Thông thường thai kỳ khỏe mạnh kéo dài từ 38 tuần đến 40 tuần. Tuy nhiên, thai nhi 34 tuần tuổi sinh non khá phổ biến trong thực tế. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng sinh non ở tuần 34 này là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây.
Nguyên nhân thai nhi 34 tuần tuổi sinh non
Tình trạng sinh non 34 tuần tuổi gây nên nhiều biến chứng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng sinh non này là gì? Cụ thể một số lý do khiến mẹ bầu chuyển dạ sớm hơn dự tính như sau:
- Mẹ bầu bị dị dạng tử cung, hở eo tử cung hoặc bất thường ở cổ tử cung.
- Thực hiện phẫu thuật khi mang thai nhằm loại bỏ u nang buồng trứng, ruột thừa, túi mật.
- Mẹ bầu do mang đa thai nên có tử cung quá lớn hoặc nước ối quá nhiều.
- Bị nhau tiền đạo, nhau dính bất thường hoặc nhau thai bóc tách.
- Bị bệnh nhiễm trùng đường sinh dục hay mẹ bầu gặp tai nạn, chấn thương ở bụng.
Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân gây sinh non như tiểu đường, huyết áp cao; mẹ bị thừa cân, thiếu cân hoặc stress khi mang thai…
>>> Bạn có thể tham khảo: Làm gì khi có dấu hiệu sinh non? Mẹ lưu ý để tránh biến chứng cho con!
Dấu hiệu sinh non ở tuần 34
Một số dấu hiệu thai nhi 34 tuần tuổi sinh non mà mẹ bầu cần nhận biết để kịp thời có những biện pháp xử lý.
- Cảm giác đau bụng dưới như sắp đến kỳ kinh nguyệt, đau quặn bụng
- Cơn co thắt bụng xảy ra liên tục
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau lưng âm ỉ
- Cảm giác đau tức vùng chậu, nặng nề ở vùng dưới bụng
- Dịch âm đạo tiết ra bất thường có chất nhầy hoặc chút máu
- Vỡ ối non khiến nước ối chảy liên tục từ âm đạo ra ngoài.
Khi thấy những dấu hiệu trên, mẹ cần được đưa đến bệnh viện gần nhất, tuyệt đối không được ở nhà tự xử lý gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
>> Xem thêm: Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không? Mẹ đang bầu bì nên biết điều này
Đặc điểm của trẻ sinh non tuần 34
Khi trẻ sinh non ở tuần 34 sẽ có một số đặc điểm dễ dàng nhận biết như:
- Da trẻ sinh non mọng nước, đỏ mọng có mạch máu bên dưới, nhiều lông tơ trên da. Sụn vành tai mềm, hộp sọ mềm và dễ bị biến dạng.
- Nếp nhăn trên gan bàn chân thưa thớt, túi bìu chưa có nếp nhăn ở bé trai và môi lớn chưa che phủ hết môi nhỏ và âm vật ở bé gái.
- Lồng ngực mềm, cơ gian sườn yếu, phổi và phế nang chưa trưởng thành hoàn chỉnh. Trẻ thở bằng bụng, nhịp thở có lúc nhanh gấp lúc chậm.
- Trẻ chưa có lớp mỡ dưới da, trung tâm điều hòa thân nhiệt non yếu rất dễ bị cảm lạnh. Hệ miễn dịch non yếu, dễ bị nhiễm trùng nặng.
Sinh non 34 tuần có nuôi được không?
Bé sinh non ở tuần 34 vẫn có thể phát triển khỏe mạnh nếu mẹ biết được những biến chứng thường gặp ở trẻ để có thể chăm sóc con đúng cách.
Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp ở trẻ sinh non 34 tuần mà mẹ nên chú ý như:
- Vàng da, vàng mắt, ứ mật.
- Thiếu máu do số lượng hồng cầu trong máu giảm.
- Hội chứng suy hô hấp do cơ quan hô hấp chưa phát triển dẫn đến tình trạng khó thở.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ do hệ hô hấp kém phát triển gây ra.
- Trẻ sinh non rất dễ bị nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch yếu.
- Chứng loạn sản phế quản phổi khiến trẻ sinh non cần sử dụng máy thở trong nhiều tuần sau sinh.
- Huyết áp thấp do trẻ sinh non không có khả năng dự trữ máu, mạch máu chưa phát triển tốt, không thể duy trì huyết áp ở mức bình thường.
- Viêm ruột hoại tử do vi khuẩn xâm nhập.
>> Xem thêm: Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho em bé? Mẹ bầu cần phải biết!
Cách chăm sóc trẻ sinh non ở tuần 34
Việc sinh non ở tuần 34 là điều mà không ai mong muốn xảy ra với mình. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ kiến thức chăm sóc trẻ sinh non 34 tuần để phòng tránh những nguy cơ có thể xảy ra với mình. Một em bé sinh non cần được chăm sóc kỹ lưỡng ở các giai đoạn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
♦ Chăm sóc trong lồng ấp
Bé sẽ được nuôi trong lồng ấp với các thiết bị chuyên dụng để trợ thở, giúp bé bú, nhu cầu sinh lý khác. Theo các bác sĩ, trẻ sinh non 34 tuần có thể được chăm sóc đặc biệt chỉ trong một thời gian khá ngắn, tới khi em bé được 38 tuần tuổi thai.
Thai nhi 34 tuần tuổi sinh non không thể bú được sữa mẹ do khả năng mút bú chưa tốt. Vì vậy trẻ được cho ăn thông qua ống truyền từ miệng vào thẳng đến dạ dày hoặc truyền vào cơ thể trẻ bằng đường tĩnh mạch.
Nhiệm vụ của mẹ lúc này là giữ gìn sức khỏe, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để hút sữa cho bé. Các cô y tá chăm sóc bé có thể sẽ yêu cầu mẹ mỗi 2 giờ một lần mang sữa tới cho con.
♦ Chăm sóc sau khi ra khỏi lồng ấp
Giai đoạn em bé được ra khỏi lồng ấp tức là bé đã có thể tự hô hấp, tự bú mà không cần bất kỳ loại máy móc hỗ trợ nào. Lúc này, mẹ sẽ chăm bé như một trẻ sơ sinh bình thường, tuy nhiên, trẻ sinh non sức đề kháng khá yếu, vậy nên mẹ cần cẩn trọng hơn.
>>> Bạn có thể tham khảo: 10 dấu hiệu sinh non dễ nhận biết nhất
Lưu ý bạn cần thường xuyên kết nối với em bé sau khi bé ra khỏi lồng kính và về nhà chăm sóc. Bởi tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mẹ và con.
Phòng ngừa thai nhi 34 tuần tuổi sinh non như thế nào?
Để tránh tình trạng sinh non gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ, bà bầu cần hiểu rõ những kiến thức phòng ngừa sinh non như sau:
- Phụ nữ có tiền sử sinh non, cổ tử cung ngắn cần bổ sung progesterone trong quá trình mang thai.
- Chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh với chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt phù hợp, khám thai định kỳ, sàng lọc trước sinh…
- Thai nhi tuần 34 mẹ nên ăn gì là điều mà nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. Một số thực phẩm bạn nên ăn trong thai kỳ như thịt bò nạc, cải bó xôi, trứng, đậu bắp, bí ngô, trái cây…
- Nên nghỉ ngơi và thư giãn, hạn chế căng thẳng gây áp lực cho bà bầu.
Bài viết đã cung cấp đến bạn các thông tin về tình trạng thai nhi 34 tuần tuổi sinh non. Chắc hẳn với những kiến thức chia sẻ ở trên sẽ giúp chị em phụ nữ mang bầu hiểu rõ về những nguy hiểm khi sinh non để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Hà Hoa