Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Nguy cơ sảy thai do thiếu progesterone

Progesterone tăng cao trong khi mang thai là nguyên nhân dẫn đến những “tác dụng phụ” khó ưa. Tuy nhiên, đừng vội ghét bỏ những hormone thai kỳ này mẹ nhé! Không có chúng, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao trong những tháng đầu tiên của thai kỳ

Thai kỳ khỏe mạnh
Hormone progesterone đóng vai trò quan trọng, giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh

1/ Ảnh hưởng của hormone progesterone đến thai kỳ

– Điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt

– Ảnh hưởng đến quá trình làm “tổ” cho trứng

– Làm nhiệt độ cơ thể tăng cao khi rụng trứng và trong những ngày “đèn đỏ”

– Tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai nhi

– Tạo ra nút nhầy cổ tử cung để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn

– Ngăn chặn các cơn co thắt tử cung

2/ Sự thay đổi của hormone progesterone trong giai đoạn đầu thai kỳ

– 1-2 tuần đầu tiên của thai kỳ: Trong thời gian này, lượng hormone progesterone từ buồng trứng vào khoảng 1 – 1,5 ng/ ml. Progesterone giúp cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng để chào đón một thai kỳ khỏe mạnh. Hầu hết các trường hợp, quá trình rụng trứng sẽ được hoàn tất trong 2 tuần đầu tiên của thai kỳ.

– Tuần thứ 3- 4 của thai kỳ: Sau khi rụng trứng, endocrines trong buồng trứng sẽ bắt đầu sản xuất progesterone với mức độ 2 ng/ml hoặc cao hơn để chuẩn bị cho quá trình thụ thai.Trong tuần thứ 3, trứng sẽ được thụ tinh và quá trình này làm tăng nồng độ progesterone trong cơ thể lên khoảng 1- 3 ng/ml mỗi ngày và đỉnh điểm có thể đạt đến 10-29 ng/ml.

[inline_article id=67049]

– Tuần thứ 5-6 của thai kỳ: Giai đoạn này, hormone progesterone đã đạt đến mức 10-29 ng/ml mỗi ngày. Với nhiệm vụ chính là nuôi dưỡng nhau thai, kích thích tăng trưởng mạch máu tử cung và giúp nhau thai hoạt động, progesterone góp phần giúp mẹ bầu có một thai kỳ ổn định và khỏe mạnh. Tuy nhiên, tình trạng tăng cao của progesterone trong giai đoạn này có thể gây ra một số “tác dụng phụ” cho mẹ bầu, như tình trạng ngứa da chẳng hạn.

– Tuần thứ 7-14 của thai kỳ: Trong giai đoạn này, nhau thai sẽ bắt đầu “chiếm ngôi”, thay thế buồng trứng sản xuất progesterone. Do đó, nồng độ progesterone đặc biệt cao hơn vào giai đoạn này, nhất là đối với những phụ nữ mang song thai hoặc đa thai. Thông thường, nồng độ progesterone trong giai đoạn này vào khoảng 15- 60ng/ml và có tác dụng thư giãn các cơ bắp, tạo nhiều không gian hơn để bé phát triển. Điều này cũng giúp ngăn ngừa những cơn co thắt quá sớm trong thai kỳ. Tuy nhiên, mức độ progesterone lại là “thủ phạm” chính gây nên táo bón, ợ nóng và chứng khó tiêu ở mẹ bầu.

Tùy từng tam cá nguyệt, nồng độ progesterone sẽ giao động ở những mức độ sau:

– Tam cá nguyệt thứ nhất: 9-47 ng/ml

– Tam cá nguyệt thứ 2: 17-147 ng/ml

– Tam cá nguyệt thứ 3: 55- 200 ng/ml

[inline_article id=72547]

3/ Nồng độ progesterone thấp có nguy hiểm?

Để tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai, progesterone được đo liên tục trong 3 tháng đầu thai kỳ. Theo nghiên cứu, nồng độ progesterone ở tuần thai thứ 6 vào khoảng 6-10 ng/ml cho thấy một thai kỳ không an toàn. Nếu lo lắng về nồng độ progesterone, mẹ bầu có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Những phụ nữ đã có tiền sử sảy thai trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ có thể cần được điều trị progesterone để ngăn ngừa sự lặp lại.

Mức độ progesterone thấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sảy thai. Nồng độ progesterone giảm có thể dẫn đến tình trạng bong tróc lớp niêm mạc tử cung gây chảy máu. Nếu xuất hiện vệt máu đi kèm những cơn co thắt mạnh, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Đây là những dấu hiệu thường gặp của tình trạng sảy thai.

Những trường hợp suy giảm nồng độ progesterone có thể điều trị bằng thuốc đặt âm đạo, thuốc viên, thuốc tiêm… Tùy cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khác nhau.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby