Hiểu rõ nguyên nhân khiến bà bầu bị đau hông trái, cũng như phương pháp cải thiện sẽ giúp chị em có thai kỳ khỏe mạnh, thoải mái hơn.
Nguyên nhân bà bầu bị đau hông trái
Khi bắt đầu bước vào thời kỳ thai nghén, cơ thể người mẹ có rất nhiều sự thay đổi. Một trong những số đó là tình trạng đau hông trái.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do tử cung lớn dần lên gây áp lực lên dây thần kinh hông. Đây là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể chạy từ tiểu khung đến chân chi phối hoạt động của phần thân dưới. Bởi vậy khi tử cung lớn lên, gây áp lực vào tiểu khung, gây ra sức ép lên dây thần kinh này càng lớn gây nên những cơn đau hông vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân thứ hai khiến bà bầu bị đau hông trái là do đứng lên, ngồi xuống quá nhiều. Thai nhi đạp hay thúc đầu xuống gây những cơn đau tức khó chịu.
Thiếu canxi do cơ thể phải nuôi dưỡng thai nhi mà không bổ sung đầy đủ hay tăng cân quá đà gây áp lực lên khớp háng cũng là nguyên nhân gây nên những cơn đau nhức hông.
Theo thống kê thì những người lao động chân tay, thừa cân, mang đa thai hoặc có tiền sử đau hông sẽ rất dễ mắc phải tình trạng này.
>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng dưới bên trái khi mang thai: Coi chừng bị biến chứng thai kỳ
Cách cải thiện tình trạng đau hông trái ở bà bầu
Dù những cơn đau hông không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì thế nếu bà bầu bị đau hông bên trái thì nên thực hiện các biện pháp sau để cải thiện:
1. Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng
Điều này sẽ giúp cơ thể được thả lỏng một cách thoải mái. Bà bầu nên chọn các môn như bơi lội, đi bộ, yoga cho bà bầu… Kết hợp massage thư giãn nhẹ nhàng, ngâm mình với nước ấm.
Việc luyện tập còn giúp kiểm soát cân nặng, giảm phù nề và tăng cường ô-xy cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy vận động điều độ sẽ kích thích thai nhi thay đổi vị trí, giảm áp lực lên xương chậu
2. Tránh làm việc nặng
Việc bà bầu bị đau hông phái bên trái một phần nguyên nhân là do khớp xương bị ảnh hưởng. Bởi vậy, phụ nữ mang thai không nên vận động quá mạnh, khiêng vật nặng.
3. Tránh ngồi xổm và gập người
Điều này sẽ giúp xương chậu không phải chịu thêm áp lực. Nên ngồi trên ghế, lưng thẳng và tựa vào mặt phẳng.
4. Tuyệt đối không đi giày cao gót
Điều này sẽ khiến cơ thể mất cân bằng, xương chậu nghiêng làm vùng hông bị đau. Đặc biệt nó còn gây nguy hiểm cho thai nhi nếu bị trượt ngã. Ngoài ra, bà bầu cũng không nên mang giày, dép quá chật làm sưng kẽ chân. Tốt nhất mẹ bầu nên chọn loại đế bằng, phù hợp với kích thước chân.
5. Chế độ ăn uống
Như đã nói ở trên việc thiếu canxi sẽ khiến bà bầu bị đau hông trái, khớp háng. Bởi vậy, thai phụ cần chú ý bổ sung canxi thông qua các thức ăn như sữa, các chế phẩm sữa, tôm, cua… kèm theo các chất cần thiết như sắt, vitamin D, A, C…
Đồng thời nên bổ sung thêm canxi đường uống từ 3 tháng giữa trở ra.
>>> Bạn có thể tham khảo: Dây rốn quấn cổ 2 vòng và cách điều trị được nhiều mẹ áp dụng
Bà bầu bị đau hông trái có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ có bầu bị đau hông trái hay gặp bất kỳ vấn đề nào khi mang thai đều sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của mẹ bầu. Những cơn đau sẽ khiến bà bầu mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn dẫn đến cơ thể không hấp thụ được những dưỡng chất cần thiết để nuôi thai nhi. Cơ thể mẹ không đủ dinh dưỡng dẫn đến thai nhi không có điều khiện phát triển khỏe mạnh. Từ đó dễ xảy ra các tình trạng như:
- Suy thai.
- Sinh non, thiếu tháng.
- Trẻ sinh ra có cân nặng và chiều cao không đạt têu chuẩn.
- Chậm phát triển, khả năng học hỏi và nhận thức kém,…
Biện pháp giúp giảm đau hông tức thời
- Nằm xuống nghỉ ngơi, bà bầu bị đau hông trái sẽ nằm nghiêng về bên trái.
- Nếu phải đứng liên tục thì nên dồn trọng tâm vào một chân rồi thay đổi liên tục khi mỏi.
- Đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để tránh đau hông lúc ngủ.
- Thay đổi tư thế ngủ nghiêng về bên phải, kết hợp kê gối nhỏ ở vùng hông.
- Dùng đai hỗ trợ nâng bụng để giảm áp lực lên vùng hông.
- Sử dụng gạc ấm đắp lên vùng hông bị đau đồng thời massage giãn cơ vùng hông đau.
- Thực hiện các bài tập thể dục giảm đau hông theo hướng dẫn của chuyên gia.
Nếu bà bầu bị đau hông trái quá nặng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau.
>>> Bạn có thể tham khảo: Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi
Tuy bà bầu bị đau hông bên trái là biểu hiện bình thường. Nhưng trong 3 tháng đầu một số trường hợp đau hông kèm các biểu hiện sau cần được xem là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm:
- Đau hông trái dữ dội, cơn đau xuất hiện liên tục, xâm lấn sang vùng bụng trên hoặc dưới.
- Chảy máu âm đạo.
- Phần thắt lưng bị mỏi, khó chịu.
- Thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi.
- Không cảm nhận được sự xuất hiện của thai nhi (thai máy yếu, ít đi hoặc không thấy thai máy).
Vì vậy, khi bà bầu bị đau hông trái và kèm theo những biểu hiện trên cần được theo dõi, thực hiện các biện pháp chữa trị kịp thời để giúp cải thiện tình trạng sớm nhất.
[inline_article id=242846]