Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Thai 18 tuần đã đạp chưa và phát triển như thế nào?

Mỗi ngày trôi qua, mẹ luôn mong em bé trong bụng khỏe mạnh. Thai 18 tuần đã đạp chưa, thai giai đoạn này chưa máy thì có vấn đề gì không đó cũng là những điều khiến mẹ lo lắng.

Trong quá trình mang thai, giai đoạn thai kỳ bước vào tuần thứ 18 cũng được xem là một trong những thời điểm khá đặc biệt. Đây là thời gian các giác quan của bé phát triển một cách mạnh mẽ nhất. Lúc này, mọi mẹ bầu đều cảm thấy tò mò về sự phát triển của con yêu trong bụng. Vậy liệu thai 18 tuần đã đạp chưa? Nếu như bạn cũng đang có cùng câu hỏi về vấn đề này thì đừng vội bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Sự phát triển của thai nhi 18 tuần

Để biết thai 18 tuần đã đạp chưa, mẹ cần hiểu sự phát triển của thai nhi 18 tuần. Vậy, em bé giai đoạn này có sự phát triển như thế nào?

Hầu hết các bé tuần thứ 18 sẽ có chiều dài trung bình khoảng 140mm, cân nặng 200g (tương đương 1 củ khoai lang). Lúc này tay chân của thai nhi đã khá cân đối với nhau. Tóc trên đầu bé cũng bắt đầu mọc, hệ xương và các mô sụn cũng đã hình thành.

Vào tuần thai này, tai của em bé bắt đầu hình thành và lồi ra bên ngoài. Vậy nên, khả năng lắng nghe của con cũng xuất hiện. Cùng với đó là sự phát triển của cơ quan thị giác, bé đã bắt đầu biết điều chỉnh mắt để nhìn về phía trước hoặc biết phản ứng với ánh sáng chiếu vào bụng mẹ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu thai máy

Làn da của bé 18 tuần cũng hình thành lớp phủ dạng sáp để tránh ngấm nước ối. Giai đoạn này phổi của thai nhi cũng có sự phát triển đáng kể, vì vậy bé biết thở trong môi trường nước ối. Trên lưỡi bé cũng xuất hiện các dây thần kinh vị giác.

Như vậy, thai nhi 18 tuần đã có những sự phát triển vượt bậc, đáng kể. Thế nhưng, điều mẹ lo lắng về vấn đề thai máy thì sao?

thai 18 tuần đã đạp chưa

Thai 18 tuần đã đạp chưa?

Mẹ bầu ở thời gian này cũng sẽ bắt đầu có những câu hỏi, sự thắc mắc về vấn đề thai 18 tuần tuổi biết làm gì, thai 18 tuần đã đạp chưa hay thai 18 tuần máy như thế nào?

Bước vào tuần thai này, em bé có sự phát triển bùng nổ về các giác quan. Ở tuần thai thứ 18, bé đã thực sự được coi là đi tới một mốc mới, đánh dấu thai nhi đủ lớn để có thể thực hiện các cử động nhỏ như lật, xoay người, duỗi người, đạp chân,.. Thế nên, mẹ bầu có thể cảm nhận được thai máy.

Vậy, với thắc mắc thai 18 tuần đã đạp chưa, câu trả lời là có rồi mẹ nhé. Tuy nhiên, nếu mẹ chưa cảm nhận được điều này, thì cũng không cần phải lo lắng. Bởi ở tam cá nguyệt thứ 2, cử động của bào thai thường khá yếu và không đều. Có những mẹ bầu đến tuần 20 mới thấy thai máy và thời gian mẹ có thể cảm nhận được cử động của bé rõ ràng nhất là tới tuần 26 của thai kỳ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19

Bên cạnh đó, vì thai 18 tuần tuổi còn quá bé, bào thai có trọng lượng nhỏ, thế nên có thể mỗi lần thai máy mẹ chưa cảm nhận được những cử động đó.

Vậy nên, thai 18 tuần chưa máy hoặc máy ít là hiện tượng hết sức bình thường, các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.

thai 18 tuần đã đạp chưa
Thai 18 tuần đã đạp chưa?

Cảm giác thai máy là như thế nào?

Hầu hết các mẹ khi bước vào hành trình mang thai lần đầu đều tò mò về cảm giác thai máy sẽ như thế nào, thai 18 tuần đã máy chưa. Cảm nhận thai máy ở mỗi mẹ sẽ khá khác nhau, cảm giác bé cử động có thể mạnh mẽ hoặc nhẹ nhàng, đau hoặc không đau nhưng phần lớn khi mẹ nhận ra đó là thai máy thì sẽ không tài nào giấu được sự hạnh phúc.

Khi thai kỳ của mẹ bước sang tuần 20-28, các cú đạp sẽ dần trở nên mãnh liệt hơn, kèm theo đó là cảm giác thai nhi không ngừng di chuyển trong bụng. Thai máy lúc này thậm chí có thể được mẹ nhìn thấy bằng mắt thường, và lời khuyên là mẹ nên đếm số lần thai máy của bé trong thời gian nhất định nhằm theo dõi bé có phát triển khỏe mạnh hay không. Bởi các cử động của bé là biểu hiện tình trạng sức khỏe.

Thông thường, các bác sĩ khuyên mẹ nên đếm cử động của thai mỗi ngày 3 lần (trưa, chiều, tối), mỗi lần trong 30 phút. Một em bé khỏe mạnh trong mỗi 1 giờ sẽ có ít nhất 4 đợt cử động, trừ lúc bé ngủ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Siêu âm thai 20 tuần có quan trọng và đáp án dành cho mẹ

Nếu thai nhi có ít hơn 4 đợt cử động, mẹ bầu cần phải nằm nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi thai máy trong 1 hoặc 2 giờ tiếp theo. Trong 2 giờ tiếp đó, nếu thai nhi có ít hơn 10 đợt cử động thì mẹ cần đến phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện để được kiểm tra.

Sở dĩ mẹ cần phải theo dõi tình trạng thai máy vì nó là biểu hiện của sức khỏe em bé. Những biểu hiện bất thường trong cử động thai có thể là dấu hiệu của các vấn đề như thai lưu, suy thai…

thai 18 tuần đã đạp chưa

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần mang thai thứ 18

Mang thai 18 tuần, bụng bầu của mẹ ngày càng lớn dần lên, cùng với đó là cảm giác cơ thể bắt đầu nặng nề. Thậm chí, tới tam cá nguyệt thứ 2 này, mẹ bắt đầu có biểu hiện sưng phù đôi chân do sự thay đổi của nội tiết tố. Để tránh được những khó chịu của tuần thai này, mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý: Mẹ nên ăn nhiều chất xơ và bổ sung đủ nước cho cơ thể để phòng ngừa nguy cơ bị táo bón. Các thực phẩm giàu chất xơ như các loại trái cây, ngũ cốc.

Chú ý về trang phục: Bụng bầu nặng nề, mẹ nên tạm biệt giày cao gót. Thay vào đó là chọn cho mình đôi giày bệt êm chân, để tránh tình trạng sưng phù hoặc giãn tĩnh mạch. Mẹ cũng có thể mang tất (vớ) để bảo vệ đôi chân, tránh đứng lâu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những loại bánh bà bầu nên ăn trong thai kỳ

Tham gia lớp tiền sản: Mẹ nên tham gia các lớp học về tiền sản để có sự chuẩn bị chu đáo cho hành trình làm mẹ của mình. Ngoài ra, một số sách hoặc website về mang thai cũng rất hữu ích mẹ nên tham khảo.

– Trao đổi với bác sĩ: Khi thai 18 tuần tuổi, mẹ cũng có thể xuất hiện tình trạng mắt mờ hoặc khô mắt do sự thay đổi của hormone. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ biến mất sau khi sinh. Thế nhưng, nếu thấy thị lực bị suy giảm nghiêm trọng, chẳng hạn như thường thấy những hạt nổi hoặc đốm, thì mẹ cần đi thăm khám.

Làm các xét nghiệm: Thai 18 tuần mẹ sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết như kiểm tra đường và protein trong nước tiểu, kiểm tra kích thước tử cung, đo huyết áp… Việc của mẹ là đi khám thai định kỳ đúng hẹn và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

[inline_article id=85144]

Thay vì phải lo lắng thai 18 tuần đã đạp chưa thì mẹ chỉ cần chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn uống đủ chất để em bé khỏe mạnh. Hy vọng những lời giải đáp trên sẽ phần nào giúp mẹ bầu có thể hiểu hơn về quá trình mang thai của mình và góp phần tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

By Linh Hồ

Linh Hồ có hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí truyền thông về Mẹ & Bé, Nuôi dạy con cái, Sức khỏe phụ nữ và Living lifestyle.

Hiện nay, Linh Hồ là biên tập của các chuyên mục như: Mang thai, Chuẩn bị mang thai và Sau khi sinh của MarryBaby.com và Sức khỏe phụ nữ của Hellobacsi.com.

Cô mong muốn xây dựng các nội dung, chuyên mục để mang đến những thông tin chuẩn xác nhất cho độc giả nhằm xây dựng một cộng đồng sức khỏe phụ nữ lớn mạnh tại Việt Nam.