Bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi biết mình mang thai, mẹ ắt hẳn còn rất nhiều bỡ ngỡ. Đừng lo! Chuyên mục này như một cẩm nang thu nhỏ để hành trình của mẹ cùng bé yêu nhẹ tênh trông thấy.
Khi mang thai, làn da cũng có thể sẽ gặp các vấn đề trên khiến bà bầu cảm thấy thiếu tự tin về nhan sắc. Để giúp da mặt đẹp hơn khi mang thai, bà bầu thường tìm đến nhiều cách làm đẹp, trong đó có peel da. Bà bầu có peel da được không? Bà bầu peel da có tốt không? Hãy tìm hiểu vấn đề này cùng MarryBaby nhé!
Peel da là gì?
Trước khi tìm hiểu bầu có peel da được không; bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp peel da là gì nhé. Peel da là quy trình làm bong tróc lớp biểu bì trên cùng của làn da với các dung dịch hoá học để giúp da mịn màng và đẹp hơn.
Phương pháp peel da hoá học được thực hiện với các mức độ khác nhau từ nhẹ đến sâu trên da. Hoặc chuyên viên cũng có thể kết hợp phương pháp này với các thủ thuật thẩm mỹ khác để cải thiện làn da không đều màu, nhiều nếp nhăn, sẹo mụn,…
Bà bầu không nên peel da trong suốt thai kỳ. Vì các chất hóa học trong quá trình peel da có thể xâm nhập sâu vào các biểu bì của da và truyền vào máu, dẫn đến gây hại cho thai nhi.
Bà bầu có peel da được không?
Ngoài ra, khi bà bầu peel da có thể gặp phải những tác hại dưới đây:
1. Các vấn đề da liễu trầm trọng hơn
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể dẫn đến gia tăng sắc tố khiến làn da bị nám. Việc gặp phải các vấn đề về sắc tố da khi mang thai là điều bình thường. Nếu bà bầu thực hiện peel da hoá học có thể làm cho tình trạng của da trở nên ngày càng tồi tệ và khiến các sắc tố trở nên sẫm màu hơn.
2. Kết quả cải thiện làn da không như mong đợi
Bà bầu peel da được không? Một trong những điều khiến bà bầu không nên peel da là sự cải thiện làn da không được như kỳ vọng. Bởi vì, những vấn đề như nám hay mụn trứng cá khi mang thai là do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể (1). Do đó, bà bầu có thể tái phát liên tục các tình trạng về da trong thai kỳ sau khi peel da.
3. Có thể dẫn đến sảy thai
Một số chất hóa chất dùng để peel da có thể thấm sâu xuống các lớp biểu bì, truyền vào máu dẫn đến sảy thai và gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, một số quy trình peel da cần gây mê toàn thân có thể không an toàn cho bà bầu và thai nhi (2).
Bà bầu có peel da được không? Bầu peel da có thể dẫn đến sảy thai
4. Có thể gây ra mụn rộp
Bầu peel da có được không? Ngoài những tác hại trên, một số phụ nữ mang thai cũng có thể bị bùng phát các bệnh nhiễm trùng do virus như herpes sau khi thực hiện peel da hoá học. Virus Herpes là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn rộp, mụn nước ở các bộ phận như môi, miệng, não, mắt hay thậm chí ở bộ phận sinh dục.
5. Tác dụng phụ khác
Bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi peel da như:
Bị sẹo da
Da đỏ ửng tạm thời
Trong một số trường hợp hiếm hoi có thể ảnh hưởng xấu đến tim, gan và thận.
[key-takeaways title=””]
Với những tác hại trên, phương pháp peel da hoá học không nên thực hiện khi mang thai bạn nhé!
Mặc dù, bà bầu không nên peel da trong thai kỳ nhưng trong một số trường hợp cần phải peel da thì có thể sử dụng các chất hoá học nhẹ an toàn khi mang thai như axit alpha hydroxy, axit glycolic, axit lactic và axit trái cây. Bởi vì, các chất trên chỉ hoạt động không quá 5 phút trên da và không gây hại cho thai nhi.
Song tốt nhất, để an toàn cho thai kỳ thì bạn không nên peel da. Ngoài ra, nếu vẫn muốn peel da thì nên hỏi ý kiến bác sĩ da liễu.
Như vậy bạn đã biết, bà bầu có peel da được không rồi. Tốt nhất, thai phụ không nên peel da và chỉ nên dưỡng da cho bà bầu bằng các sản phẩm sử dụng nguyên liệu thiên nhiên. Bên cạnh đó, bầu cũng chú ý các cách chăm sóc da dưới đây để làn da được cải thiện tốt hơn. Cụ thể:
Ngủ đủ giấc
Tập thể dục
Duy trì cân nặng hợp lý
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
[inline_article id=59342]
Tóm lại, bà bầu có được peel da không? Tốt nhất, bà bầu không nên peel da trong suốt thai kỳ để tránh gây hại cho thai nhi. Để giúp cải thiện làn da khi mang thai, bà bầu nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục và duy trì cân nặng hợp lý nhé.
Mời bạn cùng Marry Baby khám phá những lợi ích dinh dưỡng mà hành tây mang lại cho sự phát triển của thai nhi để hiểu rõ hơn bà bầu ăn hành tây được không nhé.
Bà bầu ăn hành tây được không?
“Bầu 3 tháng đầu ăn hành tây được không?” là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu. Thực tế, trong giai đoạn nghén, nhiều mẹ bầu gặp tình trạng buồn nôn khi ăn hành tây do loại thực phẩm này có mùi vị hăng và nồng đặc trưng.
Tuy nhiên, nếu như bạn không bị nghén do hương vị của hành tây, bạn không cần phải lo lắng liệu bà bầu ăn hành tây được không. Mẹ bầu có thể ăn hành tây trong thai kỳ, kể cả hành sống và hành chín. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên ăn nhiều hành tây trong bữa ăn.
Thực tế, ăn quá nhiều bất cứ loại thực phẩm dinh dưỡng trong bữa ăn thường ngày không phải là một ý tưởng tốt, đặc biệt là khi mang thai. Mẹ bầu cần một chế độ dinh dưỡng cân đối bao gồm nhiều loại trái cây, rau củ và nguồn chất dinh dưỡng cần thiết khác.
[recommendation title=””]
Ăn hành tây trong 3 tháng đầu thai kỳ có gây sảy thai không?
Không có bằng chứng lâm sàng nào cho thấy ăn hành tây trong ba tháng đầu sẽ gây sảy thai. Tuy nhiên, tiêu thụ hành bị nhiễm khuẩn hoặc hư hỏng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm gây ra khi mang thai. Các vấn đề về thực phẩm nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
[/recommendation]
Lợi ích của hành tây đối với mẹ bầu
Bà bầu ăn hành tây được không? Lợi ích của hành tây đối với mẹ bầu
Như vậy, sau khi có đáp án cho thắc mắc “Bà bầu ăn hành tây được không?”, chắc hẳn, bạn cũng sẽ quan tâm đến giá trị dinh dưỡng của hành tây đối với mẹ bầu.
Hành tây được coi là một trong những thực phẩm chứa nhiều lợi ích dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Một củ hành cỡ vừa (khoảng 170 gam) chứa 64 calo và 20% lượng Vitamin C được khuyến nghị hàng ngày, 10% nhu cầu Vitamin B6 của bạn, 7% RDA là folate, 7% kali và 10% manga.
Dưới đây là vài lợi ích của hành tây đối với mẹ bầu:
Tăng cường miễn dịch: Hành tây là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, có thể giúp mẹ bầu cải thiện hệ miễn dịch
Cung cấp vitamin và khoáng chất: Hành tây giàu vitamin và khoáng chất như mangan, vitamin B6, thiamin và folate, các chất này quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ: Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng ăn hành tây có thể giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ phát triển đái tháo đường thai kỳ.
Cải thiện tiêu hóa: Hành tây chứa enzyme có khả năng kích thích tiêu hóa, giúp giảm cơn đầy hơi, chướng bụng thường gặp ở mẹ bầu.
Mặc dù hành tây mang lại những lợi ích cho mẹ bầu, nhưng việc ăn hành tây vừa phải kết hợp với chế độ ăn cân bằng và dinh dưỡng vô cùng quan trọng.
Tác dụng phụ của hành tây trong thai kỳ
Thực tế, việc ăn hành tây trong thai kỳ thường không gây ra tác dụng phụ đáng kể và thậm chí mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng cho bà bầu. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ phổ biến có thể xuất hiện ở một số phụ nữ tùy theo cơ địa và thể chất.
Dưới đây là một số tác dụng phụ mà mẹ bầu có thể trải qua khi ăn hành tây trong thai kỳ:
Ợ nóng và tiêu chảy: Ăn quá nhiều hành tây khi mang thai có thể làm bạn khó chịu hơn do chứng ợ nóng.
Nôn mửa: Mùi của hành tây có thể kích thích một số phụ nữ mang thai và gây ra cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
Dị ứng: Rất hiếm, nhưng có một số trường hợp một số phụ nữ mang thai có thể phản ứng dị ứng với hành tây hoặc các thành phần trong đó. Từ đó dẫn đến một số triệu chứng khó chịu, khó hô hấp hoặc tiêu chảy.
Tuy vậy, bạn không cần quá lo lắng, những tác dụng phụ này không phổ biến và không phải tất cả phụ nữ mang thai đều trải qua chúng. Nếu có bất kỳ lo lắng nào về tác dụng phụ khi ăn hành tây, bạn nên thảo luận với bác sĩ để nhận được lời khuyên và hỗ trợ thích hợp.
Lưu ý khi ăn hành tây trong thai kỳ
Hành tây có tính chất kháng khuẩn, nghiên cứu chứng minh răng loại thực phẩm này có thể chống lại vi khuẩn như E. coli.Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn nên tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến các món hành tây sống như: hành tây ngâm chua, salad ăn kèm với hành tây,…
Sau đây là những lưu ý chung khi mẹ bầu muốn ăn hành tây trong thai kỳ:
Rửa kỹ hành tây trước khi ăn, kể cả những loại đã được rửa sẵn.
Không nên ăn quá nhiều trong bữa ăn.
Hạn chế ăn hành tây sống. Tốt nhất, mẹ bầu chỉ nên ăn hành tây tươi và ăn liền trong ngày.
Hạn chế dùng salad trộn hành tây sống bán sẵn vì có nguy cơ nhiễm listeria.
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc “bà bầu ăn hành tây được không?”. Nếu được kết hợp trong chế độ ăn uống lành mạnh, hành tây hoàn toàn an toàn và là một loại rau củ quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai. Hy vọng bài viết trên giải đáp được thắc mắc của nhiều mẹ bầu và mang lại những thông tin hữu ích.
[key-takeaways title=””]
Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).
Vậy mẹ bầu ăn rau ngổ được không? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vì đây là một loại rau không thể thiếu trong ẩm thực của Việt Nam, nếu thiếu có thể khiến món ăn không còn ngon miệng nữa.
Tìm hiểu chung về cây rau ngổ
Trước khi tìm hiểu phụ nữ có bầu ăn rau ngổ được không; chúng ta cần hiểu rõ hơn về loại rau này. Rau ngổ có tên khoa học là Enydra fluctuans Lou là cây thân thảo, sống ngập trong nước hoặc nổi trên mặt nước.
Thân cây rau ngổ có hình trụ phân thành nhiều nhánh con, có đốt và phần thân bên trong giữa hai đốt rỗng. Cây rau gia vị này ưa mọc ở những nơi có nước như đầm lầy, ao hồ, trong ruộng ngập nước, mương máng…
Khi có bầu ăn rau ngổ được không? Hiện tại, MarryBaby chưa ghi nhận bất kỳ tài liệu khoa học nào chứng minh về tác hại của cây rau ngổ đối với thai kỳ. Do đó, mẹ bầu có thể dùng loại rau này để làm gia vị chế biến thức ăn trong suốt thai kỳ.
Mặc dù, rau ngổ không gây hại nhưng mẹ bầu cũng không nên tiêu thụ quá nhiều loại rau này. Bởi vì, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm gì cũng có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến các biến chứng không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên ăn rau ngổ khi còn sống. Vì thân cây rau có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các loại vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất khi tiêu thụ rau ngổ, mẹ bầu nên rửa sạch và trụng với nước sôi ở nhiệt độ 40-50℃ để diệt các loại trứng sán, vi khuẩn bám trên thân cây.
Liên quan đến vấn đề bầu ăn rau ngổ sống được không vì có thể nhiễm giun sán; bạn có thể tìm hiểu thêm về có bầu uống thuốc tẩy giun tốt hay xấu nhé.
Mẹ bầu ăn rau ngổ được không?
Tác dụng của rau ngổ với sức khỏe
Sau khi tìm hiểu bầu ăn rau ngổ được không; trong phần dưới đây chúng ta sẽ cần hiểu thêm về các tác dụng của loại rau này đối với sức khoẻ mẹ bầu. Cây rau ngổ có vị hơi đắng, tính mát, không chứa độc và có mùi thơm đặc trưng khi ăn.
Theo Y học Cổ truyền, rau ngổ có công dụng giải nhiệt, trị nóng trong, tiêu độc, giảm mỡ máu, chống sưng viêm, giảm đau, cầm máu và thông hoạt trung tiện. Loại rau gia vị này còn được dùng để điều trị các bệnh lý sỏi thận, sỏi mật, bí tiểu, tiểu không tự chủ, ăn không tiêu, viêm khớp, ho cảm, bệnh gout, tiểu đường, viêm gan, ra nhiều huyết trắng ở phụ nữ…
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, nhóm coumarine và flavonoid trong rau ngổ có khả năng chữa viêm khớp, viêm gan, tổn thương nhiễm trùng ngoài da. Và chất nevadensin chiết xuất từ rau ngổ cũng có công dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư hiệu quả.
Như vậy, mẹ bầu không những được ăn rau ngổ trong thai kỳ mà loại rau này còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để giúp bổ sung vào thực đơn mang thai, MarryBaby xin gợi ý cho mẹ bầu một số món ăn chế biến với rau ngổ dưới đây nhé:
1. Cách chế biến rau ngổ xào tỏi
Bà bầu có ăn được rau ngổ xào tỏi không?
1.1 Nguyên liệu:
200g rau ngổ
2 tép tỏi
Nước mắm
Hạt nêm
Dầu ăn
1.2 Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn hãy nhặt sạch rau ngổ, cắt bỏ gốc và lá già, lá sâu. Sau đó, bạn rửa sạch rau với nước và để ráo. Với tỏi, bạn bóc vỏ và đập dập.
Bước 2: Bạn đặt chảo lên bếp rồi cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Khi dầu nóng, bạn cho tỏi đã đập dập vào phi thơm, rồi cho rau ngổ vào xào nhanh tay. Kế đến, bạn nêm thêm ½ muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm vào rau rồi xào đều tay khoảng 3 phút thì tắt bếp. Sau đó, bạn có thể thưởng thức món rau ngổ xào tỏi rồi.
Mẹ bầu có được rau ngổ không và có ăn được lươn um rau ngổ không?
2.1 Nguyên liệu:
500g lươn
500g rau ngổ
2 chén nước cốt dừa
4 tép tỏi
4 trái ớt
Hành lá
Đậu phộng rang
Gia vị
2.2 Cách chế biến:
Bước 1: Bạn cần làm sạch lươn bằng cách bóp với muối khoảng 2 phút rồi tuốt từ đầu đến đuôi lươn. Sau đó, bạn rửa lươn lại với nước nhiều lần cho đến khi hết nhớt. Hoặc nếu nhà bạn có tro bếp thì có thể làm sạch nhớt lươn bằng cách tương tự với muối.
Bước 2: Bạn mổ lươn và loại bỏ hết phần ruột bên trong rồi rửa lại thật sạch với nước. Lươn sau khi sơ chế, bạn cần ướp với 1/2 muỗng cà phê muối, 1 ít bột ngọt, 1 ít bột nêm, 1,5 muỗng canh nước mắm. Bạn cũng có thể thay đổi lượng gia vị tùy theo khẩu vị của gia đình. Sau đó, bạn xoa đều thịt lươn để cho gia vị thấm và cho lươn nghỉ khoảng 20-30 phút.
Bước 3: Bạn lấy tỏi lột vỏ rồi băm nhuyễn, hành lá và cắt khúc khoảng 3-4cm, còn rau ngổ có thể lặt thành từng miếng vừa ăn.
Bước 4: Bạn hãy đặt chảo lên bếp, cho vào một ít dầu ăn và chờ đến khi dầu sôi thì cho tỏi vừa băm vào rồi phi lên cho hơi vàng. Sau đó, bạn bỏ lươn vào chiên sơ khoảng 5-7 phút rồi gắp ra dĩa.
Bước 5: Bạn cho rau ngổ vào nồi, kế đến cho lươn lên phía trên rau rồi cho thêm 1/2 nước cốt dừa vào. Kế đến, bạn đậy nắp lại và um trong khoảng 7 phút.
Bước 6: Sau khi bạn um lươn lần 1 thì mở nắp ra để trở lươn và rau ngổ lại. Tiếp theo, bạn đậy nắp lại và tiếp tục um lươn trong khoảng 15 phút.
Bước 7: Tiếp đến, bạn mở nắp ra để trở rau thêm 1 lần nữa và cho nước cốt dừa còn lại vào và um thêm khoảng 4–5 phút.
Bước 8: Sau đó, bạn tiếp tục trở lươn lại rồi cho thêm hành lá và ớt vào rồi tắt lửa. Bây giờ, bạn cho lươn um rau ngổ ra đĩa và rắc thêm ít đậu phộng và thưởng thức. Bạn có thể ăn kèm lươn um với bún tươi hay cơm nóng, cùng với một chén nước chấm đậm đà nhé.
Mẹ bầu có ăn được rau ngổ không? Bầu có ăn được cháo lươn không?
Ngoài cách làm um lươn rau ngổ ở trên, bạn có thể chế biến cháo lươn với rau ngổ với công thức sau:
3.1 Nguyên liệu:
500g lươn
Gạo
Rau ngổ
Đậu hũ
Dầu ăn
Gia vị
3.2 Cách chế biến:
Bước 1: Bạn cần rửa sạch lươn với muối, luộc sơ qua và lọc bỏ xương. Kế đến, bạn rang vàng gạo và nấu thành cháo. Còn hành tím thì bạn bóc vỏ và cắt lát mỏng. Với rau ngổ, bạn cần rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong 5 phút rồi thái nhỏ. Và đậu hũ thì bạn rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn.
Bước 2: Kế đến bạn cho dầu ăn vào chảo và chiên ngập mặt đậu hũ. Sau đó, bạn đợi đến khi đậu hũ vàng giòn rồi gắp ra đĩa.
Bước 3: Tiếp theo, bạn cho dầu ăn vào chảo, đợi dầu sôi thì cho hành tím vào phi vàng. Sau đó, bạn cho thịt lươn, nước mắm và hạt nêm vào đảo nhẹ và tắt bếp.
Bước 4: Khi cháo đã chín, bạn cho lươn, đậu hũ chiên và rau ngổ vào nấu thêm 3 phút là có thể thưởng thức được rồi.
4. Bí đỏ xào rau ngổ
Bầu có ăn được rau ngổ xào bí không?
4.1 Nguyên liệu:
Bí đỏ
Rau ngổ
Tỏi
Gia vị
4.2 Cách chế biến:
Bước 1: Bạn cần gọt vỏ, bỏ hạt bí đỏ rồi rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn. Với rau ngổ, bạn cần rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi cắt nhỏ. Còn tỏi thì bạn bóc vỏ và băm nhuyễn.
Bước 2: Kế đến, bạn xào bí đỏ với rau ngổ rồi nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Sau đó, bạn có thể thưởng thức món bí đỏ xào rau ngổ thơm ngon rồi đó.
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần nướng sơ chân giò heo rồi ướp với ớt bột, tương ớt, đường, hạt nêm, mắm tôm và riềng băm trong 1 tiếng.
Bước 2: Bạn cần rửa sạch rau ngổ rồi ngâm nước muối loãng 5 phút, vớt ra và thái nhỏ.
Bước 3: Kế đến, bạn đặt chảo lên bếp rồi cho chân giò đã ướp vào xào với dầu ăn.
Bước 4: Tiếp theo, bạn cho nước dừa vào ninh chân giò trong khoảng 2 tiếng.
Bước 5: Bạn tiếp tục nêm gia vị vào chân giò để vừa ăn rồi cho rau ngổ vào đun thêm 3 phút nữa và tắt bếp. Đến đây, bạn có thể cho món ăn ra dĩa và thưởng thức món chân giò giả cầy thơm ngon rồi đó.
[inline_article id=279255]
Như vậy bạn đã biết mẹ bầu ăn rau ngổ được không rồi phải không? Mẹ bầu có thể ăn được rau ngổ trong suốt thai kỳ nhưng đừng ăn quá nhiều. Tốt nhất, bạn cần ăn các món ăn chế biến với rau ngổ xen kẽ với các món ăn khác để cân bằng dinh dưỡng nhé.
[key-takeaways title=””]
Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).
Nếu bạn cũng có ý định chọn tên bắt đầu bằng chữ T cho ái nữ thì hãy tham khảo bài viết này của MarryBaby nhé. Hy vọng danh sách tổng hợp những tên cho con gái dưới đây sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng chọn một tên hay và ấn tượng cho con gái rượu của mình.
Tên bắt đầu bằng chữ T cho nữ – Tên Tâm
[key-takeaways title=””]
Trong tiếng Hán – Việt, chữ Tâm chỉ đến tâm hồn, tinh thần và tình cảm. Con gái tên Tâm có nghĩa là một người con gái sống tình cảm biết trước biết sau, là người có tinh thần lạc quan và tâm hồn trong sáng.
[/key-takeaways]
Dưới đây là một số tên bắt đầu bằng chữ T cho nữ với tên Tâm:
An Tâm: Ba mẹ mong con gái sẽ có một tâm hồn bình an và trong sáng.
Ân Tâm: Con sẽ là một người con gái biết trọng ân nghĩa và có tâm hồn trong sáng như ánh trăng.
Anh Tâm: Con chính là một cô gái thông minh và có một tâm hồn lạc quan.
Bảo Tâm: Con là bảo bối với ba mẹ và là một cô con gái sống tình cảm.
Diệu Tâm: Ba mẹ mong con sẽ là cô gái sống tình cảm và dịu dàng.
Như Tâm: Con có tài năng nổi trội, thông minh, sống tình cảm nên được nhiều người yêu mến.
Ngọc Tâm: Ba mẹ mong con có một tâm hồn sáng trong như ngọc quý.
Minh Tâm: Con chính là một cô gái thông minh và có một tâm hồn lạc quan.
Mỹ Tâm: Ba mẹ mong con là một cô gái có ngoại hình xinh và một tâm hồn đẹp.
Thanh Tâm: Con có một tâm hồn bình yên, một cuộc sống an lành, hạnh phúc và may mắn.
Trong tiếng Hán – Việt, Thanh mang ý nghĩa chỉ sự trong sạch và thanh khiết. Con gái tên Thanh là người tài sắc vẹn toàn, sống ngay thẳng và không thích giả dối.
[/key-takeaways]
Dưới đây là một số tên đệm đi cùng với tên Thanh:
An Thanh: Con là một cô gái sống ngay thẳng và có một cuộc sống bình an.
Bảo Thanh: Bảo bối của con chính là tâm hồn trong sáng với một trái tim lương thiện, chân thanh và ngay thẳng.
Giang Thanh: Ba mẹ mong con sẽ là người ngay thẳng và có một cuộc sống êm ả như dòng sông trôi.
Hồng Thanh: Sự chính trực và tài sắc của con chính là một hồng ân Ông Trời ban tặng.
Lan Thanh: Con là một cô gái có khí chất thanh cao, thuần khiết và quyến rũ như cành hoa lan.
Minh Thanh: Sự thông minh, trong trắng và thanh cao của con khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Ngọc Thanh: Con chính là cô gái có tâm hồn trong sáng, thuần khiết và thanh cao như một viên ngọc quý.
Tâm Thanh: Ước mong của ba mẹ chính là con sẽ trở thành một cô gái có tâm hồn thanh cao, trong trắng và lương thiện.
Thiên Thanh: Con chính là món quà quý giá từ Trời xanh ban tặng cho ba mẹ.
Xuân Thanh: Con là người thuần khiết mang đến sự vui tươi như mùa xuân đến cho mọi người.
Trong Hán – Việt, chữ Thi có nghĩa là thơ. Ngoài ra, Thi còn mang ý nghĩa là một loài cỏ có lá nhỏ dài lại có từng kẽ, hoa trắng hay đỏ phớt, hơi giống như hoa cúc, mỗi gốc đâm ra nhiều nhánh. Ba mẹ đặt tên con gái là Thi mong con sẽ có một đời nhẹ nhàng như thơ và bình yên.
[/key-takeaways]
Một số tên bắt đầu bằng chữ T cho nữ tên Thi:
Anh Thi: Con là một người con gái thông minh, giỏi thơ văn và được nhiều người biết đến.
Hà Thi: Một cô bé dịu dàng và nhẹ nhàng như áng thơ bên dòng sông. Ba mẹ mong con có một cuộc sống an bình.
Hương Thi: Với sự nhẹ nhàng, dịu dàng, con luôn thu hút mọi người dù đi đến bất cứ đâu.
Khánh Thi: Con là một cô bé vui vẻ, năng động và lãng mạn khiến nhiều người phải động lòng yêu.
Minh Thi: Con là một cô gái thông minh, học giỏi và hiểu biết sâu rộng hơn tất cả mọi người.
Nguyệt Thi: Như những áng thơ dưới ánh trăng vàng, con nhẹ nhàng, dịu dàng và an nhiên.
Phương Thi: Con là một cô gái giỏi giang và thông thạo mọi lĩnh vực.
Thanh Thi: Một cô gái thông minh, hiểu chuyện, thuần khiết và tinh tế nên được mọi người yêu mến.
Xuân Thi: Con là một cô gái xinh đẹp, vui vẻ và năng động.
Yến Thi: Như chim yến nhỏ, con dịu dàng và nhẹ nhàng như những áng thơ.
Theo nghĩa Hán – Việt, Thiên là từ chỉ đến Trời xanh, mang ý nghĩa là sự bao la, rộng lớn và mênh mông. Con gái tên Thiên là người có hiểu biết sâu rộng và chính trực.
[/key-takeaways]
MarryBaby xin gợi ý một số tên đệm đi cùng với tên Thiên bao gồm:
An Thiên: Sự bình an và may mắn của con chính là do Trời ban.
Ái Thiên: Con chính là sự yêu thương mà Ông Trời ban đến cho ba mẹ.
Bích Thiên: Con chính là viên ngọc bích được Trời bang tặng.
Cẩm Thiên: Ba mẹ mong con là một cô gái thông minh, hiểu rộng, tinh tế và dịu dàng.
Diệp Thiên: Con là người mang đến sức sống tươi mới cho gia đình và ba mẹ cũng rất yêu thương con.
Mỹ Thiên: Con là một cô gái đẹp được Trời ban xuống nhân gian mang niềm vui và hạnh phúc cho mọi người.
Như Thiên: Con chính là ý Trời, là bảo bối mà Trời ban tặng cho gia đình.
Ngọc Thiên: Con chính là viên ngọc quý từ Trời rơi xuống nhân gian.
Xuân Thiên: Con chính là mùa xuân của đất trời mang đến hạnh phúc cho muôn người.
Ý Thiên: Ý của Ông Trời là muốn ban tặng cho cho ba mẹ.
Chữ Thu trong tiếng Hán – Việt có nghĩa là sự trong trẻo, xinh đẹp và lãng mạn như khí trời mùa Thu. Con gái tên Thu cũng là một người sống lãng mạn, xinh đẹp và cuộc sống gặp nhiều may mắn.
[/key-takeaways]
Gợi ý một số tên bắt đầu bằng chữ T cho nữ với tên Thu:
Bích Thu: Con nhẹ nhàng và thanh khiết như bầu trời thu xanh ngát.
Diệu Thu: Con là một cô gái dịu hiền và thanh khiết như bầu trời thu.
Giang Thu: Với sự dịu dàng của mình, con có cuộc sống êm đềm như dòng sông mùa thu.
Hà Thu: Ba mẹ mong con sẽ có một cuộc đời thuận lợi và an bình như dòng sông mùa thu.
Hoàng Thu: Con chắc chắn có một cuộc sống rực rỡ, huy hoàng và nhiều yêu thương như bầu trời thu.
Hoài Thu: Từ kỷ niệm và yêu thương của ba mẹ vào mùa thu năm ấy mà mới có con như ngày hôm nay.
Lệ Thu: Ba mẹ mong con sẽ là người nhẹ nhàng và tình cảm như những ngày thu dịu dàng.
Mai Thu: Con là ánh nắng mai của trời mùa thu mang đến hạnh phúc ngập tràn cho ba mẹ.
Minh Thu: Con là cô gái thông minh, hiểu chuyện và sống tình cảm.
Sương Thu: Con xinh đẹp như giọt sương ban mai của trời thu khiến cho nhiều người phải động lòng.
Theo tiếng Hán – Việt, Thư có nghĩa là sự thư thái, ung dung, tự tại và an nhàn. Người con gái tên Thư là một người có cuộc sống an nhàn, nhẹ nhàng, giàu sang và hiểu biết rộng.
Theo tiếng Hán – Việt, chữ Thúy trong “ngọc Phỉ Thúy” mang ý nghĩa viên ngọc đẹp, viên ngọc quý. Ba mẹ đặt tên con gái là Thuý mong con sẽ xinh đẹp, được nâng niu và trân trọng như viên ngọc quý.
[/key-takeaways]
Một số tên Thúy đi cùng với tên đệm bao gồm:
Bích Thúy: Con chính là viên ngọc bích quý giá của ba mẹ.
Diễm Thúy: Con là cô gái dịu dàng, e lệ và quý giá của ba mẹ.
Diệu Thúy: Ba mẹ mong con sẽ là người con gái dịu dàng, hiền lành và quý giá.
Hồng Thúy: Con là một viên ngọc có màu hồng rất quý giá trên thế gian.
Hương Thúy: Con là viên ngọc quý toả hương thơm trong lành của gia đình.
Minh Thúy: Con là viên ngọc sáng thu hút mọi ánh nhìn.
Ngọc Thúy: Con chính là viên ngọc quý giá của ba mẹ.
Nguyệt Thúy: Con là viên ngọc sáng rực rỡ dưới ánh trăng đêm.
Phương Thúy: Con là một cô bé thông minh, lanh lợi, nhanh nhẹn và được nhiều người yêu mến.
Thanh Thúy: Con là một cô gái quý phái, thanh khiết và thu hút như viên ngọc xanh quý giá.
Theo nghĩa Hán – Việt, chữ Thủy có nghĩa là nước. Ba mẹ đặt tên con gái là Thủy với ước mong con sẽ dịu dàng, nhẹ nhàng và có cuộc sống êm ả, tự tại như dòng nước trôi.
[/key-takeaways]
Dưới đây là một số tên bắt đầu bằng chữ T cho nữ tên là Thủy:
Chi Thủy: Chi là cành lá, Chi Thủy tức là cành lá đầu tiên. Ba mẹ đặt tên con là Chi Thủy có nghĩa là sự khởi đầu mới của ba mẹ.
Diệu Thủy: Con chính là một cô bé dịu dàng, thùy mị và nhẹ nhàng như dòng nước trôi.
Hà Thủy: Hà Thủy mang ý nghĩa nước sông trôi êm ả. Ba mẹ mong con sẽ có một cuộc sống bình yên như dòng nước sông trôi.
Hạnh Thủy: Con là một cô gái nết na, đằm thắm, đức hạnh và có những phẩm chất cao quý.
Kim Thủy: Kim Thủy mang ý nghĩa dòng nước vàng lấp lánh. Ba mẹ đặt tên con là Kim Thủy mong con sẽ có một cuộc đời rực rỡ.
Nguyệt Thủy: Ba mẹ mong con sẽ có một đời an nhiên và hạnh phúc như một dòng nước trôi êm ả dưới ánh trăng đêm.
Phương Thủy: Ba mẹ mong con sẽ là một cô gái xinh đẹp, trong sáng, thuần khiết và tinh tế.
Thanh Thủy: Con là một cô bé xinh đẹp, trong sáng nên sẽ có một cuộc đời an yên và hạnh phúc.
Thu Thủy: Ba mẹ mong con sẽ là người con gái xinh đẹp, kiều diễm và sống tình cảm như sông thu êm đềm.
Xuân Thủy: Con là một cô gái xinh tươi và tràn đầy sức sống như mùa xuân tươi mới.
Trong tiếng Hán – Việt, chữ Trân có nghĩa là trân trọng, trân quý, xinh đẹp và trân châu. Ba mẹ đặt tên con gái là Trân có nghĩa là một cô bé xinh đẹp như trân châu ngọc bích và được nhiều người trân trọng.
[/key-takeaways]
Một số tên đệm đi cùng với tên Trân bao gồm:
Ái Trân: Con là một cô công chúa bé nhỏ được ba mẹ hết mực yêu thương.
Bảo Trân: Con là một viên ngọc quý giá của ba mẹ và gia đình.
Bích Trân: Con là viên ngọc bích quý giá rực rỡ thu hút mọi người.
Huyền Trân: Con là một cô gái xinh đẹp và dịu dàng như viên ngọc quý.
Kim Trân: Con là tài sản quý giá như vàng bạc châu báu của ba mẹ.
Ngọc Trân: Con là viên ngọc quý rực rỡ và tươi sáng của gia đình.
Quế Trân: Con là viên ngọc quý toả mùi hương. Ba mẹ mong con sẽ có một cuộc đời an yên và hạnh phúc.
Thanh Trân: Con là viên ngọc quý màu xanh được nhiều người chú ý đến.
Thuỳ Trân: Con chính là một cô gái dịu dàng, nết na và được mọi người yêu quý.
Yến Trân: Con nhỏ nhắn và quý giá như loài chim yến ngậm viên ngọc sáng.
Trong tiếng Hán – Việt, chữ Trang có nghĩa là nghiêm túc, mạnh mẽ, có chính kiến và giàu sang phú quý. Ba mẹ đặt tên con gái là Trang mong con sẽ là người chín chắn, mạnh mẽ và có cuộc sống phú quý.
[/key-takeaways]
MarryBaby xin gợi ý một số tên bắt đầu bằng chữ T cho nữ tên Trang:
Đoan Trang: Ba mẹ mong con sẽ là một người đứng đắn, tiết hạnh và nết na.
Hà Trang: Con chín chắn và có cuộc sống yên ả như dòng sông trôi.
Huyền Trang: Con là một cô bé xinh đẹp, quyến rũ và thu hút mọi người.
Linh Trang: Con là một cô bé khéo léo và linh hoạt trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Minh Trang: Con là một người con gái thông minh, nhanh nhẹn và đứng đắn.
Ngọc Trang: Con là một cô bé chín chắn và thông minh khiến nhiều người phải thu hút.
Thảo Trang: Con là người giỏi giang, xinh đẹp, thông minh và quyến quý.
Thiên Trang: Con là một cô bé được Trời bạn cho sự mạnh mẽ, có ý chí cao và không bao giờ khuất phục trước khó khăn.
Thu Trang: Con là một cô bé dịu dàng, nhẹ nhàng và có một cuộc đời yên bình, hạnh phúc như mùa thu.
Thuỳ Trang: Con chính là cô bé dịu dàng, nhẹ nhàng, thuỳ mị và nết na.
Trúc là tên của một loại cây nằm trong bộ tứ quý Mai – Lan – Cúc – Trúc. Ba mẹ đặt tên con là Trúc mong con sẽ là người mảnh mai, duyên dáng, thanh cao nhưng vẫn mạnh mẽ và kiên cường.
[/key-takeaways]
Gợi ý một số tên bắt đầu bằng chữ Tr cho nữ:
An Trúc: Con là một cô gái có dáng hình thanh mảnh, cá tính mạnh mẽ và một tâm hồn an bình.
Bảo Trúc: Con là một cây trúc qúy, mạnh mẽ và kiên cường trước mọi sóng gió.
Diễm Trúc: Con là một cô bé xinh đẹp, dịu dàng nhưng rất mạnh mẽ.
Hoàng Trúc: Con là một cây trúc bằng vàng mang đến nhiều may mắn cho gia đình.
Kim Trúc: Con là một cây trúc quý giá được nhiều người trân trọng.
Mỹ Trúc: Con là một cô gái xinh đẹp và có dáng người nhỏ nhắn.
Nhã Trúc: Con là người nho nhã, nhẹ nhàng và mạnh mẽ.
Như Trúc: Con gái của ba mẹ sẽ là người nhỏ nhắn, xinh đẹp nhưng rất kiên cường và mạnh mẽ.
Thanh Trúc: Con là một cây trúc xanh quý giá và mạnh mẽ trước sóng gió cuộc đời.
Thiên Trúc: Con là cây trúc được Trời ban cho ba mẹ. Vì vậy, con sẽ là một cô gái luôn tràn đầy bình an.
Những lưu ý khi chọn tên bắt đầu bằng chữ T cho ái nữ
Sau khi tham khảo những tên con gái bắt đầu bằng chữ T ở trên; bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi đặt tên cho con nhé.
Tránh đặt tên mang ý nghĩa xấu: Cái tên cũng ảnh hưởng đến vận mệnh của cả cuộc đời. Nếu bạn chọn tên con mang ý nghĩa xấu sẽ khiến con tự ti với tên gọi mà mất đi nhiều cơ hội lớn trong đời.
Tránh đặt tên con mang ý nghĩa cầu toàn: Cũng giống lưu ý trên, nếu bạn đặt cho con một cái tên mang ý nghĩa cầu toàn sẽ dễ bị bạn bè chọc ghẹo. Từ đó, con sẽ cảm thấy tự ti về tên gọi của mình mà ảnh hưởng đến tâm lý sau này.
Tránh đặt tên con trùng với tên của người có vai vế lớn hơn: Trong văn hoá Việt Nam, nếu bạn đặt tên con trùng với tên của người có vai vế lớn hơn trong dòng họ sẽ được cho là phạm huý và không tôn trọng người lớn.
[inline_article id=273146]
Như vậy bạn đã được được gợi ý rất nhiều tên bắt đầu bằng chữ T cho nữ rồi. Hy vọng bạn sẽ sớm chọn cho con gái yêu một cái tên vừa hay vừa ý nghĩa cho con nhé!
Tên con gái tiếng Anh bắt đầu bằng chữ B cũng có nhiều tên hay để bố mẹ tham khảo. Mỗi cái tên tương ứng với mỗi tính cách và sự kỳ vọng về một tương lai sáng ngời cho bé.
Bonnie – Con gái tên tiếng Anh Bonnie rất tốt bụng và đáng yêu, được nhiều người yêu mến.
Brianne – Brianne sáng suốt và có trách nhiệm, luôn được tín nhiệm tại trường học, công ty.
Bella – Đẹp như một ngôi sao sáng, nên con vừa thông minh, tinh tế, lại còn xinh đẹp và hiếu thảo.
Bailey – Người bảo vệ, sẵn sàng giúp đỡ và bênh vực kẻ yếu
Bethany – Con gái của Chúa, nhận đầy sự chúc phước từ Ngài.
Bridget – Mạnh mẽ và đầy nghị lực, con luôn bình an vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống thuận lợi
Britney – Con hạnh phúc và lạc quan, luôn được yêu thương bởi mọi người xung quanh
Barbara – Con gái có tinh thần mạnh mẽ và quyết tâm, luôn vươn tới những mục tiêu mình đã đặt ra, nên dễ thành công trong cuộc sống.
Bailey – Thân thiện và dễ đáp ứng với môi trường mới, con sẽ luôn có bạn bè, người thân giúp đỡ xoay quanh.
Beverly – Con có trí tuệ sáng suốt và có khả năng quản lý, nên dễ làm sếp.
Blanche – Tinh khiết và tươi sáng, nên người khác luôn muốn bảo vệ con.
Blossom – Luôn luôn tươi mới và nhiệt tình trong công việc, cuộc sống.
Bärbel: Hy vọng con trở thành cô gái đoan trang, nhẹ nhàng
Basima: Trở thành người tốt bụng, luôn biết giúp đỡ mọi người
Bedriye: Cô gái xinh đẹp, dịu dàng
Bentje: Luôn vui tươi, lạc quan, có cuộc sống hạnh phúc
Bintou: Trở thành người dũng cảm, mạnh mẽ
Bijelle: Là một cô công chúa xinh đẹp
Baldrun: Là người thông minh, hiểu sâu rộng
Baptista: Một cô gái duyên dáng, nữ tính
Bastienne: Trở thành người có học thức cao, nhiều người kính trọng
Bajka: Một cô gái đáng yêu, luôn yêu đời
Bibiane: Hy vọng con luôn cười thật tươi, năng động, lanh lợi
Briska: Con trở thành một người vững vàng, tự do, sống cuộc sống thoải mái
Bahira: Hy vọng con sẽ luôn hiếu thảo, biết quan tâm mọi người
Bettina: Mong con sẽ có một cuộc sống đủ đầy
Brynhilda: Hy vọng con trở thành người quyết đoán, không ngại khó khăn
Tên con gái bắt đầu bằng chữ B theo tiếng Đức
5. Tại sao nên chọn tên con gái bắt đầu bằng chữ B?
Cái tên chính là danh xưng sẽ đi theo suốt một đời người. Việc đặt tên con cái có thể ảnh hưởng tới vận mệnh của con trong tương lai. Ngoài ra, tên của con cũng cần sự hòa hợp, tương sinh với các thành viên trong gia đình giúp gia đình hạnh phúc, hưng thịnh. Nếu bố mẹ không chú trọng trong việc đặt tên con có thể khiến hạnh phúc gia đình sứt mẻ, thậm chí mang tới xúi quẩy cho gia đình và bản thân em bé. Do đó, bố mẹ cần chọn cái tên làm sao thu hút được vận may và phúc đức cho con cái.
Ba mẹ đặt tên con gái bắt đầu bằng chữ B với cái tên đẹp cũng giúp con tăng thêm sự tự tin trong cuộc sống và dễ thành công hơn trong cuộc sống. Một cái tên không hay khiến bạn bè cười chê dễ khiến con xấu hổ, tự ti không dám đến lớp, đến trường. Lâu dần khiến con trở nên xa cách với mọi người xung quanh.
Trên đây là một số gợi ý giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc đặt tên con gái bắt đầu bằng chữ B. Chúc các bạn sớm chọn được cho con yêu của mình một các tên thật hay và ý nghĩa.
Tình trạng nghẹt mũi khiến cho thai phụ cảm thấy khó thở và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho mẹ bầu đặt ra câu hỏi bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về chứng nghẹt mũi khi mang thai nhé.
Nghẹt mũi khi mang thai là tình trạng gì?
Nghẹt mũi khi mang thai do viêm mũi thai kỳ (pregnancy rhinitis) thường có triệu chứng tương tự như bị cảm lạnh. Hầu hết các trường hợp nghẹt mũi khi mang thai thường do mạch máu sưng lên dẫn đến mũi tiết chất nhầy nhiều quá mức. Tình trạng nghẹt mũi xuất hiện với khoảng 30% thai phụ (1)(2).
Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố như tăng nồng độ estrogen và lưu lượng máu tăng cao trong thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm mũi thai kỳ. Mặc dù tình trạng này không phải là một vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi và cả bản thân nếu tình trạng kéo dài
Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không hay bầu 3 tháng đầu, giữa và cuối bị nghẹt mũi có sao không là điều khiến nhiều người lo lắng. Dù tình trạng nghẹt mũi không phải là vấn đề nguy hiểm nhưng có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi từ mức độ nhẹ đến trung bình.
Bởi vì, khi bạn bị nghẹt mũi trong thai kỳ sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ vào ban đêm do khó thở. Điều này lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thai nhi trao đổi oxy trong quá trình phát triển của thai kỳ (3). Ngoài ra, nghẹt mũi khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng bị viêm xoang mãn tính hoặc nhiễm trùng tai đối với thai phụ (4).
Sau khi bạn đã biết, mẹ bầu bị nghẹt mũi có gây ảnh hưởng đến thai nhi, bạn cần nhận biết rõ hơn các dấu hiệu viêm mũi khi mang thai phổ biến dưới đây (5):
Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh gây ảnh hưởng đến thai nhi do bị cảm lạnh và kèm sốt cao
Một số thai phụ bị nghẹt mũi có thể do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ và không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng đôi khi, bạn có thể bị nghẹt mũi do các nguyên nhân sau:
Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng: Khi bị cảm lạnh, bạn sẽ có kèm các dấu hiệu liên quan đến ho, hắt hơi, đau đầu nhẹ, đau họng hoặc sốt.
Viêm xoang: Các triệu chứng của viêm xoang khi mang thai bao gồm sốt, nhức đầu, chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh, đau xoang hoặc chóng mặt (tình trạng trở nên nặng hơn khi bạn cúi mặt xuống), mất cảm giác khứu giác hoặc đau hàm răng trên (6).
Dị ứng: Bạn có thể bị nghẹt mũi kèm theo chảy nước nước mũi, hắt hơi và ngứa mắt, họng, mũi hoặc tai. Dị ứng khi mang thai là tình trạng không thể phòng ngừa trước được vì giai đoạn này bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với các chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích khác mà trước đây bạn chưa bao giờ gặp phải (7).
[key-takeaways title=””]
Thực tế, chúng ta sẽ khó có thể biết được nguyên nhân thực sự gây nghẹt mũi khi mang thai vì có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, bạn phải đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu viêm mũi ở trên kéo dài hơn 1-2 tuần.
Các mẹo tại nhà giúp giảm bớt nghẹt mũi khi mang thai
Để giúp bạn tránh tình trạng mẹ bầu bị nghẹt mũi có gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn hãy thử các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu dưới đây. Tuy nhiên, trước khi thử bất kỳ mẹo nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến và tư vấn từ bác sĩ trước nhé.
Xì nước mũi
Uống trà gừng
Uống nước đầy đủ
Giữ ấm đôi bàn chân
Sử dụng máy lọc không khí
Kê đầu cao hơn khi ngủ
Thoa một ít dầu gió vào mũi
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng
Như vậy, bạn đã biết mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi. Để tránh gây hại cho sự phát triển thai nhi, bạn nên đi khám sức khỏe nếu tình trạng này kéo dài hơn một tuần và áp dụng các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu sau khi được bác sĩ tư vấn nhé.
Khi bị cảm lạnh, bà bầu có xông được không? Đây là một liệu pháp giải cảm an toàn với người bình thường nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Để hiểu rõ hơn những rủi ro của việc bà bầu xông hơi, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong phần dưới đây nhé.
Bà bầu có xông hơi được không?
Khi bị cảm, bà bầu có được xông hơi không? Mặc dù xông hơi có thể giúp bạn giải cảm, thư giãn và giảm đau lưng thai kỳ nhưng lại không an toàn đối với bạn và thai nhi. Vì thai nhi không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nên không thể chịu được nhiệt độ cực cao khi bạn xông hơi trong giai đoạn mang thai.
Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khi thai nhi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong phòng tắm hơi ở ba tháng đầu thai kỳ có thể bị các biến chứng nghiêm trọng ở não hoặc tủy sống, hoặc dị tật bẩm sinh, thậm chí làsảy thai.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước, dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi buồn nôn. Theo hướng dẫn của Hiệp hội các nhà Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), việc xông hơi trong thai kỳ là không nên.
[key-takeaways title=””]
Việc tắm hơi khi mang thai tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho bạn và thai nhi. Nếu bạn muốn sử dụng các liệu pháp xông hơi thì cần phải hỏi thăm ý kiến và sự tư vấn của bác sĩ trước.
Bà bầu tắm nước nóng có an toàn cho thai nhi không?
Chúng ta vừa tìm hiểu bà bầu có xông hơi được không và nhận thấy không nên tắm hơi trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ngâm mình trong bồn nước nóng để giảm cảm khi mang thai thì sao? Thực tế, những rủi ro của việc ngâm mình trong nước nóng khi mang thai cũng tương tự như việc bà bầu xông hơi.
Khi bạn ngâm mình trong bồn nước nóng sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh hơn; nhất là những vị trí cạnh hoặc đối diện vòi nước vì là nơi dòng chảy nước nóng di chuyển. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thai phụ chỉ nên tắm với nước ấm duy trì ở mức 35°C.
Nếu bác sĩ cho phép bạn thỉnh thoảng sử dụng bồn nước nóng trong khi mang thai, thì nên lưu ý những điều sau:
Không sử dụng bồn nước nóng mỗi ngày.
Không ngâm mình trong nước nóng quá 10 phút.
Không nên ngồi gần vòi phun nước nóng đang chảy vào bồn nước.
Bước ra khỏi bồn nước nóng ngay lập tức nếu bạn cảm thấy choáng váng muốn ngất xỉu hoặc buồn nôn.
Tóm lại bà bầu có xông hơi được không? Bà bầu không nên xông hơi trong suốt thai kỳ vì tiềm ẩn nhiều rủi ro không tốt cho sức khỏe của bản thân và thai nhi. Nếu muốn giải cảm, tốt nhất bạn nên tìm đến các cách giải cảm tự nhiên khác an toàn hơn.
Mỗi khi bị cảm, chúng ta thường dùng biện pháp xông hơi để giải cảm. Vậy bà bầu có xông chanh sả được không? Nếu bạn đang có ý định xông giải cảm bằng sả chanh trong thai kỳ thì hãy đọc ngay bài viết này nhé.
Bà bầu có xông chanh sả được không?
Bà bầu có xông chanh sả được không? Trong thai kỳ, bà bầu không nên xông chanh sả để giải cảm. Vì việc xông hơi trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và sức khỏe của cả mẹ bầu.
Khi mang thai, bạn sẽ tăng thân nhiệt cao hơn bình thường do sự thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Những thay đổi nội tiết tố này cũng có thể khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, khi bạn xông hơi sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên cao hơn nữa, gây ra mất nước và ngất xỉu.
Tình trạng trên là do khi cơ thể tăng nhiệt độ quá mức sẽ khiến cho lưu lượng máu di chuyển đến dưới da nhiều hơn để làm mát cơ thể bằng cách toát mồ hôi. Do đó dẫn đến lưu lượng máu ở các cơ quan trong cơ thể bị giảm, chẳng hạn như ở não bộ. Chính hiện tượng này sẽ khiến bạn bị ngất xỉu vì thiếu máu lên não dẫn đến thiếu oxy.
Hơn nữa trong thai kỳ nhất là 12 tuần đầu tiên, nếu cơ thể có thân nhiệt quá cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Vì thế, bà bầu không nên xông chanh sả để tránh gây hại cho bản thân và thai nhi nhé.
Bà bầu có xông chanh sả được không? Bà bầu ngửi tinh dầu sả có sao không?
Sau khi tìm hiểu bà bầu xông chanh sả được không; chắc hẳn bạn cũng sẽ thắc mắc vấn đề bà bầu ngửi tinh dầu sả có sao không? Theo hướng dẫn mang thai của Liên đoàn các nhà trị liệu bằng hương thơm chuyên nghiệp quốc tế (IFPA), tinh dầu có thể đi qua nhau thai gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu không pha loãng khi sử dụng (1).
Vì vậy, việc sử dụng tinh dầu khi mang thai cần phải thận trọng. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học về sự an toàn của tinh dầu với bà bầu chưa có nhiều do việc tiến hành nghiên cứu khoa học trên phụ nữ mang thai là không an toàn và phi đạo đức.
[key-takeaways title=””]
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu bằng hương thơm có trình độ và uy tín trước khi sử dụng tinh dầu chanh sả trong thai kỳ nhé.
Các cách giải cảm cúm cho bà bầu không cần xông hơi
Bà bầu không nên xông chanh sả nhưng nên thay đổi chế độ sinh hoạt để bớt cảm
Khi chúng ta đã biết, bà bầu không nên xông chanh sả để giải cảm, MarryBaby xin gợi ý cho bạn một số mẹo giải cảm tự nhiên và an toàn suốt thai kỳ trong phần dưới đây:
1. Thay đổi chế độ sinh hoạt
Ngủ nhiều hơn
Súc miệng nước muối ấm
Uống nước mật ong nóng
Bổ sung nhiều nước cho cơ thể
Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi
Dùng máy phun sương để tạo thêm độ ẩm trong nhà cửa
Bên cạnh các cách trên, bạn nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng sau để tăng sức đề kháng gồm:
Kẽm
Vitamin C
Mật ong Manuka
Tốt nhất, bạn nên xin tư vấn của bác sĩ trước khi bổ sung các loại thực phẩm chức năng, chất dinh dưỡng hay tinh dầu để giúp giải cảm khi mang thai. Nếu bạn đã thử qua các cách giải cảm tự nhiên nhưng bệnh tình không thuyên giảm thì cần đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
Như vậy bạn đã biết bà bầu không nên xông chanh sả để giải cảm. Tốt nhất, bạn cần khám bệnh để được bác sĩ tư vấn phù hợp hơn với tình hình sức khoẻ của bạn nhé.
Do đó, nhiều cặp vợ chồng cũng muốn sinh con năm 2024 với hy vọng sau này tương lai của con sẽ được tốt đẹp, dĩ nhiên cặp vợ chồng Kỷ Tỵ và Canh Ngọ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nếu bạn băn khoăn không biết chồng 1989 vợ 1990 sinh con năm 2024 có tốt không thì hãy đọc ngay bài viết này của MarryBaby nhé.
Tử vi tuổi Kỷ Tỵ – Canh Ngọ – Giáp Thìn
Để có thể đánh giá được chính xác chồng 1989 vợ 1990 sinh con năm 2024 tốt hay xấu; trước tiên chúng ta cần tìm hiểu rõ về tử vi của ba tuổi này.
1. Tử vi tuổi Kỷ Tỵ 1989
Những ông bố tuổi Kỷ Tỵ sẽ có ngày sinh từ 06/02/1989 – 26/01/1990. Và tử vi chi tiết của họ như sau:
Chồng 1989 và vợ 1990 sinh con năm 2024 có tốt không?
Sau khi chúng ta đã hiểu rõ về tử vi của ba tuổi Kỷ Tỵ – Canh Ngọ – Giáp Thìn. Chúng ta sẽ cùng đánh giá xem tuổi chồng 1989 vợ 1990 sinh con 2024 như thế nào qua 3 phương diện Ngũ hành – Thiên can – Địa chi.
1. Ngũ hành tương sinh
Ngũ hành trong quan niệm của phong thuỷ là 5 hành cấu tạo nên vũ trụ. Trong đó 5 hành bao gồm Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Các hành sẽ hoạt động theo cách tương sinh, tương hợp và tương khắc lẫn nhau. Và chúng cũng tượng trưng cho bản mệnh của mỗi người.
Dựa theo quy luật này, chúng ta sẽ đánh giá mệnh của bố mẹ và con cái độ hợp và khắc nhau. Theo đó, nếu bố mẹ và con cái có mệnh tương hợp thì được cho là tốt. Còn ba mẹ và con cái khắc nhau thì cho là xấu. Bố mẹ và con cái không khắc không hợp nhau thì xem là bình thường.
Theo đó chúng ta có, bố Kỷ Tỵ có mệnh Mộc, mẹ Canh Ngọ có mệnh Thổ và con Giáp Thìn có mệnh Hoả. Theo quy luật, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ nên mệnh của bố hợp với con và mệnh của con cũng hợp với mẹ. Ở phương diện này, chúng ta thấy chồng 1989 vợ 1990 sinh con năm 2024 là tốt.
Phương diện thứ hai để đánh giá chồng 1989 và vợ 1990 sinh con 2024 tốt xấu ra sao là Thiên can. Theo phong thuỷ, Thiên can bao gồm 10 can Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Các can cũng có nhưng cặp tương xung và tương hợp với nhau.
Chúng ta cũng xét phương diện này dựa theo quy luật xung khắc và hoà hợp với nhau. Nếu bố mẹ và con có Thiên can hợp nhau được cho là tốt. Còn nếu bố mẹ và con có Thiên can xung khắc thì là xấu. Cuối cùng là bố mẹ và con có Thiên can không xung không hợp thì xem là bình thường.
Như vậy, chúng ta thấy rằng bố có Thiên can là Kỷ và con là Giáp. Hai Thiên can này hợp nhau nên khi kết hợp sẽ rất tốt. Còn mẹ và con có Thiên can là Canh và Giáp. Khi kết hợp hai Thiên can này thì lại rất xấu vì Giáp và Canh xung khắc nhau.
Kết luận: chồng 1989 vợ 1990 sinh con năm 2024 là khá tốt vì Thiên can của con hợp với bố mặc dù khắc mẹ.
Yếu tố cuối cùng để đánh giá chồng 1989 vợ 1990 sinh con năm 2024 là Địa chi. Trong phong thuỷ, chúng ta có 12 Địa chi tượng trưng cho 12 con giáp gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong đó, các Địa chi cũng có những cặp tương xung và tương hợp với nhau.
Chúng ta xem xét phương diện này cũng giống như hai quy luật trên. Nếu bố mẹ và con có Địa chi hợp nhau thì tốt. Còn bố mẹ và con có Địa chi khắc nhau thì xấu. Cuối cùng, bố mẹ và con có Địa chi không xung không hợp là bình thường.
Theo quy luật này, chúng ta có bố và con là Tỵ và Thìn không phải là hai Địa chi xung khắc hay hoà hợp nên xem là bình thường. Còn Địa chi của mẹ và con là Ngọ và Thìn. Đây cũng là hai Địa chi không xung không hợp. Do đó, ở phương diện này chồng 1989 vợ 1990 sinh con năm 2024 là bình thường.
Tóm lại, cặp chồng 1989 và vợ 1990 sinh con năm 2024 là khá tốt. Do đó, nếu vợ chồng Kỷ Tỵ và Canh Ngọ muốn sinh con Giáp Thìn thì hãy lên kế hoạch mang thai từ bây giờ nhé.
[/key-takeaways]
Cách tính ngày rụng trứng để tăng khả năng thụ thai
Nếu chồng 1989 vợ 1990 muốn sinh con năm 2024; thì vợ chồng bạn cần biết cách canh ngày rụng trứng để quan hệ và tăng khả năng thụ thai. MarryBaby sẽ giúp bạn nhận biết ngày vàng qua các dấu hiệu rụng trứng dưới đây:
Tăng thân nhiệt
Khứu giác nhạy cảm
Tăng ham muốn tình dục
Đau đầu hoặc đau nửa đầu
Đau vú hoặc căng tức ngực
Xuất hiện nhiều dịch tiết âm đạo
Đau bụng dưới hoặc vùng xương chậu
Như vậy, bạn đã biết chồng 1989 và vợ 1990 sinh con năm 2024 khá hợp. Nếu vợ chồng bạn đang muốn sinh con năm này thì hãy lên kế hoạch mang thai ngay thôi nào. Chúc hai vợ chồng bạn sớm có tin vui!
Với cặp vợ chồng Giáp Tuất vợ Ất Hợi thì sinh con tuổi Giáp Thìn có đẹp không? Để đánh giá được chồng 1994 vợ 1995 sinh con năm 2024 tốt xấu thế nào chúng ta cần tìm hiểu kỹ về tử vi của 3 tuổi này trước nhé.
Tử vi tuổi Giáp Tuất – Ất Hợi – Giáp Thìn
1. Tử vi tuổi Giáp Tuất 1994
Những người tuổi Giáp Tuất sẽ có ngày sinh từ ngày 10/02/1994 – 30/01/1995. Tử vi chi tiết của tuổi Giáp Tuất như sau:
Chồng 1994 vợ 1995 sinh con năm 2024 có hợp tuổi không?
Chúng ta cũng đánh giá xem chồng 1994 vợ 1995 sinh con năm 2024 tốt xấu ra sao dựa trên 3 phương diện Ngũ hành tương sinh – Thiên can tương hợp – Địa chi tương hợp. Chúng ta sẽ lần lượt xét từng phương diện ở phần dưới đây nhé.
1. Ngũ hành tương sinh
Trong phong thuỷ quan niệm rằng, vũ trụ được tạo thành từ 5 hành Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ và cũng tượng trưng cho bản mệnh của mỗi người. Tuy nhiên, trong 5 hành thì có những cặp tương sinh, tương hợp và tương khắc lẫn nhau.
Nếu mệnh của ba mẹ và con tương sinh hoặc tương hợp nhau thì được cho là tốt. Còn nếu mệnh của ba mẹ và con không tương hợp cũng không tương khắc thì được cho là bình thường. Khi ba mẹ và con có mệnh khắc nhau thì được cho là xấu.
Dựa theo cách tính này, chúng ta có mệnh của chồng Giáp Tuất và vợ Ất Hợi đều là Sơn Đầu Hoả (tức Hoả). Còn mệnh của con là Phú Đăng Hỏa (cũng là Hoả). Như vậy, chúng ta thấy rằng mệnh của ba mẹ và con trong trường hợp này không khắc cũng không hợp tức là bình thường.
Phương diện thứ hai để xét chồng 1994 và vợ 1995 sinh con năm 2024 như thế nào là Thiên can. Theo phong thuỷ, trong bộ Thiên can có 10 can gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Trong các can cũng có những cặp tương hợp và tương xung lẫn nhau.
Chúng ta sẽ xem tuổi như sau, nếu ba mẹ và con có Thiên can tương hợp với nhau thì được cho là tốt. Còn Thiên can của ba mẹ và con tương xung với nhau thì cho là xấu. Và khi ba mẹ có Thiên can không xung không hợp với con thì được cho là bình thường.
Như vậy chúng ta thấy rằng, Thiên can của ba và con đều là Giáp tức là bình thường không xung không hợp. Còn Thiên can của mẹ và con là Ất và Giáp cũng là bình thường không xung cũng không hợp với nhau.
Phương diện cuối cùng để xem chồng 1994 và vợ 1995 sinh con năm 2024 tốt hay xấu chính là Địa chi. Phong thuỷ có 12 Địa chi tương ứng với 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Các con giáp cũng có con tương hợp và tương xung với nhau.
Theo đó chúng ta cũng có cách xem tuổi sinh con như hai phương diện ở trên. Nếu ba mẹ và con có Địa chi hợp nhau thì là tốt. Khi ba mẹ và con có Địa chi không hợp không xung là bình thường. Còn ba mẹ và con có Địa chi xung khắc nhau thì là xấu.
Do vậy chúng ta có, ba và con có Địa chi là Tuất và Thìn nằm trong tứ hành xung có nghĩa là xấu. Nhưng với mẹ và con thì có Địa chi là Hợi và Thìn không xung không hợp lẫn nhau thì là bình thường. Ở phương diện này, chúng ta thấy tuổi ba và con khá xấu.
Nếu xét về 3 phương diện trên, chúng ta thấy tuổi chồng 1994 vợ 1995 sinh con năm 2024 là không xung không khắc. Dù Địa chi của ba và con xung khắc với nhau, nhưng chúng ta xét thêm những yếu tố khác để xem tuổi sinh con của 3 tuổi này là bình ổn. Do đó, vợ chồng Giáp Tuất – Ất Hợi cứ yên tâm sinh con Giáp Thìn nhé.
[/key-takeaways]
Chồng 1994 và vợ 1995 sinh con năm nào tốt?
Bên cạnh tìm hiểu chồng 1994 vợ 1995 sinh con năm 2024, nếu vợ chồng bạn muốn sinh thêm con thì hãy tham khảo các tuổi dưới đây:
Trước khi tìm hiểu chồng 1994 và vợ 1995 sinh con năm 2024 như thế nào; chúng ta cần tìm hiểu chồng 1994 vợ 1995 có hợp không trên 3 phương diện của phong thuỷ Ngũ hành tương sinh – Thiên can tương hợp – Địa chi tương hợp.
Ngũ hành tương sinh: Chồng Giáp Tuất và vợ Ất Hợi cùng có mệnh Hoả giống nhau. Như vậy, hai bạn có mệnh không hợp cũng không xung nên được xem là Bình hoà.
Thiên can tương hợp: Chồng có Thiên can là Giáp và vợ có Thiên can là Ất. Giáp và Ất là hai Thiên can không xung không hợp ở trạng thái cân bằng, tự chủ nên được xem là Bình hoà.
Địa chi tương hợp: Chồng có Địa chi là Tuất và vợ có Địa chi là Hợi. Tuất và Hợi là hai con giáp không xung, không kỵ, không sát, luôn ở trạng thái cân bằng, tự chủ nên được xem Bình Hoà.
[key-takeaways title=””]
Như vậy, tuổi vợ chồng bạn được xem là Bình hoà khung xung không hợp với nhau. Tuy nhiên, hai bạn sẽ có cuộc sống cân bằng và hoà thuận. Nếu hai bạn sinh được con hợp tuổi thì gia đạo sẽ thêm yên vui.
[/key-takeaways]
Chế độ dinh dưỡng vợ chồng cần chú ý trước khi mang thai
Chồng 1994 vợ 1995 muốn sinh con năm 2024 khỏe mạnh thì cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng từ bây giờ nhé. Dưới đây là những lưu ý mà vợ chồng bạn cần ghi nhớ:
Đối với vợ Ất Hợi: Người vợ cần bổ sung các thực phẩm tốt cho trứng như cá hồi, hạt óc chó, trái cây mọng nước, sữa chua, ngũ cốc, mật ong, trái bơ, trái mơ, măng tây,… Và bạn cũng cần bổ sung thêm axit folic, vitamin và khoáng chất nữa nhé.
Tuy nhiên, mặc dù các thực phẩm trên rất tốt cho tinh trùng và trứng nhưng vợ chồng bạn cần phải ăn uống với lượng vừa phải. Vì nếu bạn ăn quá nhiều một nhóm thức ăn nào quá sẽ lại gây ra những phản ứng không tốt cho sức khoẻ và mất cân bằng dinh dưỡng đấy nhé.
[inline_article id=326689]
Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi chồng 1994 và vợ 1995 sinh con năm 2024 được không. Nếu bạn đang muốn sinh con tuổi Giáp Thìn thì hãy lên kế hoạch thụ thai ngay từ bây giờ nhé. Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!
>> Nếu bạn đang có kế hoạch sinh con năm 2024 thì có thể tham khảo thêm các thông tin để chuẩn bị đón bé rồng dưới đây nhé.