuyển cánh tay về phía trước cho đến khi đầu nằm trên sàn, lúc này phần thân mông sẽ hướng lên trên. Mẹ hít thở nhịp nhàng và giữ tư thế này trong vài giây.
- Mẹ đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 15 – 20 phút. Việc vận động có thể kích thích sự co giãn của xương chậu, từ đó hỗ trợ bé xoay đầu.
- Massage lưng cũng là cách giúp bé quay đầu xuống hiệu quả mà bạn có thể thử.
Tùy vào từng hình sức khỏe, mẹ có thể điều chỉnh mức độ cũng như tần suất thực hiện các động tác trên. Nếu thấy áp dụng không ổn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé. Lưu ý là các cách trên chỉ mang tính chất hỗ trợ bé xoay đầu về ngôi thuận.
Mẹ vẫn cần sự theo dõi và thăm khám đều đặn từ bác sĩ. Trong trường hợp không thể thay đổi được ngôi thai, phương án mổ lấy thai là cách xử lý đúng đắn và an toàn nhất cho mẹ và em bé.
Ngôi thai ngang nên mổ ở tuần bao nhiêu? Thời điểm mổ lấy thai sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các bác sĩ sẽ cân nhắc về độ rủi ro để có quyết định hợp lý. Mẹ cần giữ tinh thần thật tốt, tuân thủ lịch khám định kỳ đều đặn để đón bé yêu chào đời thật an toàn nhé.
Xem thêm: