Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Kỷ luật trẻ 2 tuổi như thế nào để bé không ăn vạ và quấy khóc?

Bé 2 tuổi là lúc cha mẹ cần phải đưa ra kỷ luật cho con cái của mình; dù đây là cái tuổi mà các cụ vẫn thường cho là “nó đã biết gì đâu mà phạt”. 

Khi bé có hành vi xấu, cha mẹ có nhiều cách để phản ứng mà không ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của bé. Dưới đây là một vài lời khuyên về cách kỷ luật trẻ 2 tuổi mà cha mẹ nên tham khảo.

1. Sự phát triển tâm lý của trẻ 2 tuổi

Chắc hẳn ai từng làm cha mẹ cũng trải qua giây phút tức điên người khi không thể dỗ dành được đứa con lên 2 tuổi của mình.

Bé chỉ muốn làm những gì mình thích, đòi cái nọ, vòi cái kia, không được bố mẹ đáp ứng thì lăn ra ăn vạ, khóc đến khản cổ, cạn nước mắt hết lần này đến lần khác mà không cần lắng nghe bất cứ ai. Do đó, cha mẹ đau đầu tìm kiếm cách kỷ luật trẻ 2 tuổi.

Bé giận hờn, khóc lóc là một phần của sự trưởng thành, bởi ở tuổi này bé chưa nói được nhiều nên thường dùng hành động để bộc lộ mong muốn và cảm xúc. Tuy nhiên, nếu cha mẹ để bé khóc ăn vạ hết lần này đến lần khác; bé sẽ hình thành thói quen ăn vạ, ảnh hưởng đến nhận thức sau này khi bé lớn lên. 

2. Cách kỷ luật trẻ 2 tuổi để bé ngừng quấy khóc, ăn vạ

2.1 Mặc kệ bé là cách kỷ luật trẻ 2 tuổi

Rất nhiều cha mẹ Việt; khi trẻ 2 tuổi quấy khóc, ăn vạ và vòi vĩnh đã vội dỗ dành bằng cách cưng chiều để bé nín khóc; nhất là gia đình có ông bà sống chung. Điều này sẽ làm bé hình thành nên nhận thức: “À! mình muốn cái gì thì cứ gào lên khóc thế là kiểu gì bố mẹ cũng mua cho thôi”; và nhận thức này sẽ theo bé cho đến khi lớn lên.

Để kỷ luật trẻ 2 tuổi, cha mẹ không nên nuông chiều con theo cách đáp ứng tất cả những gì bé muốn. Thay vào đó, khi bé ăn vạ, khóc lóc, cha mẹ hãy mặc kệ bé muốn khóc đến bao giờ thì khóc. Khi bé đã nguôi cơn hờn, cha mẹ có thể ôm bé vào lòng vỗ về; phân giải cho bé hiểu; làm như thế nào là ngoan, như thế nào là hư; nếu ngoan thì con sẽ được gì, nếu hư con sẽ bị gì…

Kỷ luật bé 2 tuổi không hề đơn giản; cha mẹ cần kiên trì và cứng rắn; vì các mẹ rất hay xót con và dễ mủi lòng mỗi khi con khóc lóc.

kỷ luật trẻ 2 tuổi
Làm gì khi bé 2 tuổi quấy khóc, ăn vạ? Mặc kệ bé cũng là cách kỷ luật trẻ 2 tuổi

2.2 Dạy con giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể 

Đôi khi những hành vi ăn vạ của bé 2 tuổi xảy ra là do bé không thể nói cho bố mẹ biết mình đang muốn gì; trong khi cha mẹ lại không phán đoán được suy nghĩ của con. 

Cha mẹ nên hiểu rằng, lượng từ vựng của bé 2 tuổi còn rất hạn chế; hoặc bé không biết vận dụng từ vựng vào cuộc trò chuyện nên buộc phải khóc lóc, ăn vạ để biểu lộ điều mình muốn.

Vì thế, khi kỷ luật trẻ 2 tuổi; cha mẹ cần quan tâm, nói chuyện thường xuyên với bé để hiểu tính nết và cả những từ con chưa thể phát âm tròn vành, rõ tiếng. Đồng thời, cha mẹ cần dạy con những diễn đạt bằng ký hiệu (ngôn ngữ cơ thể); chẳng hạn như:

  • Khi đau bụng thì con hãy đặt tay lên bụng, khom người và nhăn mặt; khi đói thì con xoa bàn tay lên bụng;
  • Khi muốn ngủ thì con khép hai bàn tay sang một bên tai; khi con thấy mệt thì đặt bàn tay lên trán.

2.3 Kiềm chế cơn tức giận khi kỷ luật trẻ 2 tuổi

Khi con cái hư mà nói không được, cha mẹ sẽ vô cùng tức giận. Nhưng cha mẹ nên hiểu việc kiềm chế cơn tức giận của bản thân chính là một phần của việc kỷ luật bé 2 tuổi. Nếu cha mẹ cảm thấy mình trở nên tức giận; không thể kiểm soát; hãy đi chỗ khác và hít thở thật sâu.

Kỷ luật trẻ 2 tuổi; cha mẹ nên hiểu rằng, đứa trẻ hai tuổi không cố tình hư và làm cha mẹ buồn; chỉ là bé chưa thể tìm được cách diễn đạt tốt hơn. Vì thế, kỷ luật trẻ 2 tuổi cần kiên nhẫn; hướng dẫn bé cách thể hiện sự mong muốn. Khi bé đã hiểu những điều cha mẹ nói; mọi chuyện sẽ thật đơn giản.

kỷ luật trẻ 2 tuổi
Trẻ 2 tuổi quấy khóc ăn vạ có thể khiến cha mẹ nổi nóng, do đó, kiềm chế cơn giận rất quan trọng

2.4 Cho bé những gì bé muốn nhưng có kiểm soát từ ba mẹ

Phần lớn các ba mẹ Việt thường hốt hoảng và quát tháo con cái khi thấy bé cầm những vật dễ vỡ; chẳng hạn như bình đựng nước. Điều này không tốt vì chỉ khiến bé cảm thấy như mong muốn của mình không được đáp ứng; và bé sẽ lại lén lút tìm cách cầm bình nước vào một lúc khác khi không có cha mẹ ở đó.

Khi kỷ luật trẻ 2 tuổi; cha mẹ nên nhẹ nhàng hỏi bé rằng: “Con muốn uống nước phải không?”

  • Nếu bé trả lời là có hoặc gật đầu; cha mẹ hãy nói rằng: “Để mẹ rót cho con nhé!”; và cha mẹ hãy rót cho bé một cốc để uống.
  • Nếu bé trả lời là không hoặc lắc đầu, cha mẹ hãy bình tĩnh hỏi con rằng: “Vậy con muốn làm gì với bình nước nào?”; và giải thích cho bé, bình nước không phải là đồ chơi, nếu con nghịch vỡ sẽ bị chảy máu chân, tay và bị phạt đòn nữa. 

Cha mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp kỷ luật trẻ 2 tuổi này cho các tình huống khác để hướng dẫn bé. Khi được giúp đỡ, bé sẽ học được cách nhờ sự trợ giúp từ người lớn.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

2.5 Đánh lạc hướng và chuyển hướng sự chú ý của bé

Bản năng của ba mẹ là luôn ngăn cản con cái tiến lại gần bất kỳ nơi nào không an toàn, nhưng điều này thường làm bé tức giận và khóc lóc vì không được đến nơi mình muốn. 

Bí quyết là ba mẹ hãy đánh lạc hướng và chuyển hướng bé bằng cách gọi to tên của bé để bé quay trở lại với cha mẹ; sau đó chỉ cho bé thấy một cái gì đó thu hút, chẳng hạn như con gà, bông hoa, quả bóng bay… để bé quên đi nơi đang muốn chạy tới.

Đánh lạc hướng và chuyển hướng sự chú ý của bé
Làm gì khi bé 2 tuổi ăn vạ? Đánh lạc hướng và chuyển hướng sự chú ý của bé để kỷ luật trẻ 2 tuổi quấy khóc ăn vạ

2.6 Hãy suy nghĩ như bé hai tuổi 

Ba mẹ rất dễ nổi nóng khi thấy con nhỏ vẽ bậy ra bàn ghế hoặc bốc đất, cát bẩn, nhưng với trẻ con đó là niềm vui. Cha mẹ hãy thử đặt vào vị trí của đứa bé 2 tuổi để hiểu niềm vui khám phá thế giới xung quanh trong lứa tuổi đó và cho phép bé tự do hơn.

Thay vì quát nạt, cấm bé vẽ; cha mẹ có thể kỷ luật trẻ 2 tuổi bằng cách hướng dẫn con vẽ lên bảng hoặc lên giấy. Khi được ba mẹ hướng dẫn khu vực được phép vẽ, chắc chắn bé sẽ không vẽ bậy nữa. 

[inline_article id=193520]

2.7 Giúp bé khám phá để kỷ luật trẻ 2 tuổi

Tất cả mọi em bé hai tuổi đều thích khám phá thế giới xung quanh và hầu như chưa biết sợ thứ gì cả. Khi kỷ luật trẻ 2 tuổi, cha mẹ nên chỉ cho con biết thứ gì là an toàn, thứ gì là nguy hiểm. Chẳng hạn con thích nghịch các lọ gia vị; cha mẹ hãy thử một lần cho bé nếm tương ớt, đảm bảo bé sẽ không dám đụng vào thêm một lần nào nữa. 

>> Mẹ xem thêm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

2.8 Thiết lập phạm vi được phép khám phá

Thật khó để dặn dò một đứa bé rằng: “Con chỉ được chơi ở chỗ này và không được chơi ở chỗ kia” vì phần lớn bé sẽ quên ngay sau đó. Vì thế, bạn nên tự thiết lập ra các phạm vi bé được phép và không được phép vui chơi.

Chẳng hạn như không cho bé đi vào khu vực bàn bếp có dao kéo nguy hiểm, không cho bé đụng vào các thiết bị điện, không cho bé đến gần các chuồng nuôi thú…

kỷ luật trẻ 2 tuổi
Làm gì khi bé 2 tuổi ăn vạ? Kỷ luật trẻ 2 tuổi quấy khóc ăn vạ bằng cách thiết lập giới hạn rõ ràng

2.9 Phạt bé ở chỗ nào đó chỉ có một mình

Nếu bé nhiều lần lặp lại các hành vi hư, cha mẹ có thể đưa con vào một khu vực an toàn trong thời gian ngắn; chẳng hạn như phòng đọc sách, phòng ngủ, ghế ăn cho trẻ em để bé tĩnh tâm. Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹnên kỷ luật trẻ 2 tuổi trong 2 phút, trẻ 3 tuổi trong 3 phút).

Khi bé đã bình tĩnh lại, cha mẹ hãy giải thích cho bé biết lý do tại sao con lại bị phạt như thế và tại sao hành vi của con là sai.

Cha mẹ không nên sử dụng các biện pháp kỷ luật trẻ 2 tuổi bằng bạo lực như đánh, chửi, hăm dọa để kiểm soát bé vì sẽ làm bé bị tổn thương và dễ nảy sinh các hành vi tiêu cực khó lường.

>> Mẹ xem thêm: Bé 2 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

3. Có nên đánh trẻ 2 tuổi quấy khóc ăn vạ?

Câu trả lời là HOÀN TOÀN KHÔNG NÊN sử dụng đánh, tát trẻ 2 tuổi như hình thức kỷ luật. Bé 2 tuổi đặc biệt khó có thể hiểu bằng cách nào mà việc con quấy khóc, ăn vạ lại dẫn đến hình phạt về thể chất.

Bé sẽ chỉ cảm thấy đau khi bị đánh. Và đừng quên rằng trẻ em học bằng cách quan sát người lớn, đặc biệt là cha mẹ chúng.

Cách kỷ luật trẻ 2 tuổi đòi hỏi ba mẹ phải cân bằng giữa sự nghiêm khắc và thấu hiểu mới có thể giúp con ngoan lên từng ngày. Cha mẹ cần kiểm soát sự nóng giận của bản thân nhưng cũng không nên xót con quá nhé.