Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Đồ chơi trẻ em nào an toàn, tốt cho sự phát triển của bé?

Khi kiểm tra 1 món đồ chơi, phải bảo đảm rằng nó vững chắc, bảo đảm có bị bé nhai cũng không vỡ ra.

Đồ chơi trẻ em rất cần thiết để bé vui chơi, phát triển trí não, thế nhưng không phải loại đồ chơi nào cũng phù hợp và tốt cho con. Vì vậy, ba mẹ cần xem xét loại đồ chơi nào an toàn, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, loại đồ chơi nào gây hại nên để bé tránh xa.

Tiêu chí an toàn khi mua đồ chơi trẻ em

1. Độ tuổi quy định

Luôn tuân thủ theo độ tuổi sử dụng quy định trên món đồ chơi của nhà sản xuất (nếu có). Nhiều loại đồ chơi có các chi tiết nhỏ khiến trẻ dễ nuốt phải dị vật. Không bỏ qua bất kỳ cảnh báo nào in trên bao bì.

2. Kích thước hợp lý

Đồ chơi cho bé nên có kích thước hợp lý. Ít nhất phải có đường kính khoảng 3cm, độ dài 6cm để bé không thể nuốt hay mắc vào thực quản. Ở các nước phương Tây, cha mẹ đi mua đồ chơi cho con thường mang theo một chiếc ống có đường kính bằng thực quản của bé. Nếu món đồ chơi hoặc các chi tiết tháo rời của nó có thể trôi tuột vào chiếc ống cũng có nghĩa là nên để lại trên kệ của cửa hàng. Hoặc cũng dễ dàng cuộn tròn một tờ giấy A4 để dùng cho phép thử nhỏ nhưng quan trọng này.

3. Cẩn thận những món nhỏ

Tuyệt đối cẩn thận với những viên bi, đồng xu, quả banh nhỏ, các trò chơi có bi lăn với đường kính từ 4,4cm trở xuống. Những loại này có thể gây tắc khí quản của bé nếu bị mắc trong cổ họng.Đồ chơi trẻ em

4. Cảnh giác với pin

Một lưu ý quan trọng nữa là pin của đồ chơi. Phải đảm bảo là trẻ không thể tự tháo rời nắp pin (tốt nhất là nắp pin được bắt bằng vít). Nuốt pin đồ chơi gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng như tắc khí quản, thủng thực quản, bỏng hóa chất kiềm.

5. Các chi tiết góc cạnh, tháo rời

Khi kiểm tra 1 món đồ chơi, phải bảo đảm rằng nó vững chắc, bảo đảm có bị bé nhai cũng không vỡ ra. Ngoài ra, món đồ chơi đó phải không có góc nhọn, cạnh bén, không có bánh xe, nút nhỏ, lỗ đút vừa ngón tay bé hay các sợi dây lòng thòng.

6. Trò chơi cưỡi ngựa, bập bênh

Chỉ khi nào bé đã ngồi vững mới được cho bé chơi các món đồ chơi dùng để cưỡi (và kiểm tra phần khuyến cáo của nhà sản xuất). Chơi bập bênh hoặc cưỡi ngựa cần có đai an toàn để ngăn bé té ngã.Đồ chơi trẻ em

7. Đồ chơi tự làm

Những món đồ của gia đình “tự chế” cũng cần được thẩm định kỹ lưỡng trước khi cho bé chơi. Ví dụ như đừng bao giờ cho bé cầm một món đồ sơn mài cũ chơi vì lớp sơn chắc chắn sẽ chứa chì có thể gây ngộ độc cho bé.

8. Đồ chơi rõ nguồn gốc

Tốt nhất nên mua sản phẩm có nhãn mác, nhà sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng. Hãy thử đặt mình vào trẻ sơ sinh để cảm nhận những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Càng cẩn trọng với những món đồ chơi càng giúp bé bảo đảm an toàn. Vì thế, hãy “bỏ túi” bài viết này để mang theo mỗi lúc mua đồ chơi cho con bạn nhé!

Cách chọn đồ chơi trẻ em an toàn cho bé

1. Chọn đồ chơi bằng nhựa

Đồ chơi bằng nhựa khá thông dụng và giá thành phải chăng. Điều đáng lo ngại nhất chính là đồ chơi bằng nhựa không an toàn thường chứa clo, phthalates, chì, thủy ngân và rất nhiều chất độc hại khác nên nguy cơ bị ngộ độc rất cao. Cụ thể bé có thể bị ảnh hưởng gây rối loạn nội tiết tố, dậy thì sớm, bệnh tiểu đường, giảm chức năng sinh sản.

Khi mua đồ chơi bằng nhựa mẹ nên chọn của các nhà sản xuất đồ chơi có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất liệu tốt, thiết kế chức năng phù hợp và an toàn cho bé khi sử dụng theo từng độ tuổi.

Ưu tiên lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé có kiểm định và được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền chứng minh đồ chơi đạt tiêu chuẩn an toàn cho bé sử dụng.Đồ chơi cho bé

2. Đồ chơi trẻ em bằng gỗ

Ngày càng nhiều cha mẹ chuyển sang mua đồ chơi bằng gỗ cho bé, dù có đắt tiền hơn. Lý do đồ chơi bằng gỗ là một lựa chọn an toàn, không hề chứa những hóa chất độc hại như BPA, PVC (hay còn được gọi với cái tên phthalates).

Điều này đặc biệt quan trọng bởi trẻ nhỏ thường có xu hướng cho mọi vật vào miệng để thử nghiệm nhất là trong thời kỳ mọc răng. Mua đồ chơi bằng gỗ ngoài uy tín của nhà sản xuất còn phải xem xét ở khía cạnh món đồ chơi đó có gây nguy hiểm cho con bạn và người xung quanh hay không. Mẹ cũng nên chọn đồ chơi an toàn theo tính cách và lứa tuổi của trẻ.Đồ chơi trẻ em

Các loại đồ chơi của trẻ em ba mẹ không nên mua cho bé

1. Đồ chơi cũ

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh Quốc công bố trên tạp chí Environmental Science and Technology cho biết những món đồ chơi cũ tiềm ẩn khả năng gây hại cho sức khỏe trẻ. Theo đó, các khối ghép hình Lego, búp bê, ô tô đồ chơi cũ có thể chứa những vật liệu không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn đồ chơi hiện tại.

Các chuyên gia từ ĐH Plymouth đã tiến hành phân tích 200 mẫu đồ chơi nhựa cũ. Kết quả, họ nhận thấy hàm lượng khá lớn các chất như bari, chì, brom, cadmium, chromium, selenium bên trong các miếng ghép hình, búp bê, mô hình. Đây là các chất có thể khiến trẻ bị ngộ độc sau thời gian dài tiếp xúc, đặc biệt với trẻ có thói quen bỏ vào mọi đồ vật vào miệng nhai.

Vấn đề nằm ở chỗ, các mẫu đồ chơi mới luôn được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Nhưng với các mặt hàng đồ chơi cũ, chẳng có tiêu chuẩn nào ở đó cả. Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên mua các món đồ chơi đã quá cũ. Khi mua về cần qua một lần khử trùng, rồi mới có thể đưa cho con em sử dụng được.

 

2. Bong bóng bay

Chúng có thể là đồ trang trí vui mắt trong bữa tiệc và bé sẽ hứng thú khi nó nẩy lên nẩy xuống xung quanh, nhưng bong bóng bay là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ. Trẻ dễ bị nghẹn khi nuốt bong bóng chưa bơm hơi vào. Nó có thể chặn đường thở của bé và làm bé nghẹt thở. 

3. Đồ chơi trẻ em có nam châm nhỏ

Trong đồ chơi của bé có thể có những thanh nam châm nhỏ và bé có thể cho vào miệng khi chúng vô tình rớt ra. Khi bé nuốt vào hai hoặc nhiều hơn những miếng nam châm, chúng có thể bị hút vào nhau thông qua thành ruột, xoắn rồi kẹp lấy ruột gây ra những tổn thương, tắc nghẽn, nhiễm trùng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời. Do đó, ba mẹ không nên chọn đồ chơi trẻ em có nam châm cho bé cho tới khi con được 14 tuổi.

4. Đồ chơi trẻ em có khối lượng nặng

Bé yêu có thể bị thương nếu chẳng may bị những món đồ chơi này rơi trúng.

5. Đồ chơi trẻ em có xâu chuỗi hoặc sợi dây dài hơn 30cm

Một sợi dây có thể vô tình quấn quanh cổ của bé và gây nghẹt thở. Một khi bé đã biết bò, có thể leo trèo, ba mẹ cũng nên loại bỏ những món đồ chơi di động treo ở cũi của bé. Cần đặc biệt cảnh giác về các đồ chơi như điện thoại bàn đồ chơi thường có dây.Đồ chơi trẻ em

6. Đồ chơi độc hại

Ngay cả khi món đồ chơi trông có vẻ an toàn, vẫn chưa thể chắc chắn là nó không chứa các loại hóa chất có thể gây hại cho bé. Phthalates, còn gọi là “chất làm dẻo”, tìm thấy trong nhiều loại đồ chơi. Cadmium, chì, thủy ngân và thạch tín là các chất hóa học khác mà bạn có thể tìm thấy trong tất cả mọi thứ từ búp bê, các tượng nhân vật hoạt hình bằng cao su cho đến trang sức dành cho trẻ em và thú nhồi bông.

Đồ chơi trẻ em thông minh kích thích sự sáng tạo của bé 

1. Đồ chơi lắp ghép

Không có gì kích thích sự sáng tạo giúp bé thông minh bằng đồ chơi lắp ghép. Bạn có thể tập cho bé chơi đồ chơi này bằng dạng lắp ghép hình khối để bé có thể thỏa sức sáng tạo, lắp ghép những gì bé thích, hoặc đơn giản là ghép chúng lại thật cao, cao hơn cả bé, rồi từ từ tháo từng cái một ra. Chắc chắn loại đồ chơi này sẽ được đưa vào danh sách yêu thích của bé. Bạn nên lưu ý chọn những mảnh lắp ghép có bo tròn ở các cạnh và không quá sắc, nhọn, để bé không bị thương khi chơi nhé.Đồ chơi trẻ em

2. Đồ chơi xếp hình

Một lựa chọn khác về đồ chơi trẻ em 1 tuổi là đồ chơi xếp hình. Bạn nên cho bé bắt đầu với việc xếp các mảnh ghép vào các ô có hình dạng tròn, vuông, chữ nhật đơn giản. Sau khi bé đã nhuần nhuyễn việc nhận dạng hình dáng đồ vật thì mới chuyển sang cho bé ghép những mẫu hình đơn giản có từ 5-10 miếng ghép.

3. Đồ chơi phát ra âm thanh

Bé 1 tuổi bắt đầu thích nghịch phá với âm thanh và tạo ra những tiếng động ồn ào. Để giúp bé nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc và cũng để người lớn đỡ nhức đầu thì một món đồ chơi phát ra những tiếng nhạc du dương, nhẹ nhàng là lựa chọn tốt cho các bậc cha mẹ. Nếu theo xu hướng hiện đại thì bạn có thể chọn đàn đồ chơi mini, điện thoại phát ra tiếng nhạc, hộp âm nhạc. Nếu theo xu hướng truyền thống, bạn có thể chọn các bộ đàn gõ, trống đánh bằng tay.Đồ chơi trẻ em

4. Sách

Cho đến khi 1 tuổi, bé có thể sẽ chưa cần đến sách nhưng từ lứa tuổi này trở đi, bạn nên mua cho bé vài cuốn sách để tập thói quen đọc sách sau này. Sách cho bé 1 tuổi chưa cần phải chú ý quá nhiều đến nội dung câu chữ trong sách, mà nên chú ý đến phần trình bày. Sách nên có khổ lớn, hình ảnh đẹp, màu sắc tươi vui, bắt mắt để bé thấy thích thú khi nhìn vào hoặc có phần chưa tô màu để bé thỏa sức chơi đùa với màu sắc.

Bạn nên kể sơ câu chuyện, ứng với từng hình ảnh để bé hiểu câu chuyện mỗi khi lật từng trang sách. Có bé sẽ không nhớ nhiều về chuyện bạn kể, nhưng cũng có bé sẽ có thể kể lại vanh vách từng trang sách như chính bé có thể đọc được chữ vậy.

[inline_article id=23235]

Ba mẹ nào cũng thích mua đồ chơi trẻ em cho con nhưng không phải ai cũng để ý đến chuyện nó sẽ giúp ích gì cho bé, hoặc nó có an toàn cho trẻ? Ba mẹ nên nắm rõ các chia sẻ trong bài viết này để không phạm sai lầm trong việc cho bé dùng đồ chơi nhé.

Marry Baby