Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Sự phát triển của thai tuần thứ 27

Thai 27 tuần này, bé đã có thể cảm nhận ánh sáng mờ qua thành tử cung nhờ thị lực phát triển. Thời điểm này của quá trình mang thai, mẹ cần đi thăm khám thường xuyên, làm các xét nghiệm máu, một số mẹ còn có nguy cơ bị hội chứng “chân không nghỉ”.

Tuần thứ 27 là lúc bé cảm nhận được rất nhiều thứ từ trong bụng mẹ, cùng tìm hiểu ngay sự phát triển của thai 27 tuần cũng như những thay đổi của cơ thể mẹ trong thời điểm này nhé.

Sự phát triển của thai 27 tuần

1. Các chỉ số thai nhi 27 tuần tuổi

Thai 27 tuần nặng bao nhiêu? Vào tuần thai thứ 27, bé đã nặng chừng 0,86kg và dài hơn 36,57cm từ đỉnh đầu đến gót chân. Bé có thể nhấp nháy đôi mắt và giờ đây mắt bé đã có lông mi. Vậy là mẹ đã biết thai 27 tuần nặng bao nhiêu gam rồi nhé!

Ngoài ra, khi siêu âm thai nhi 27 tuần, các chỉ số còn được ghi nhận như sau:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 62 – 77 mm, trung bình là 69 mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 46 – 59 mm, trung bình là 52 mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 241 – 280 mm, trung bình là 252 mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 205 – 273, trung bình là 229 mm

2. Những sự thay đổi của thai nhi 27 tuần

Với thị lực đã phát triển, thai nhi 27 tuần có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua thành tử cung của mẹ. Bé cũng đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh não và trong cơ thể tăng cường một khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài.

Bé sẽ bắt đầu tập các động tác thở dù vẫn còn trong túi ối. Lúc này nhịp tim của em bé đã trở nên mạnh mẽ hơn và có thể nghe thấy được với ống nghe. Chuyển động của bé ở giai đoạn này kéo dài trong vài giây và điều cần thiết là bạn phải thư giãn và tận hưởng từng chuyển động đó.

Trong thời gian này, bạn sẽ nhận thấy bé đang phát triển các kiểu ngủ riêng. Đây là điều bình thường và các bác sĩ khuyên rằng lịch nghỉ ngơi của bạn nên trùng với lịch trình nghỉ ngơi của bé càng nhiều càng tốt.

3. Thai 27 tuần là mấy tháng?

Bạn thắc mắc 27 tuần là mấy tháng? Nếu bạn mang thai được 27 tuần, tức là bạn đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Chỉ còn 3 tháng nữa thôi là bạn có thể gặp bé yêu rồi. Khi thai nhi 27 tuần, bạn đang ở tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ hai.

thai 27 tuần tuổi
Thai nhi 27 tuần có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua thành tử cung của mẹ.

4. Bé nhận ra giọng nói của bạn

Bé có thể nhận ra giọng nói của cả bạn và chồng bạn. Sự phát triển thính giác đang tiến triển khi mạng lưới dây thần kinh đến tai trưởng thành, song những âm thanh mà bé nghe giống như bị nghẹt do lớp sáp vernix bao phủ xung quanh con. Vì vậy, đây có thể là thời điểm thích hợp để bạn đọc hay hát cho bé nghe.

Khi thai 27 tuần, chồng bạn có thể nghe thấy nhịp tim của bé bằng cách áp tai vào bụng bạn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai 28 tuần nặng bao nhiêu? Giúp mẹ khám phá về bé yêu

5. Thai nhi 27 tuần biết nếm và nấc cụt

Vị giác của bé đang phát triển. Làm sao để bạn nhận ra điều đó? Nếu bạn đang ăn đồ ăn cay, bé có thể cảm nhận qua nước ối. Một số bé sẽ đáp lại vị cay đó bằng cách nấc cụt. Bé có căng thẳng không? Không hề, chỉ là bé đang làm quen với một vị mới mà thôi.

6. Thai 27 tuần đã quay đầu chưa?

Thông thường, thai nhi sẽ quay đầu khi chạm mốc 32 – 36 tuần. Tuy nhiên, một số bé có thể quay đầu sớm vào khoảng tuần 28 của thai kỳ.

Do đó, câu trả lời cho câu hỏi thai 27 tuần đã quay đầu chưa thì vẫn chưa mẹ nhé!

Các triệu chứng mẹ bầu hay gặp phải khi mang thai 27 tuần

1. Khó thở

Khi tử cung phát triển, nó sẽ gây áp lực lên ngực trên của mẹ, khiến mẹ có thể khó thở. Để giảm bớt khó thở, mẹ nên:

2. Phù nề

Trong thời gian này, mẹ có thể bị sưng ở tay, mắt cá chân, bàn chân… Tình trạng này được gọi là phù nề và xảy ra do cơ thể giữ nước. Để giảm bớt phù nề, mẹ nên:

  • Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
  • Chườm lạnh lên các vùng sưng tấy
  • Uống nhiều nước
  • Vận động nhẹ nhàng

Trong trường hợp phù nề quá mức, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì đây có thể là do tình trạng tiền sản giật.

3. Kiệt sức

Mang thai 27 tuần khiến mẹ bầu kiệt sức
Mang thai 27 tuần khiến mẹ bầu kiệt sức

Mẹ có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vì mất ngủ thường xuyên. Để giảm bớt mệt mỏi, mẹ nên:

  • Thực hiện các hoạt động giúp dễ ngủ ngon
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Thư giãn tinh thần trước khi ngủ và ngủ vào một giờ cố định mỗi ngày

4. Da khô

Mẹ nên tránh tắm bằng nước nóng vì điều này có thể làm khô da. Mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho phụ nữ mang thai với lời khuyên từ bác sĩ nếu khô da quá mức.

5. Chuột rút ở chân

Việc chuột rút sẽ khiến bạn đau và khó chịu. Mẹ nên:

  • Chịu khó kéo căng đôi chân
  • Vận động
  • Uống nhiều nước
  • Uống các loại nước ép trái cây giàu kali

6. Đau lưng

Mẹ nên:

  • Kéo căng cơ thể
  • Sử dụng gối dành cho bà bầu

7. Táo bón

Đây là tình trạng thường gặp khi thai nhi lớn hơn. Mẹ nên:

  • Ăn nhiều chất xơ, rau củ quả tốt cho hệ tiêu hóa như đu đủ, khoai lang, bưởi, mùng tơi, rau đay, đậu bắp
  • Uống 2-2,5l nước/1 ngày
  • Đi bộ hàng ngày
  • Nếu tình trạng không cải thiện, hãy hỏi ý kiến bác sĩ

8. Bệnh trĩ

Xảy ra khi bạn bị táo bón lâu ngày và hay rặn khi đi vệ sinh. Để phòng ngừa bệnh trĩ, mẹ nên giải quyết dứt điểm tình trạng táo bón.

9. Thay đổi da, tóc và móng tay

Dấu hiệu này được xếp vào danh mục các triệu chứng mang thai không thể đoán trước. Da, tóc và móng tay của bạn có thể dày hơn hoặc mọc nhanh hơn, nhưng chúng cũng có thể giòn hơn.

10. Các triệu chứng khác

  • Áp lực vùng chậu và đau ở vùng lưng dưới: mẹ có thể bị chuột rút ở bụng do trọng lượng của tử cung tăng lên.
  • Dịch tiết âm đạo: có thể có sự gia tăng hoặc thay đổi dịch tiết âm đạo.
  • Đau bụng dữ dội và căng tức: Vòng bụng lớn có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức.
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu: Uống thiếu nước có thể gây đau hoặc rát khi đi tiểu.
  • Các cơn co thắt Braxton Hicks: Còn được gọi là chuyển dạ giả, những cơn co thắt này báo hiệu cho việc chuyển dạ sắp bắt đầu.
  • Chóng mặt cùng với nhịp tim tăng: khi lượng máu tăng lên, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và điều này có thể dẫn đến nhịp tim nhanh và khiến bạn bị chóng mặt.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Cách nhận biết thai quay đầu hay chưa

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 27 tuần tuổi

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 27 tuần tuổi

Mẹ đang sắp về đích! Ba tháng cuối cùng của quá trình mang thai sẽ bắt đầu từ tuần này. Hầu hết các bà mẹ mang thai sẽ còn tăng thêm khoảng 5kg trong thời gian tới.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 27 khác với các tuần trước đó, vì thế mẹ nên đi khám thai mỗi hai tuần một lần. Sau đó, khi thai nhi được 36 tuần, mẹ sẽ cần đi khám hàng tuần.

Tùy thuộc vào tiền sử bệnh và các nguy cơ của bản thân, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên xét nghiệm máu lại để kiểm tra HIV và giang mai, đồng thời mẹ cũng được xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu để chắc chắn tình trạng sức khỏe tốt nhất trước khi sinh. Nếu kết quả kiểm tra đường huyết cao và chưa thực hiện các xét nghiệm tiếp theo, mẹ sẽ sớm phải xét nghiệm dung nạp glucose trong 3 giờ.

Nếu trong lần khám tiền sản đầu tiên, xét nghiệm máu cho thấy mẹ có Rh âm tính, bạn sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh để ngăn cơ thể phát triển các kháng thể có thể tấn công máu của bé. Nếu bé có Rh dương tính, mẹ sẽ được tiêm thêm một mũi globulin miễn dịch Rh sau khi sinh.

Ở giai đoạn từ tuần thai thứ 27, nhiều bà mẹ có cảm giác tê râm ran, co kéo hoặc khó chịu ở cẳng chân trong khi ngủ hoặc nghỉ ngơi.

Nếu cảm giác này giảm bớt khi cử động, có thể mẹ đang mắc hội chứng chân không yên (RLS). Không ai biết rõ nguyên nhân gây ra RLS, nhưng nó tương đối phổ biến ở các bà mẹ sắp sinh. Thử duỗi hoặc xoa bóp đôi chân, hạn chế sử dụng đồ ăn và thức uống chứa chất kích thích vì caffeine có thể làm cho triệu chứng này nặng hơn. Mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn liệu có nên dùng viên sắt để cải thiện triệu chứng RLS với tình trạng thể chất của bạn không nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tháng cuối thai kỳ có nên uống sữa bầu?

Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi tuần 27 phát triển tốt

1. Kê gối khi ngủ 

giai đoạn cuối thai kỳ, một chiếc gối kê dưới bụng khi nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu ngủ thẳng giấc. Bên cạnh đó, tập thể dục giúp mẹ ngủ ngon! Bạn có thể dành nửa giờ đi bộ mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, đồng thời tận hưởng cảm giác tuyệt vời khi có được chút thời gian cho bản thân.

2. Đối phó với bệnh trĩ

Các cách giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc giảm đau:

– Không đứng quá lâu.
– Ăn các chất xơ lành mạnh như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
– Uống nhiều nước để đường tiêu hóa luôn vận động và phân mềm. Bạn uống từ 2 lít nước/ngày.
– Không căng thẳng khi đi vệ sinh. Cũng tránh đọc báo, lướt Facebook khi vệ sinh vì sẽ làm bạn phân tâm.
– Tập thể dục thường xuyên và đều đặn.
– Hãy vùng kín trong chậu nước ấm để giảm đau.
– Nhờ bác sĩ kê toa cho loại thuốc làm mềm phân không ảnh hưởng đến thai nhi, kem giảm ngứa và đau.

Uống nhiều nước để không bị táo bón

3. Để ý chế độ ăn uống

Bạn nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo cả bạn và bé đều được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Dưới đây là một cái nhìn nhanh về các loại thực phẩm mang thai tuần thứ 27 tốt cho bạn:

Bạn nên uống ít nhất 2-2,5l nước mỗi ngày để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và giảm táo bón thường gặp khi mang thai. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm cung cấp canxi và protein như các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh, đậu, hạt vừng, hạnh nhân, quả óc chó và quả sung. Canxi và protein rất hữu ích trong việc phát triển xương và răng của bé.

4. Xét nghiệm khi mang thai 37 tuần

Khi mang thai 27 tuần, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra sau:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ thiếu máu…
  • Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Giãn tĩnh mạch ở chân, sưng bàn tay và bàn chân
  • Xét nghiệm đường huyết tầm soát bệnh tiểu đường

Bí quyết cho mẹ bầu khi thai 27 tuần

1. Những việc nên làm khi mang thai 27 tuần

  • Giữ sức khỏe: Bạn nên duy trì sức khỏe tốt khi mang thai, chìa khóa đơn giản là đảm bảo chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng.
  • Quản lý chế độ ăn uống của bạn: Ăn uống lành mạnh để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của bé.
  • Giữ không gian sống sạch sẽ: Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách giữ môi trường xung quanh sạch sẽ và vệ sinh cá nhân thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
  • Tập thể dục: Bạn nên tập những bài tập phù hợp với giai đoạn này của thai kỳ. Điều này giúp bạn duy trì cân nặng và sự tự tin, đồng thời giảm bớt mọi khó chịu mà bạn có thể gặp phải khi mang thai (như táo bón, đau lưng). Tập thể dục cũng giúp quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ hơn! Tuy nhiên, bạn phải luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và tập luyện dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên được chứng nhận.
  • Chọn bác sĩ cho bé: Thai 27 tuổi không phải quá sớm để tính đến chuyện này vì bé rất có thể cần đi khám bệnh ngay từ khi chào đời. Mẹ nên hỏi thăm thông tin về các bác sĩ nhi khoa có uy tín từ bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm hoặc bác sĩ sản khoa. Ghi chú lại giờ khám của bác sĩ xem có phù hợp với thời khóa biểu của mình và vị trí phòng khám có thuận tiện đi lại không, mẹ nhé.

2. Những việc cần nên tránh khi mang thai 27 tuần

  • Căng thẳng: Bạn nên tránh xa căng thẳng và lo lắng vì điều này có thể có tác động tiêu cực đến thể chất của bạn.
  • Tránh ăn quá nhiều đường và muối: Tiêu thụ quá nhiều đường và muối có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Cắt giảm caffeine: Caffeine có xu hướng làm cơ thể bạn mất nước, do đó bạn nên tránh tiêu thụ caffeine.
  • Tránh té ngã: Bạn nên chậm lại khi giải quyết các công việc hàng ngày của mình. Cân nặng ngày càng tăng của bạn và em bé đang lớn có thể khiến bạn mất ổn định, tăng nguy cơ té ngã hoặc chấn thương.

Lên kế hoạch mua sắm

Vì bạn gần như đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn nên bắt đầu lên kế hoạch mua sắm:

  • Quần áo đi sinh: Bạn sẽ cần quần áo thoải mái để mặc ở bệnh viện và ở nhà. Áo lót cho con bú là một món đồ cần thiết, nên bạn hãy lựa chọn chiếc áo nào thoải mái cho mình.
  • Đồ cho bé: Bạn sẽ cần quần áo, tã lót và khăn lau cho bé. Bạn nên mua quần áo trẻ em có kích thước phù hợp với bé khi mới sinh. Tã lót và khăn lau là những vật dụng cần thiết cho việc chăm sóc bé.

>> Xem thêm: Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh đầy đủ từ A – Z cho mẹ và bé

Sự phát triển của thai 27 tuần đã rất khác với các tuần trước đó đúng không nào? Mẹ hãy ghi nhớ để có hướng chăm sóc cho con tốt hơn nhé.

[inline_article id=2459]