Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đi tìm lời giải cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không

Trong quá trình thai nghén, mẹ có thể bị tiểu đường do không có chế độ ăn uống hợp lý. Vậy tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Theo các nhà nghiên cứu, nước dừa – một loại trái cây nhiệt đới giàu vitamin, khoáng chất, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bào thai. Thế nhưng mẹ bị tiểu đường khi mang thai thì sao, tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không? MarryBaby mời mẹ đọc bài viết sau để biết câu trả lời nhé!

tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Để biết tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không, mẹ cần hiểu tiểu đường thai kỳ là gì.

Tiểu đường thai kỳ (gestational) hay còn gọi đái tháo đường thai kỳ là tình trạng mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường khi mang thai và thông thường là ở khoảng tuần thứ 24. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường thai kỳ “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường sẽ biến mất sau 6 tuần mẹ sinh. Tuy nhiên, một số mẹ bầu cũng có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sau khi bị tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ?

Làm thế nào để biết mẹ có đang bị tiểu đường khi mang thai. Sau đây là những biểu hiện để nhận biết:

– Mẹ thường xuyên cảm thấy khát nước, ngay cả khi vừa uống nước xong

– Mẹ bầu đi vệ sinh nhiều hơn

– Mẹ cảm thấy miệng khô

– Người lúc nào cũng cảm thấy uể oải, mệt mỏi

Nếu có bất kỳ dấu hiệu trên, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ là như thế nào?

Giống như tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ cũng rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và bé, chẳng hạn như:

Ảnh hưởng đối với mẹ

– Mẹ có nguy cơ bị thai lưu, sảy thai, tiền sản giật…

– Có nguy cơ cao bị đái tháo đường trong những lần mang thai tiếp theo

– Có khả năng tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2

♦ Ảnh hưởng đối với em bé trong bụng mẹ

– Thai nhi có khả năng tăng trưởng quá mức, dẫn đến thai to, dị tật, chậm phát triển…

– Em bé khi sinh có thể gặp  các vấn đề như hạ đường huyết, suy hô hấp, mắc bệnh đa hồng cầu, vàng da…

– Lớn lên trẻ có nguy cơ cao bị béo phì, tiểu đường tuýp 2…

Như vậy, tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Điều này bắt buộc mẹ phải điều chỉnh ăn uống hợp lý. Vậy, tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa?

tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không
Bà uống nước dừa có tốt không?

Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Nước dừa được coi là thần dược và chúng ta có thể uống bất cứ khi nào. Nước dừa tươi ngon, vô trùng, không chứa chất bảo quản hoặc bất kỳ chất làm ngọt nhân tạo nào. Vậy nên bổ sung nước dừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Bà bầu uống nước dừa có tốt không? Đối với mẹ bầu, nước dừa giàu vitamin và các khoáng chất như canxi, phốt pho, kẽm, mangan, sắt, đồng và các axit amin cơ bản có thể cung cấp năng lượng. Loại nước tự nhiên này cũng giàu kali và natri, cung cấp điện giải và bổ sung lượng nước cho cơ thể.

Ngoài ra, nước dừa cải thiện mức độ cholesterol nên tốt cho tim mạch; lượng chất xơ cao có trong loại nước này cũng giúp mẹ bầu giảm tình trạng táo bón thường xuyên xảy ra trong thai kỳ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn nem chua được không? Ăn không đúng hại mẹ lẫn con

Có thể nói, nước dừa là một thức uống tuyệt vời cho mẹ bầu. Nhưng đối với riêng những mẹ bầu bị tiểu đường thì sao, tiểu đường thai kỳ có nên uống nước dừa không?

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thực phẩm Thuốc, nước dừa ngọt tự nhiên và có chứa đường fructose, có thể giúp cải thiện bệnh tiểu đường.

Dưới đây là những lý do vì sao nước dừa có tốt cho bệnh nhân tiểu đường, trong đó có mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ:

– Nước dừa chứa nhiều protein và chất xơ – những chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường, cản trở hấp thụ đường và tăng sự nhạy cảm với insulin. Bên cạnh đó, nước dừa cũng cải thiện quá trình lưu thông máu, nên thai phụ bị tiểu đường có thể uống nước dừa để giúp giãn nở huyết mạch, giảm hình thành máu đông.

– Nước dừa chứa đường tự nhiên, không chứa chất bảo quản, tốt hơn đường tinh luyện có trong các loại nước ngọt, hoặc nước ép hoa quả đóng chai, giúp nhanh chóng tăng lượng đường trong máu.

– Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không? Nước dừa có các chất điện giải tự nhiên hỗ trợ cân bằng độ pH và cải thiện hoạt động trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu. Hàm lượng kali trong nước dừa cũng điều chỉnh hoạt động của thận, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

– Lượng kali và axit lauric dồi dào trong nước dừa, giúp tăng hàm lượng cholesterol tốt, điều hòa huyết áp, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm về tim mạch – một trong những nguy cơ mà bệnh nhân bị tiểu đường hay gặp phải.

– Nước dừa có lượng calo thấp, giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cân nặng, hạn chế tình trạng béo phì, tốt cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Như vậy, nước dừa với vị ngọt tự nhiên, nhiều chất điện giải, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nước dừa nên là một sự thay thế tuyệt vời cho nước trái cây đóng chai hoặc đồ uống có ga thường chứa nhiều đường tinh luyện.

tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không
Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Những lưu ý dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi uống nước dừa

Vì những lợi ích mà nước dừa mang lại, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể uống được nước dừa. Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng cho thai nhi và làm cho bệnh tiểu đường tiến triển nặng lên, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Không nên uống trong vòng 3 tháng đầu: Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không? Nước dừa có tính hàn, khi mẹ bầu uống vào có thể làm cho cơ thể bị lạnh, rối loạn chuyển hóa, gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi trong giai đoạn đầu.

Ngoài ra, lượng chất béo trong nước dừa cũng không tốt cho mẹ bầu đang trong thời gian ốm nghén, vậy nên các bác sĩ khuyên mẹ bầu không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu. Bầu mấy tháng được uống nước dừa? Tốt hơn hết, mẹ hãy để qua giai đoạn 3 tháng, cơ thể ổn định rồi hãy uống nước dừa nhé!

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn khoai sọ nhiều trong thai kỳ có tốt không?

Hạn chế uống nước dừa vào buổi tối: Nước dừa chứa nhiều kali, magie, được ví như là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên. Vậy nên, uống nước dừa vào buổi tối có thể khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều, mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Tốt hơn hết mẹ nên uống vào buổi sáng hoặc buổi trưa để cơ thể hấp thụ hết được chất dinh dưỡng trong nước dừa.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ tuyệt đối không uống quá nhiều: Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có thể uống nước dừa nhưng không được uống quá nhiều và uống theo cách thay thế một bữa ăn phụ.

Lựa chọn loại dừa phù hợp: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi uống nước dừa nên chọn quả dừa non có màu xanh lá cây, bởi vì nó chứa ít đường hơn so với dừa già. Ngược lại, quả dừa già có nhiều đường nên không tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ: Với những mẹ bầu từng bị suy nhược cơ thể, mắc chứng huyết áp thấp thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn uống nước dừa trong thai kỳ.

Tóm lại, với câu hỏi tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không, mẹ hoàn toàn có thể uống nhưng cần lưu ý những điều trên nhé. Bệnh tiểu đường khi mang thai rất nguy hiểm, thế nên mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống và tập luyện thể dục đều đặn để tránh ảnh hưởng xấu tới mẹ và bé. Hy vọng bài viết này của MarryBaby hữu ích cho mẹ khi không may mắc chứng tiểu đường thai kỳ.

[inline_article id=210842]

Dương Trang

By Linh Hồ

Linh Hồ có hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí truyền thông về Mẹ & Bé, Nuôi dạy con cái, Sức khỏe phụ nữ và Living lifestyle.

Hiện nay, Linh Hồ là biên tập của các chuyên mục như: Mang thai, Chuẩn bị mang thai và Sau khi sinh của MarryBaby.com và Sức khỏe phụ nữ của Hellobacsi.com.

Cô mong muốn xây dựng các nội dung, chuyên mục để mang đến những thông tin chuẩn xác nhất cho độc giả nhằm xây dựng một cộng đồng sức khỏe phụ nữ lớn mạnh tại Việt Nam.