Thai lưu là tình trạng thai không còn dấu hiệu sống trong tử cung. Dấu hiệu thường thấy nhất là đau bụng dữ dội, chảy máu hoặc dịch âm đạo bất thường, chuột rút ở bụng hoặc lưng, cảm thấy em bé ngừng cử động, ngừng đạp chân hoặc đôi khi là không có bất kì triệu chứng đặc biệt nào… Điều nhiều mẹ quan tâm nhất lúc này là thai lưu có cứu được không?
Thai lưu có cứu được không?
Thai lưu có cứu được không? Câu trả lời đáng tiếc là không thể cứu thai lưu được. Bởi khi thai lưu không còn sự sống trong tử cung mẹ nữa, các triệu chứng lúc này mới xuất hiện. Chính là các dấu hiệu như bị chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội, không cảm nhận thai nhi cử động nữa…
Dù mẹ kịp thời nhận ra dấu hiệu và đến bệnh viện để điều trị thì đáng buồn là thai lưu không thể cứu được nữa. Vậy với câu hỏi thai lưu có cứu được không, mong mẹ hiểu rằng lúc này không thể cứu thai nhi được nữa. Điều quan trọng là mẹ cần gặp ngay bác sĩ để tiên lượng mức độ nguy hiểm và đề ra biện pháp chữa trị cho mẹ.
Ngoài việc thai lưu có cứu được không, mẹ hẳn cũng rất muốn biết nguyên nhân nào khiến thai chết lưu. Một số trường hợp không rõ nguyên nhân, đa phần còn lại nguyên nhân đến từ các dị tật bẩm sinh hoặc các yếu tố nguy cơ khác như tiền sử bệnh của mẹ, lối sống, cơ địa…
>> Bạn có thể tham khảo thêm: 7 dấu hiệu của hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, nhận biết sớm để tránh nguy hiểm
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị nhằm đưa mẹ ra khỏi tình trạng nguy hiểm sức khỏe. Vậy thai lưu bao lâu thì phải lấy ra?
Thai lưu bao lâu thì phải lấy ra?
So với việc biết được thai lưu có cứu được không, câu hỏi thai lưu bao lâu thì phải lấy ra đặc biệt quan trọng hơn cả. Bởi lúc này sức khỏe mẹ đang trong tình thế nguy hiểm, nguy cơ biến chứng và tử vong có thể xảy ra.
Vậy nên khi bác sĩ thăm khám và chẩn đoán thai chết lưu, tùy trường hợp mà thai lưu nên được lấy ra càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho mẹ.
Tùy theo kích thước thai, tuần thai và tiền sử sản khoa của mẹ, có nhiều cách khác nhau để đưa thai lưu ra ngoài. Bác sĩ có thể kích thích chuyển dạ nhằm giúp mẹ đẩy thai lưu ra ngoài bằng ngả âm đạo như sinh thường.
Bác sĩ cũng có thể dùng biện pháp nạo, hút thai hoặc mổ lấy thai trong trường hợp phương pháp nội khoa không thể tiến hành. Tuy nhiên cách này cần cân nhắc kĩ lưỡng vì những nguy cơ biến chứng là khá cao với người mẹ.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thuốc để hỗ trợ quá trình lấy thai lưu ra ngoài nhằm đảm bảo không sót thai.
>> Bạn có thể tham khảo thêm: Thai chết lưu có nguy hiểm không? Mẹ cần làm gì để phòng tránh?
Lưu ý khi phát hiện có thai lưu
Khi phát hiện các dấu hiệu thai lưu, mẹ sẽ muốn biết thai lưu có cứu được không. Nhưng trước tiên, mẹ cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:
- Giữ bình tĩnh và tinh thần ổn định trước thông báo của bác sĩ
- Chấp nhận việc không thể cứu được thai nhi
- Nhận các điều trị từ bác sĩ và tái khám thường xuyên để kiểm soát các nguy cơ và biến chứng khác
- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và tránh các yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để hồi phục sức khỏe tốt
[inline_article id =305110]
Khi gặp rủi ro là thai lưu khiến nhiều mẹ muốn biết thai lưu có cứu được không. Đáp án rất tiếc là không thể cứu được thai. Lúc này, thai lưu cần được lấy ra ngoài càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, mẹ hãy cố gắng vượt qua và chuẩn bị sức khỏe tinh thần thật tốt cho lần mang thai tiếp theo nhé. Người chồng và gia đình cũng hãy là chỗ dựa tinh thần và chăm sóc cho chị em sau thai lưu.