Trong tâm lý học, 4 kiểu khí chất của trẻ còn được gọi là tính khí. Khí chất là đặc điểm chung nhất của mỗi con người, là đặc điểm cơ bản của hệ thần kinh, tạo ra các diện mạo nhất định của toàn bộ hoạt động ở mỗi cá thể. Bốn khí chất này có biểu hiện khác nhau về nhân cách, phụ thuộc vào những đặc điểm bẩm sinh và các đặc điểm cơ thể con người. Hiểu được điều này, cha mẹ – nhà trường sẽ định hướng nuôi dạy trẻ hiệu quả hơn.
Cơ sở xác định khí chất của mỗi đứa trẻ
Ba trăm năm trước công nguyên, nhà triết học cổ đại Hy Lạp Hipocrate đã tìm hiểu các quá trình thần kinh của con người thông qua việc quan sát các hành vi phong phú của họ. Ông đã phân ra 4 kiểu tính khí: Tính khí sôi nổi, tính khí ưu tư, tính khí linh hoạt và tính khí điềm tĩnh. Khoa học đã khám phá ra hoạt động của vỏ não quy định các kiểu khí chất này.
Vỏ não con người liên kết và điều chỉnh hoạt động trong và bên ngoài cơ thể. Nó điều chỉnh các mối liên hệ của cơ thể với môi trường xung quanh. Hoạt động của vỏ não ở những người khác nhau có những đặc điểm riêng, chúng thể hiện ở sự không giống nhau về các mối quan hệ giữa cường độ, tính cân bằng, tính linh hoạt của các quá trình thần kinh cơ bản. Thuộc tính đó có thể là bẩm sinh, có thể do rèn luyện.
Nhà sinh lý học I.P.Paplov phát triển học thuyết Hoạt động thần kinh cấp cao, cũng đưa ra những giải thích về bản chất khí chất. Ông cũng phân 4 dạng hoạt động của hệ thần kinh, tương ứng là 4 kiểu khí chất
- Khí chất sôi nổi
- Khí chất linh hoạt
- Khí chất ưu tư
- Khí chất điềm tĩnh
Trẻ 6 tuổi: Giai đoạn phát triển cảm xúc – nhận thức
Tìm hiểu tính cách của trẻ dựa trên khí chất
1. Khí chất sôi nổi
Đặc điểm sinh lý của người có Khí chất sôi nổi: Hệ thần kinh mạnh, quá trình hưng phấn cũng mạnh. Trẻ mang khí chất này này có năng lực tốt, có khả năng làm việc cao độ và hoạt động trên phạm vi lớn.
Biểu hiện: Ăn to nói lớn, hành động mạnh mẽ dứt khoát. Biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài dễ dàng. Cởi mở, chủ động, nhiệt tình, nhưng cũng dễ làm mất lòng người khác. Tình cảm yêu ghét rõ ràng, hay để tình cảm lấn át lý trí. Khả năng thích nghi cao.
Ưu điểm: Nhiệt tình, thẳng thắn bộc trực, quyết đoán, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thường là những người đi đầu trong hoạt động chung. Đặc biệt có khả năng lôi cuốn người khác. Thẳng tính và không thù dai.
Nhược điểm: Vội vàng, hấp tấp, khó kìm chế bản thân. Trẻ khí chất này thường hiếu thắng, bảo thủ, không kiên trì. Dễ mất kiểm soát bản thân.
2. Khí chất linh hoạt
Đặc điểm sinh lý: Nhịp độ thần kinh mạnh, phản ứng mềm dẻo. Tính cách cân bằng giữa hưng phấn cao và ức chế.
Biểu hiện: Nói nhiều và nói nhanh. Hành động nhanh nhẹn, hoạt bát. Trẻ mang khí chất này vui vẻ dễ gần, có tài ngoại giao, quan hệ rộng nhưng không sâu sắc.
Ưu điểm: Tư duy, nhận thức nhanh, nhiều sáng kiến hay nhưng cũng vội vàng hấp tấp. Có khả năng thích nghi với mọi môi trường hoàn cảnh, tư tưởng rất dễ thay đổi. Trẻ có khí chất linh hoạt dễ phát sinh tình bạn nhưng đa phần không bền lâu, dễ thay đổi, ít có bạn thân
Nhược điểm: Thiếu sâu sắc, thiếu kiên định, hấp tấp, làm việc tùy hứng, dễ nản. Thông thường, trẻ có khí chất này có tính thích ba hoa, hay khoe khoang thành tích. Làm việc nhanh nhưng ẩu. Trong tình cảm thiếu sự sâu sắc, dễ thay đổi.
3. Khí chất điềm tĩnh
Đặc điểm sinh lý: Hệ thần kinh mạnh, quá trình hưng phấn và ức chế bằng nhau, giống như người linh hoạt. Điểm khác của người điềm tĩnh với người linh hoạt là hai quá trình thần kinh trên ít năng động, tức là có sức ỳ lớn. Trẻ có khí chất này thường trầm tĩnh, điềm đạm, ngoan cường. Con có khí chất này rất dễ cho cha mẹ dạy con tính kiên nhẫn và đeo đuổi mục tiêu.
Ưu điểm: Trẻ không sôi động, thường không phản ứng mạnh trước những sự việc trước mắt. Trẻ tham gia vào công việc nào thường mất nhiều thời gian chuẩn bị, không làm càn làm đại. Khi làm, trẻ sẽ nhẫn nại hết sức và đi tới tận cùng chứ không bỏ ngang giữa chừng. Trẻ là người ít kết bạn, nhưng khi kết bạn rồi thì rất khắng khít, gắng bó và ít thay đổi. Trẻ cũng được đánh giá là ngăn nắp, chu đáo, có trách nhiệm, sâu sắc, chính chắn, lịch sự, tế nhị.
Nhược điểm: Thường bị đánh giá là chậm chạp và thụ động. Do sống nội tâm, trẻ ít thể hiện ra ngoài, không cuốn hút người khác. Khả năng tiếp thu cái mới lại rất chậm, khá nguyên tắc, cứng nhắc, làm mất thời gian và dễ mất thời cơ.
4. Khí chất ưu tư
Đặc điểm sinh lý: Trẻ có khí chất ưu tư hệ thần kinh yếu, khó làm quen và thích nghi với những biến đổi của cuộc sống, của môi trường xung quanh. Trẻ dễ bị dao động. Khí chất ưu tư làm cho trẻ gặp nhiều ức chế, không tin vào điều gì cả, không có nhiều hy vọng. Trẻ thường bị đánh giá là bi quan, thường chỉ thấy điều nguy hiểm và ít tốt lành.
Biểu hiện bên ngoài: Phản ứng thần kinh chậm, kín đáo, ít nói, tiếng nói thì nhẹ nhàng. Nhận thức chậm mà chắc, không thích đám đông, không thích ồn ào. Thiên về sống nội tâm, không thích quan hệ rộng. Rất chu đáo, ít làm mất lòng người khác.
Ưu điểm: Trẻ rất trầm tĩnh, khi bắt tay vào làm việc thì vô cùng cẩn thận và cần mẫn.
Nhược điểm: Trẻ nhút nhát, mất bình tĩnh khi thay đổi môi trường, gặp gỡ người lạ. Trẻ không thích giao tiếp, sống thiên về nội tâm.
[remove_img id=4275]
Khí chất khác với Bản tính – Tính cách. Khí chất không giúp phân biệt tốt xấu hay phân loại thiện ác, không có khí chất nào tốt và nổi trội hơn khí chất khác.
Khí chất là thuộc tính không như thay đổi. Trong khi đó, tính cách có thể thay đổi, rèn luyện. Khí chất có thể được che đậy bằng tính cách. Trẻ có khí chất yếu – ưu tư nhưng được rèn luyện trong môi trường quân đội vẫn có tính cách mạnh mẽ. Hiểu được 4 kiểu khí chất của trẻ sẽ giúp cha mẹ xác định khí chất nổi trội của con mình, có kế hoạch phát triển con tốt nhất.